Bảng 2: Giá trị sản xuất của một số ngành kinh tế (tính theo giá so sánh)
2.1.3. Đặc điểm lao động nông thôn và hệ thống đào tạo nghề của huyện Thanh Chương
Qua bảng số liệu trên ta thấy nền kinh tế của huyện Thanh Chương có một số đặc điểm: Kinh tế phát triển khá, tổng giá trị sản xuất theo giá cố định năm 1994 thì đạt 1651143 triệu đồng năm 2007, đạt 2150332 triệu đồng tăng 273129 triệu đồng so với năm 2008. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007 – 2009 là 14.12 %. Giai đoạn 2007 – 2009 là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như lạm phát cao, khủng khoảng kinh tế, tài chính trên toàn cầu ... nhưng nền kinh tế của huyện Thanh Chương vẫn giữ được tốc độ phát triển tương đối cao và ổn định. Trong đó tốc độ tăng bình quân của ngành nông - lâm - thuỷ sản là 3.08 %, của CN – XD là 20.82 % vả của TM – DV là 23.96 %. Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Chương đã có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý: giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng CN – XD và TM – DV.
2.1.3. Đặc điểm lao động nông thôn và hệ thống đào tạo nghề của huyện Thanh Chương Thanh Chương
2.1.3.1. Đặc điểm lao động nông thôn huyện Thanh Chương 2.1.3.1.1. Qui mô lực lượng lao động
Dân số là cơ sở hình thành nguồn nhân lực. Theo số liệu thống kê dân số hàng năm của huyện Thanh Chương không ngừng tăng lên qua các năm làm cho lực lượng lao động cũng tăng lên đồng thời số người có việc làm cũng tăng lên đáng kể. Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Quy mô nguồn lao động của huyện giai đoạn 2007-2009
(đơn vị tính: người)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%)
08/07 09/08 BQ
1. Dân số. 274107 275165 277525 100.39 100.86 100.62 2. Số người trong độ tuổi LĐ 125293 133057 139595 106.2 104.91 105.55 3. Lực lượng LĐ nông thôn 117173 122249 124686 104.33 101.99 103.16 4. Ngoài lực lượng LĐ 8112 10807 14909 133.22 137.96 135.57
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Chương)
Biểu đồ 01: Quy mô lực lượng lao động
Qua bảng số liệu trên ta thấy:
Dân số của huyện Thanh Chương năm 2007 là 274107 người, sang năm 2008 có 275165 người tăng 1058 người tương ứng tăng 0.39 % so với năm 2007. Đến năm 2009 dân số của huyện là 277525 người tăng 2360 người tương ứng tăng 0.86 % so với năm 2008. Tốc độ tăng dân số của huyện Thanh Chương tương đối cao bình quân 0.62 %/ năm. Do Thanh Chương là huyện nông nghiệp, người dân làm trong ngành nông nghiệp là chính, trình độ dân trí thấp nên ý thức về kế hoạch hóa gia đình của bà con nhân dân còn nhiều hạn chế, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn.
Số người trong độ tuổi lao động ngày càng tăng làm cho lực lượng lao động nông thôn cũng ngày càng tăng với tốc độ tương đối bình quân hàng năm là 3.16 %/ năm. Cụ thể năm 2008 có 122249 người tăng 5076 người tương ứng tăng 4.33 % so với năm 2007. Năm 2009 có 124686 người tăng 1.99 % so với năm 2008. Lực lượng lao động tăng làm cho sức ép về việc làm ngày càng lớn do vậy công tác giải quyết việc làm phải đặc biệt quan tâm hơn để mọi người có khả năng lao động và có nhu cầu lao động đều có việc làm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình. Lực lượng lao động nông thôn ngày càng tăng thì vấn đề giải quyết việc làm càng khó khăn và phức tạp.
Số người trong độ tuổi lao động ngoài lực lượng lao động tăng 35.57%/năm. Số người trong độ tuổi lao động nhưng ngoài lực lượng lao động tăng mạnh điều này gây khó khăn trước mắt cho bà con trong huyện vì số người ăn bám sẽ tăng, nhưng về lâu dài thì đây là chỉ tiêu tích cực. Số người này chủ yếu là học sinh phổ thông, học nghề, cao đẳng, đại học và trên đại học. Hàng năm số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng không ngừng tăng lên với con số khá lớn như năm 2009 toàn huyện có 3382 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng. Qua chỉ tiêu này ta thấy được trình độ của người dân nói chung và người lao động nói riêng ngày càng được nâng cao.
Qua phân tích trên ta thấy lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng lên qua các năm và càng chiếm tỷ trọng lớn trong dân số. Năm 2009 nguồn lao động chiếm 45.16 % dân số và tăng 5076 người so với năm 2008.. Số người trong độ tuổi nhưng ngoài lực lượng lao động tăng với tốc độ khá cao là 35.57 %/ năm. Nguồn lao động dồi dào, UBND huyện, các cấp, các ngành cần phải có biện pháp, cơ chế chính sách hợp lý để đảm bảo cuộc sống cho họ. Nguồn lao động tăng thì vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ngày càng khó khăn và phải quan tâm đặc biệt hơn.
2.1.3.1.2. Cơ cấu lực lượng lao động
Cơ cấu lao động theo độ tuổi của huyện Thanh Chương được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi của huyện Thanh Chương Nhóm tuổi 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) Số người (người) Tỷ trọng (%) Số người (ngườ i) Tỷ trọng (%) Số người (ngườ i) Tỷ trọng (%) 08/0 7 09/0 8 BQ Tuổi từ 15 - 24 1413 1 12.06 13301 10.88 12643 10.14 94.1 2 95.0 6 94.59 Tuổi từ 25- 55 9390 3 80.14 99168 81.12 10190 6 81.73 105. 61 102. 76 104.1 7 Tuổi từ 56 - 60 9139 7.80 9780 8.00 10137 8.13 107. 01 103. 65 105.3 2 Tổng 1171 73 100 12224 9 100 12468 6 100 104. 33 101. 99 103.1 6
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Chương)
Biểu đồ 02:Cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi
dồi dào chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số lực lượng lao động và ngày càng tăng, lực lượng lao động từ 15-24 tuổi giảm qua các năm. Qua đó cho ta thấy được thực trạng lực lượng lao động của huyện Thanh Chương phát triển theo chiều hướng tốt và hợp lý. Cụ thể:
Nhóm tuổi từ 15 – 24 tham gia vào lực lượng sản xuất ngày càng giảm cả về tỷ trọng và số lượng với tốc độ giảm bình quân là 5.41 %/ năm. Năm 2007 có 14131 (chiếm tỷ trọng 12.06 % lực lượng lao động), năm 2009 có 12643 người (tỷ trọng 10.14 %). Qua đây ta thấy được trình độ của người dân nói chung, người lao động nói riêng ngày càng tăng. Số người thuộc nhóm tuổi này không tham gia vào lực lượng sản xuất mà có thể đi học (học phổ thông, học nghề, cao đẳng, đại học.
Nhóm tuổi từ 25-55 ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động. Năm 2008 có 93903 người chiếm 81.12 % lực lượng lao động tăng 5266 người tương ứng tăng 5.61 % so với năm 2007. Năm 2009 có 101906 người (chiếm 81.73% lực lượng lao động) tăng 2737 người so với năm 2008. Tốc độ tăng bình quân của nhóm tuổi này là 4.17 %/ năm. Đây là lực lượng lao động tham gia chủ yếu vào nguồn nhân lực của huyện, là lực lượng lao động vừa có sức khoẻ, vừa có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật; tiếp thu kinh nghiệp sản xuất, khoa học công nghệ nhanh nhạy, họ có thể tham gia vào các vị trí lao động chủ chốt, có thể đảm nhận các chức năng quản lý của đơn vị. Vì vậy các cấp chính quyền cần phải có biện pháp thiết thực để tạo công ăn việc làm cho họ. Bên cạnh đó huyện cần phải bố trí hợp lý nguồn lực, khai thác tốt khả năng sáng tạo, tinh thần làm việc,...để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhóm tuổi từ 56- 60 tốc độ tăng cao (5.32 %/ năm) đây là một thử thách lớn đối với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội cho người lao động khi họ về hưu sau này. Đây là lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm sản xuất cũng như trong lĩnh vực quản lý nhưng họ gặp phải những giới hạn về tuổi tác, sức khoẻ,...do vậy họ không đảm nhiệm được các chức vụ nặng nhọc, cần phải bố trí lực lượng lao động này sao cho phù hợp với họ. Nhóm người trên độ tuổi lao động (trên 60 tuổi) ngày càng giảm với tốc độ bình quân là 34.74 %/ năm. Số người ngoài lực lượng lao động cũng cần phải có biệc pháp, chính sách hợp lý để tạo công ăn việc làm phù hợp với lứa tuổi và tình trạng sức
khỏe của họ để đảm bảo cuộc sống.
Qua phân tích trên ta thấy huyện Thanh Chương có lực lượng lao động dồi dào chiếm một tỷ trọng cao trong dân số (chiếm 44.93 % vào năm 2009), tốc độ tăng bình quân là 3.16 %. Trình độ dân trí của người dân ngày càng cao nên ý thức về tầm quan trọng của học tập nâng cao trình độ được coi trọng. Số lao động dưới 25 tuổi ngày càng giảm với tốc độ cao. Nguồn lao động từ 25-55 tăng với tốc độ là 4.17 %, từ 56-60 tăng 5.32 %/ năm. Đây là lực lượng chủ yếu tham gia vào nguồn nhân lực của huyện, lực lượng này luôn có nhu cầu làm việc.
Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính.
Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính của huyện Thanh Chương thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu lao động theo tính huyện Thanh Chương giai đoạn 2007-2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%)
08/07 09/08 BQ
1. Nữ 59899 63080 64488 105.31 102.23 103.76 2. Nam 57274 59169 60198 103.31 101.74 102.52
Tổng 117173 122249 124686 104.33 101.99 103.16
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Thanh Chương)
Qua số liệu trên ta thấy nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong lực lượng lao động, năm 2007 nữ 59899 người chiếm 51.12 % và đến năm 2009 có 64488 người chiếm 51.72 % lực lượng lao động và tốc độ tăng trưởng bình quân là 3.76 %. Lực lượng lao động nam tỷ trọng ngày càng giảm năm 2007 là 48.98 % và đến năm 2009 là 48.28 % năm tốc độ tăng bình quân năm là 2.52 %. Lực lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn hơn cho công tác giải quyết việc cho người lao động ở huyện.
Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, nhất là trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp- xây dựng và dịch vụ đòi hỏi người lao động phải có tác phong công nghiệp, tiếp thu những khoa học công nghệ trong lao động và sản xuất. Tính đến nay, cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động huyện Yên Thành được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: Cơ cấu lực lượng lao động theo chuyên môn kỹ thuật
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Số lượng (người) Tỷ trọng (%) 08/07 09/08 BQ 1. Chưa
qua đào tạo 82666 70.55 85244 69.73 85909 68.90
103.12 2 100.7 8 101.94 2.Đã qua đào tạo 34507 29.45 37005 30.27 38777 31.10 107.2 4 104.7 9 106.01 + Sơ cấp 141 0.12 171 0.14 162 0.13 121.7 2 94.70 8 107.37 + Trung cấp 15818 13.50 16650 13.62 17319 13.89 105.2 6 104.0 2 104.64 + Cao đẳng 14998 12.80 15868 12.98 16708 13.40 105.8 0 105.2 9 105.55 + Đại học và trên Đại học 3550 3.03 4315 3.53 4588 3.68 121.5 5 106.3 3 113.68 Tổng 117173 100 122249 100 124686 100 104.3 3 101.9 9 103.16
Biểu đồ 04: Cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo
Qua bảng số liệu trên ta thấy lực lượng lao động của huyện Thanh Chương chủ yếu là lao động không qua đào tạo nhưng ngày càng giảm, số lao động đã qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng nhỏ và ngày càng tăng. Cụ thể:
Năm 2007 số lao động chưa qua đào tạo là 82666 người chiếm 70.55 % lực lượng lao động. Đến năm 2009 có 85909 lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng 68.9 % lực lượng lao động. Từ năm 2007 đến năm 2009 ta thấy lực lượng lao động chưa qua đào tạo ngày càng giảm về tỷ trọng nhưng số lượng thì tăng tương đối.. Năm 2009 tăng 664 người tương ứng tăng 0.78 % so với năm 2008. Điều này chứng tỏ nguồn lao động của huyện Thanh Chương có chất lượng ngày càng cao. Đây là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động của huyện. Số lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng thể hiện qua biểu đồ sau
Biểu đồ 05: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động
Số lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng với tốc độ tương đối lớn qua các năm, đặc biệt là đại học và trên đại học. Năm 2007 số lao động đã qua đào tạo là 34507 người trong đó đào tạo ở trình độ sơ cấp là 141 người, trung cấp là15818 người, cao đẳng 14998 người, đại học và trên đại học là 3550 người. Năm 2009 số lao động đã qua đào tạo là 38777 người tăng 1773 người tương ứng tăng 4.79 % so với năm 2008. Số lao động đã qua đào tạo chủ yếu ở trình độ cao đẳng, trung cấp còn đào tạo sơ cấp (đào tạo tại doanh nghiệp) còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0.12 % nguồn lao động năm 2007). điều đó cho thấy sự liên kết giữa doanh nghiệp và người lao động của huyện Thanh Chương còn thấp. Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009 số lao động đã qua đào tạo tăng với tốc độ bình quân là 6.01 %/ năm, trong đó số lao động đào tạo trình độ sơ cấp tăng 7.37 %, trung cấp tăng 4.64 %, cao đẳng tăng 5.55 %, đại học và trên đại học tăng 13.68 %. Năm 2008 số lao động đã qua đào tạo: trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học tăng với con số đáng mừng như trình độ đại học và trên đại học tăng 21.55 % so với năm 2007. Lực lượng lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng là do mấy năm gần đây xu hướng nâng cao trình độ tay nghề của người lao động được đặc biệt chú trọng. Họ tự nhận thấy mình cần phải được đào tạo để có thể tìm được công việc có mức thu nhập cao và ổn định. Người lao động ở huyện Thanh Chương đã ý thức được điều đó tự nâng cao trình
độ chuyên môn của mình. Một mặt họ nghĩ rằng sau khi học xong có cơ hội tìm việc dễ dàng, cơ hội làm công việc nhàn hơn với mức thu nhập cao và ổn định hơn. Mặt khác do điều kiện sản xuất hiện nay đòi hỏi người lao động phải nâng cao trình độ của chính bản thân mình. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì bắt buộc người lao động phải không ngừng trau dồi kiến thức để theo kịp tiến trình sản suất. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng về chất lượng lực lượng lao động của huyện Thanh Chương.
Trong thời gian tới UBND huyện, các cấp, các ngành cần phát huy khả năng và đặc biệt chú trọng tới chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho người lao động. Huyện có chế độ ưu đãi, khuyến khích cao hơn đối với những người đang theo học đặc biệt là học sinh, sinh viên thuộc các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
2.1.3.1.3. Chất lượng lực lượng lao động
Tầm vóc thể lực của người lao động huyện Thanh Chương đang được cải thiện về chiều cao và cân nặng. Chiều cao của người lao động tăng từ 1.59 m năm 2007 lên 1.63 m năm 2009; cân nặng trung bình của người lao động cũng tăng tương ứng từ 50 kg năm 2007 lên 51.3 kg năm 2009. Các nhân tố tác động trực tiếp tới thể lực người lao động cũng được cải thiện cải thiện không ngừng. Tuổi thọ bình quân cũng được tăng lên. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 23.5% năm 2007 xuống còn 22% năm 2009. Mức thu nhập bình quân đầu người, trình độ hiểu biết về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân ngày càng nâng cao….tất cả điều này cho thấy chất lượng dân số nói