Các trung tâm và doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn huyện Thanh Chương

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 49)

Bảng 2: Giá trị sản xuất của một số ngành kinh tế (tính theo giá so sánh)

2.2.1.2. Các trung tâm và doanh nghiệp tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn huyện Thanh Chương

nông thôn huyện Thanh Chương

Trung tâm hướng nghiệp, trung tâm khuyến nông và một số doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện. Tuy nhiên, ngành nghề đào tạo của các trung tâm chủ yếu là các ngành nông nghiệp như trồng lúa, trồng rừng; tin học ứng dụng, dệt may, công nhân kỹ thuật… Cụ thể, số lượng đào tạo được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Số lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các trung tâm qua các năm (đơn vị: lượt người)

8 9 0 Trung tâm hướng

nghiệp 1879 216 8 201 9 256 6 Trung tâm khuyến

nông 3028 400 0 472 2 500 0 Các doanh nghiệp 1062 535 526 123 7

(Nguồn:phòng LĐ-TB&XH huyện Thanh Chương)

Đối với các trung tâm hướng nghiệp và khuyến nông của huyện, chủ yếu tham gia đào tạo nghề theo hình thức mở lớp tập huấn và dạy nghề ngắn ngày, đối tượng chủ yếu là lao động nông thôn và con em nông thôn đang theo học tại các trường THPT, THCS trên địa bàn huyện. Nghề chủ yếu dạy cho các đối tượng này là nghề nông, lâm nghiệp và tin học ứng dụng với mục đích nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp cho lao động nông thôn và giới thiệu, làm quen và có tính chất hướng nghiệp đối với các học sinh tham gia học nghề về một số nghề mới. Số lượng người tham gia học nghề tại các trung tâm đều tăng qua các năm, tuy nhiên vẫn còn quá ít so với nhu cầu của lao động nông thôn trên địa bàn. Còn đối với đào tạo nghề tại các doanh nghiệp số lượng tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp qua các năm, đào tạo một số nghề như công nhân kỹ thuật điện tử, dệt may…, một số doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn như Samsung Việt Nam, xí nghiệp dệt may Nghệ An…

Cơ cấu đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện của các cơ sở trên được thể hiện như sau:

Bảng 10: Số lượng đào tạo theo các nghề của các cơ sở đào tạo (đơn vị: lượt người)

Nghề đào tạo 2007 2008 2019 2010 Nghề nông nghiệp 3076 3865 3295 4019 Tin học văn phòng 1529 1652 1500 1450 Các làng nghề 325 485 590 700 Công nhân kỹ thuật 250 245 351 540 Công nhân dệt may 789 456 372 558

Qua bảng trên ta thấy số lượng dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, điều này là hợp lý vì Thanh Chương là một huyện nông nghiệp, việc đẩy mạnh dạy nghề nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông – lâm nghiệp, la ngành sản xuất chính trên địa bàn huyện. việc này được đẩy mạnh hàng năm là chủ trương của các cấp chính quyền và hệ thống dạy nghề của huyện.

Chất lượng đào tạo nghề tại các trung tâm nhìn chung là tốt, lao động nông thôn rất tích cực tham gia các lớp tập huấn, giảng dạy nghề ở trên địa bàn. Qua các khóa học, người lao động được trang bị them nhiều kiến thức, kỹ năng và kỹ thuật sản xuất mới. Những kiến thức được học khi áp dụng vào sản xuất đã tạo ra những kết quả cao cho người dân. Còn về lao động kỹ thuật được các doanh nghiệp đào tạo nghề trên địa bàn được các doanh nghiệp đánh giá cao. Người học có ý thức tốt trong học tập, kết quả đầu ra luôn hoàn thành mục đích mà các doanh nghiệp đặt ra, người lao động khi tham gia sản xuất tại doanh nghiệp rất tích cực, chịu khó và áp dụng tốt kỹ năng được học vào công việc. Tuy nhiên, số lượng đào tạo qua hình thức này còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động của huyện, đông thời cũng chưa đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp về lao động có trình độ cao.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w