Tăng cường kiểm tra giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 65 - 66)

TỈNH NGHỆ AN 3.1 Phương hướng và mục tiêu

3.2.6. Tăng cường kiểm tra giám sát nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn

dạy nghề cho lao động nông thôn

Những năm qua, việc kiểm tra giám sát hoạt động dạy nghề nói chung, dạy

nghề cho lao động nông thôn huyện Thanh Chương nói riêng thực hiện khá tốt. Từ khi có đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các mục tiêu, đặc biệt với nguồn kinh phí đầu tư cho cơ sở dạy nghề, ưu đãi cho giáo viên va cho người học nghề thì công tác kiểm tra, giám sát hoạt động dạy nghề được dành riêng cho lao động nông thôn. Vì vậy công tác kiểm tra giám sát cần tập trung vào các vấn đề sau:

- Xây dựng tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện.

- Xây dựng phương pháp thu thập và xử lý thông tin, xây dựng phần mềm quản lý đề án.

- Hoàn thành hoạt động điều tra, khảo sát, tổng hợp só liệu làm cơ sở xây dựng đề án dạy nghề cho lao động nông thôn của huyện.

- Rà soát lại mạng lưới cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện, hòa thành việc mở rộng quy mô cơ sở đào tạo.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thô ở các cơ sở hàng năm, giữa kỳ, cuối kỳ, chú trọng đến các xã thuộc diện ưu tiên cho dạy nghề.

- Báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án.

- Đặc biệt kiểm tra, giám sát các đối tượng hưởng lợi ích của đề án, trong đó chú ý đến cán bộ, giáo viên và lợi ích của người học.

KẾT LUẬN

Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng là một trong các vấn đề cấp bách đối với nước ta khi bước vào quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Đào tạo nghề bao gồm hai qua trình không thể tách rời là dạy nghề và học nghề. Dạy nghề là tổng thể các hoạt động truyền nghề đến người học; còn học nghề là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và kỹ năng để đạt đến trình độ nghề nhất định. Đào tạo nghề là một biện pháp hiệu quả nâng cao chất lượng nguồn lao động, cũng là phương pháp giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp với bản thân và có thu nhập cao hơn. Vì vậy đào tạo nghề cần có sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng liên quan mật thiết đến nó như người lao động, nhà nước, doanh nghiệp.

Đào tạo nghề chịu sự tác dộng trực tiếp từ các cơ sở đào tạo, điều kiện vật chất, chương trình, cán bộ đào tạo, đặc biệt là nhu cầu của người học. tất cả những vấn đề đó tạo nên một mối quan hệ chi phối hoạt động đào tạo nghề của một địa phương, một vùng cụ thể.

Huyện Thanh Chương là một huyện nông nghiệp còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó cũng có những lợi thế do đó cần phải biết tận dụng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn , kết hợp với tạo việc làm sau đào tạo để phát huy hiệu quả của nó. Việc đào tạo nghề lao động còn nhiều vấn đề phức tạp và có nhiều biến động trong tình hình mới, trong khuôn khổ chuyên đề này, một số vấn đề đã được nghiên cứu giải quyết nhưng chưa thể hoàn thiện được rất mong sự góp ý quí báu từ những thầy cô hướng dẫn để chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w