Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Chương, Nghệ An

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN THANH CHƯƠNG

2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Chương, Nghệ An

2.1.1.1. Về vị trí địa lí, hành chính

Thanh chương là một huyện miền núi của tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên là 112763 ha. Nằm về phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An.

- Phía Đông giáp huyện Đô Lương

- Phía Tây có dãy Trường Sơn – tiếp giáp huyện Căm Kớt, Tỉnh Bô-li-Khăm –Xay Nước Cộng Hòa dân chủ nhân dân Lào.

- Phía Bắc giáp huyện Anh Sơn và huyện Đô Lương.

- Phía Nam giáp huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh.

Trung tâm huyện là thị trấn Thanh Chương cách thành phố Vinh 46Km. Toàn huyện có 40 xã, Thị trấn (Trong đó có 23 xã miền núi, 8 xã vùng cao và 5 xã chung biên giới Việt - Lào).

Địa hình phức tạp chia cắt bởi 5 con sông , trong đó sông Lam chảy qua huyện 48Km chia Huyện thành 2 vùng Tả ngạn và Hữu Ngạn. Chạy dọc theo sông Lam có đường 553 dài 70Km nối liền từ huyện Anh Sơn đến Hà Tĩnh và huyện Nam Đàn.

2.1.1.2. Địa hình, đất đai

Địa hình huyện Thanh Chương gồm đủ 3 loại: đồng bằng, trung du và đồi núi, nhiều sông suối. Trong đó:

- Vùng đồi núi: có 31 xã chiếm 74 % diện tích tự nhiên và 65% dân số của huyện. Thế mạnh của vùng là rừng và đất đồi thích hợp trồng cây lâm nghiệp dài ngày như thông, tràm, cây ăn quả và vùng nguyên liệu mía, sắn, chè phục vụ cho nhà máy đường, nhà máy tinh bột sắn, nhà máy sản xuất chè, nhiều khoáng sản như đá vôi

- Vùng đồng bằng gồm 8 xã và 1 thị trấn chiếm 26% diện tích tự nhiên và 35% dân số của huyện. Với địa hình rộng thích hợp với trồng cây lương thực, cây ăn quả và khai thác các tài nguyên đá vôi, thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông, các khu công nghiệp, đô thị...

Về đất đai: Theo số liệu thống kê của huyện năm 2008, huyện có 112763 ha tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó:

- Đất nông nghiệp 45821 ha trong đó 32187 ha đất trồng cây hàng năm chủ yếu là lúa, hoa màu; 1868 ha đất trồng cây hàng năm khác; 11766 ha đất trồng cây lâu năm.

- Đất lâm nghiệp 56743,95 ha trong đó: 16121 ha đất rừng sản xuất; 40622,95 ha đất rừng phòng hộ.

- Đất nuôi trồng thủy sản là 225.69 ha. - Đất nông nghiệp khác 4.68 ha.

- Diện tích đất phi nông nghiệp là 9605.09 ha. - Diện tích đất ở là 1351.26 ha.

- Diện tích đất chuyên dùng là 5298.73 ha. - Diện tích đất chưa sử dụng là 2711.79 ha. 2.1.1.3. Khí hậu và thời tiết

Huyện Thanh Chương nằm trong vùng khí hậu ẩm nhiệt đới gió mùa quanh năm nhận được bức xạ lớn của mặt trời. Tổng nhiệt lượng cả năm 8500 oc đạt 75 calo/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23 oc, lượng mưa trung bình hàng năm 1600-1800 mm. Mưa tập trung vào các tháng cuối mùa hạ, khi nhiệt độ thấp đột ngột, áp thấp nhiệt đới xuất hiện, bão to mưa lớn kèm theo, có ngày dồn dập 300-400 mm. Nắng nóng cũng không rải đều quanh năm mà tập trung vào các tháng 5, tháng 6 mùa hè có gió Nồm từ biển thổi vào mang theo nhiều hơi nước và gió Tây Nam từ dãy Trường Sơn thổi sang. Gió Tây Nam khô nóng làm lượng bốc hơi mạnh đồng điền khô hạn. Nhiệt độ trung bình của mùa hè là 35 oc có ngày lên đến 39 oc.

Hàng năm mùa mưa lụt thường kéo dài với lượng mưa lớn gây ra lũ lụt nhất là các xã ở đồng bằng. Bão đổ vào huyện Yên Thành thất thường mỗi năm ít nhất một trận bão, lũ lụt hoặc chịu ảnh hưởng của 4-5 cơn bão qua các vùng xung quanh khi vào huyện Yên Thành thường có cường độ từ cấp 8-10 trở lên làm ảnh hưởng nhiều đến nhiều mặt của đời sống, sản xuất và các mặt khác: ngập đường sá, cầu cống và các công trình khác.

2.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

trung ở đồng bằng ven các sông, thung lũng màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng. - Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp và đồi núi chiếm 56743,95 ha chiếm 46,38% tổng diện tích đất tự nhiên.

Thanh Chương là huyện có diện tích rừng và đất rừng tương đối lớn, tài nguyên rừng đa dạng chủng loại thực vật, là nguồn nhiên liệu quý cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến trong tương lai.

Hiện nay rừng Thanh Chương đã được chia cho nhân dân quản lý, khai thác nhưng không giành quỹ đất để xây dựng hạ tầng kinh tế kỹ thuật nên khi mở mới các tuyến đường việc đền bù giải phóng mặt bằng còn khó khăn.

- Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng như đá vôi, cát sỏi, …Trong đó tập trung chủ yếu một số khoáng sản có điều kiện khai thác như sau:

+ Đá vôi: trữ lượng tương đối nhỏ, hiện chỉ dừng lại ở khai thác tư nhân làm vật liệu xây dựng tại chỗ.

+ Đất sét phân bố nhiều ở các xã, có hàm lượng sét lớn có điều kiện sản xuất gạch, ngói đáp ứng nhu cầu xây dựng trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An (Trang 25 - 27)