Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 73 - 77)

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử qua tài liệu lưu trữ là sự kết hợp giữa hoạt động giải trí và hoạt động học tập nhằm thu hút sự quan tâm; nâng cao tính chủ động; kích thích khả năng sáng tạo, khám phá của học sinh. Quy mô của các cuộc thi tìm hiểu lịch sử qua tài liệu lưu trữ từ phạm vi một lớp

học, trường học cho đến toàn quốc. Mục đích của các cuộc thi này là rèn luyện khả năng tư duy lôgic, nhạy bén, chủ động và sáng tạo cho học sinh. Mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình tìm hiểu bài học. Học sinh là trung tâm trong quá trình giảng dạy của giáo viên.

a) Trong phạm vi lớp học, có thể tổ chức một số cuộc thi đơn giản như: - Đoán sự kiện, nhân vật lịch sử qua tài liệu lưu trữ. Giáo viên sẽ cung cấp cho học sinh một số tài liệu giấy, ảnh, bản đồ... về một sự kiện, nhân vật lịch sử nào đó. Học sinh có nhiệm vụ đoán xem những tài liệu lưu trữ này nói về sự kiện, nhân vật lịch sử nào.

- Sắp xếp tài liệu lưu trữ. Đối với cuộc thi này, giáo viên sẽ lựa chọn mỗi sự kiện lịch sử một tài liệu lưu trữ, thuộc bất kỳ loại hình nào. Học sinh phải đoán xem tài liệu về sự kiện lịch sử nào và sắp xếp tài liệu theo đúng trình tự thời gian diễn ra các sự kiện đó.

- Thuyết minh tài liệu lưu trữ. Ở cuộc thi này, giáo viên đưa ra một tài liệu lưu trữ có đầy đủ chú thích nội dung, thời gian, địa điểm và xuất xứ. Học sinh sẽ tự tìm hiểu thêm về tài liệu này qua các nguồn thông tin khác nhau để viết một đoạn thuyết minh ngắn từ 100 từ đến 300 từ, sau đó trình bày thuyết minh của mình. Cuộc thi này giúp học sinh không chỉ biết mà hiểu sâu sắc hơn về tài liệu lưu trữ.

b) Trong phạm vi trường học, có thể tổ chức các cuộc thi như:

- Thiết kế chuyên đề tài liệu lưu trữ. Nhà trường sẽ đưa ra số lượng tài liệu nhất định về một sự kiện, nhân vật lịch sử. Mỗi học sinh hoặc mỗi lớp sẽ nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể về từng tài liệu, sau đó thiết kế thành chuyên đề tài liệu lưu trữ ở dạng sách, dạng điện tử. Những chuyên đề tài liệu lưu trữ có nội dung tốt, hình thức đẹp sẽ được sử dụng làm công cụ giảng dạy trong toàn trường.

- Tìm hiểu lịch sử qua tài liệu lưu trữ. Mỗi lớp học là một đội chơi, tham gia cuộc thi gồm nhiều phần như: đoán sự kiện, nhân vật lịch sử qua tài liệu;

sắp xếp tài liệu; thuyết minh tài liệu... Đây là cuộc thi kết hợp nhiều cuộc thi nhỏ trong phạm vi lớp học.

Những cuộc thi trong trường học có thể mở rộng, áp dụng trong phạm vi quốc gia. Tuy nhiên, đối với cuộc thi quốc gia, cần có Ban Tổ chức và Ban Giám khảo. Ban Tổ chức gồm có cơ quan lưu trữ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thành viên Ban Giám khảo là các các bộ lưu trữ, cán bộ quản lý giáo dục cùng các nhà nghiên cứu lịch sử.

*** Tiểu kết

Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông là một hình thức khá mới mẻ ở Việt Nam. Cho đến nay, hình thức này mới chỉ được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu, chưa được áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam thì những vấn đề mang tính lý luận chung cũng cần được quan tâm nghiên cứu. Trong khuôn khổ Đề tài, dựa trên nguyên tắc, lý luận chung về công tác lưu trữ, kết hợp với phương pháp, yêu cầu trong hoạt động giáo dục... các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ đã được đưa ra. Cụ thể là yêu cầu tài liệu lưu trữ được khai thác, sử dụng phải độc đáo, tiêu biểu về nội dung, hình thức, có tình trạng vật lý tốt; các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phù hợp với yêu cầu về môn Lịch sử và điều kiện thực tiễn Việt Nam. Về phương pháp gồm: phương pháp lựa chọn chủ đề; phương pháp khai thác tài liệu lưu trữ (nội dung, hình thức); phương pháp sử dụng tài liệu lưu trữ. Các yêu cầu và phương pháp đó tạo tiền đề cho việc nghiên cứu, xây dựng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong và ngoài trường học, phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông. Bởi vậy, các hình thức này không chỉ phù hợp với chương trình môn Lịch sử, điều kiện thực tiễn của Việt

Nam mà còn góp phần quảng bá về công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ đến học sinh lớp 12 - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Trong Chương 2, tám hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy môn Lịch sử, cụ thể là lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 lớp 12 đã được giới thiệu, phân tích. Song các hình thức này chỉ là những phác thảo ban đầu, còn thô sơ và đơn giản. Trong tương lai, nhiều hình thức khác sẽ được nghiên cứu, áp dụng. Thông qua đó, góp phần hình thành nên một thế hệ công dân biết đến và sử dụng thường xuyên, thành thạo tài liệu lưu trữ như một nguồn thông tin quá khứ quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

CHƢƠNG III

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)