Yêu cầu đối với các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 54 - 56)

a) Phù hợp với yêu cầu môn Lịch sử

Khi khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, cần chú ý đến yêu cầu bảo đảm chất lượng, nội dung và thời lượng môn Lịch sử. Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phải theo một hệ thống, nhằm xâu chuỗi các sự kiện có mối liên hệ lôgic với nhau, giúp

học sinh có hiểu biết toàn diện về lịch sử. Phản ánh một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử nên khai thác, sử dụng nhiều tài liệu lưu trữ khác nhau về cả nội dung và hình thức.

Đặc biệt, các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ nên chú trọng đến việc tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo và chủ động của học sinh. Các hình thức cần lôi cuốn học sinh tìm hiểu, phân tích, khám phá các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử thông qua phương pháp làm việc với văn bản, tranh, ảnh, lược đồ, phim tài liệu, ghi âm gốc...

b) Phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam

Nếu phù hợp yêu cầu về môn Lịch sử là điều kiện cần thì phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam là điều kiện đủ để có thể áp dụng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông.

Từ kinh nghiệm của Lưu trữ các nước như Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Singapore... chúng ta có thể tham khảo, áp dụng một số hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so sánh về trang thiết bị giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên và kinh nghiệm của các cơ quan lưu trữ trong việc tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử... thì chúng ta không thể bằng các nước như: Mỹ, Pháp, Singapore hay Trung Quốc. Bởi vậy, các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phải phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam. Trước hết là, trang thiết bị giáo dục của chúng ta chưa đầy đủ và hoàn thiện. Nhiều trường học ở vùng sâu, vùng xa chưa được trang bị máy tính, kết nối mạng Internet. Giáo viên cũng như học sinh chưa được tiếp cận với công nghệ thông tin. Mặt khác, khái niệm về công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ còn khá xa lạ với giáo viên và học sinh. Bởi vậy, không thể áp dụng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin. Ví dụ, Việt Nam chưa thể áp dụng hình thức

Videoconferences (tổ chức hội thảo trực tuyến thông qua việc cung cấp địa chỉ IP cho học sinh và lắp đặt đường truyền hội thảo trực tuyến) như Lưu trữ Mỹ đã thực hiện khi chưa có các trang thiết bị đồng bộ và hiện đại.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)