Đối với cơ quan quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 95 - 101)

a) Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn

Với tư cách là cơ quan quản lý giáo dục trong cả nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Với sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc khai thác, sử dụng tài liệu sẽ được xác định đúng hướng, với những mục tiêu và nội dung cụ thể; áp dụng đồng bộ, thống nhất trong cả nước.

Hình thức của các văn bản có thể là:

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông. Với hình thức là Quyết định, việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong dạy và học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 trở thành nhiệm vụ bắt buộc thực hiện của các trường Trung học Phổ thông. Quyết định này sẽ xác định rõ các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam bậc Trung học Phổ thông cũng như là các đối tượng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

Tuy nhiên, Quyết định trên mới chỉ mang tính định hướng, để triển khai thực hiện Quyết định này cần có các văn bản cụ thể hoá dưới dạng công văn, kế hoạch với những nội dung sau:

- Giới thiệu về công tác lưu trữ, tài liệu lưu trữ - một nguồn tài liệu chân thực, sinh động trong quá trình giảng dạy lịch sử Việt Nam;

- Khuyến khích các Trường Trung học Phổ thông, giáo viên và học sinh chủ động khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

- Hướng dẫn áp dụng một số hình thức khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam.

Để cụ thể hoá các văn bản trên của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố cũng cần ban hành văn bản hướng dẫn khai

thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông tại địa phương mình.

b) Hợp tác nghiên cứu, xây dựng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ

Như đã phân tích ở trên, trong khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam thì vai trò chủ động thuộc về các cơ quan lưu trữ. Song để có thể xây dựng, áp dụng thành công các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ của cơ quan quản lý giáo dục cấp trung ương, đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang phối hợp thực hiện Kế hoạch liên ngành số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TWĐTN ngày 19 tháng 8 năm 2008 về triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Khuyến học Việt Nam đã ký kết Chương trình số 250/CTr/BGDĐT-HLHPNVN-HKHVN ngày 22 tháng 4 năm 2009 phối hợp thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008 - 2013. Một trong những mục tiêu của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là giúp cho học sinh hiểu biết thêm về văn hoá, lịch sử; đổi mới phương pháp dạy và học. Vậy thì tại sao, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng; Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước lại không cùng nhau xây dựng, triển khai “Chương trình khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam”. Chương trình này có thể là một chương trình độc lập hoặc thuộc nội dung thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Ở cấp địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo chính là cơ quan quản lý giáo dục, chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các trường Trung học Phổ thông. Các Sở Giáo dục và Đào tạo là cầu nối giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các

trường Trung học Phổ thông trong khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Hơn nữa, các Sở Giáo dục và Đào tạo còn là cơ quan tham mưu, góp ý, đề xuất các sáng kiến để Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, áp dụng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn.

c) Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất

Đồng thời với việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 194 - 1975 bậc Trung học Phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện các văn bản này.

- Nội dung đầu tư kinh phí gồm:

+ Phí khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ giai đoạn 1945 - 1975 tại các cơ quan lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng thử nghiệm các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975;

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên môn Lịch sử bậc Trung học Phổ thông về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam;

+ Mua sắm các trang thiết bị cần thiết để các trường Trung học Phổ thông áp dụng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 -1975;

+ Tổng kết, đánh giá việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975;

- Cơ sở vật chất cần đầu tư gồm:

Các thiết bị trình chiếu, phục vụ cho việc khai thác, sử dụng các chuyên đề tài liệu lưu trữ dạng điện tử, chiếu phim tư liệu lịch sử...

Hiện nay, trên thị trường có nhiều thiết bị trình chiếu có tính năng sử dụng cao, giá cả phù hợp và dễ sử dụng. Bởi vậy, việc mua sắm các trang thiết bị

trình chiếu đối với các trường Trung học Phổ thông không quá khó khăn. Mặt khác, các trang thiết bị trình chiếu này có thể sử dụng cho nhiều môn học khác nhau, không chỉ riêng môn Lịch sử. Trang thiết bị trình chiếu đang phổ biến là tivi và đầu video; máy tính, màn chiếu và máy chiếu... Tuy nhiên, sử dụng máy tính và máy chiếu có nhiều tính năng hơn tivi, đầu video và dễ dàng di chuyển, bảo quản. Để phục vụ cho quá trình giảng dạy môn Lịch sử, mỗi trường Trung học Phổ thông cần trang bị 2 - 3 bộ thiết bị trình chiếu.

Đó là các thiết bị trình chiếu tại lớp học còn khi tổ chức chiếu phim tư liệu lịch sử tại trường học, cần đầu tư màn hình cỡ lớn, phù hợp với diện tích hội trường và số lượng học sinh.

Như vậy, có thể thấy rằng, yêu cầu về cơ sở vật chất để tổ chức các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam tại các trường Trung học Phổ thông không quá cao, hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam.

d) Thường xuyên tổng kết, đánh giá

Cùng với việc triển khai áp dụng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông, thường xuyên tổng kết, đánh giá cũng là một giải pháp cần được quan tâm để nâng cao hiệu quả việc này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục đích của tổng kết, đánh giá nhằm:

+ Đánh giá thực tiễn khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 tại các trường Trung học Phổ thông. Từ đó, thấy được các kết quả và tồn tại;

+ Trao đổi, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm triển khai tốt hơn việc khai thác, sử dụng tài liệu;

+ Đề xuất các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu mới;

+ Đề xuất các phương hướng, giải pháp mới để triển khai có hiệu quả hơn các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu;

+ Tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu; đồng thời, xử lý những tập thể, cá nhân chưa thực hiện tốt việc khai thác, sử dụng tài liệu.

Để hoạt động tổng kết, đánh giá việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông được nghiêm túc, thống nhất và thường xuyên, những nội dung trên cần được cụ thể hoá bằng văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong văn bản cần chỉ rõ nội dung tổng kết, đánh giá; những kết quả đã đạt được; thuận lợi, khó khăn cũng như các kiến nghị, đề xuất. Thông qua tổng kết, đánh giá, các cơ quan quản lý giáo dục sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu từ thực tiễn.

*** Tiểu kết

Trên cơ sở những vấn đề được trình bày tại Chương 1 và Chương 2 cũng như phân tích vai trò của các đối tượng tham gia vào quá trình tổ chức, áp dụng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp chung và giải pháp riêng. Các giải pháp chung bao gồm: xây dựng chương trình tổng thể; đào tạo đội ngũ cán bộ về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam.

Sau khi xác định các cơ quan lưu trữ, cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên và học sinh là bốn đối tượng quyết định sự thành công của việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông, các giải pháp cụ thể đã được nghiên cứu, đề xuất. Song trong phạm vi Đề tài, chúng tôi không thể đưa ra tất cả các giải pháp với cả bốn đối tượng trên. Đề tài tập trung phân tính các giải pháp riêng đối với cơ quan lưu trữ và cơ quan quản lý giáo dục. Trong đó, vai trò chủ động thuộc về cơ quan lưu trữ. Trước hết, các cơ quan lưu trữ cần đổi mới nhận thức về khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ trong hoạt động giáo dục lịch sử. Tiếp theo đó, các

cơ quan lưu trữ phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ như: hoàn thiện hành lang pháp lý; đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất; tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ; đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ lưu trữ... Đặc biệt, các cơ quan lưu trữ cần chủ động, tích cực trong xây dựng các hình thức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975 bậc Trung học Phổ thông. Trong các giải pháp trên, theo quan điểm của chúng tôi, các giải pháp về hoàn thiện hành lang pháp lý, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ, tổ chức sưu tầm, giải mật tài liệu lưu trữ là những giải pháp trọng tâm, tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.

Đối với cơ quan quản lý giáo dục, cần tăng cường hợp tác, tạo mọi điều kiện thuận lợi để cùng cơ quan lưu trữ xây dựng, áp dụng thành công các hình thức trên. Mặc dù các giải pháp chưa đầy đủ song đó là những giải pháp cơ bản nhất mà cơ quan lưu trữ, cơ quan quản lý giáo dục cần quan tâm, thực hiện.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ phục vụ giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1975 ở bậc trung học phổ thông (Trang 95 - 101)