7. Kết cấu của luận văn
2.3. Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA
Nội dung các vấn đề đàm phán chính trong FTAA được cụ thể hoá trong các nhóm đàm phán. Chín nhóm đàm phán phản ánh cơ cấu đề xuất cho một hiệp định cuối cùng cũng như những vấn đề xuyên suốt các cuộc đàm phán thương mại đa phương hiện nay. Mỗi nhóm có một chủ toạ và đồng chủ toạ có nhiệm kỳ 18 tháng do TNC lựa chọn để đạt được sự cân bằng về địa lý. Các nhóm này gặp nhau theo định kỳ để giải quyết các vấn đề trong phạm vi
tư cách các khối cùng với đại diện của các nước không nằm trong các khối này. Các phiên đàm phán tiến hành theo hình thức kín và các văn bản cũng được giữ kín. Các cuộc thảo luận trọng yếu ít được đưa tin trên các phương tiện truyền thông trước Hội nghị thượng định cấp Bộ trưởng tại Miami năm 2003, đến lúc đó công chúng ở khu vực này mới biết được thông tin về các cuộc đàm phán qua các thông cáo báo chí chính thức.
Trong khi thoả thuận đạt được về giảm các hàng rào thuế quan giữa các nước thành viên là trọng tâm của bất cứ FTA nào, các vấn đề khác do Nhóm đàm phán giải quyết đã cho thấy mô hình hội nhập Tây bán cầu có ảnh hưởng sâu rộng (không chỉ vấn đề thương mại) lại đang bị đe doạ. Các cuộc đàm phán kết thúc thành công sẽ làm thay đổi đáng kể tình hình thương mại, kinh doanh và tài chính Tây bán cầu.
Tiếp cận thị trường: Vì mở rộng thị trường là điều kiện quan trọng, điều kiện chủ yếu đối với bất cứ thoả thuận thương mại tự do nào, nên Tiếp cận thị trường là Nhóm đàm phán quan trọng nhất. Tất cả các bên tham gia vào các hiệp định thương mại tự do cam kết mở cửa thị trường của mình, nhưng các khác biệt đã nhanh chóng bao phủ lên tiến trình mở cửa, các trường hợp ngoại lệ và đối xử đặc biệt. Các khác biệt tồn tại dai dẳng giữa các nước phát triển và đang phát triển đã có tác động tiêu cực đến các cuộc đàm phán thương mại toàn cầu. Tuyên bố San Jose đã trao trách nhiệm cho nhóm Tiếp cận thị trường đàm phán xoá bỏ dần dần tất cả các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, và thời gian biểu cho tự do hoá thương mại khác nhau có thể thương lượng cho các lĩnh vực hay sản phẩm khác nhau, thúc đẩy quá trình hội nhập và sự tham gia toàn diện của các nền kinh tế nhỏ hơn vào các cuộc đàm phán FTAA. Nhóm này phải đàm phán về các chính sách quản lý quy tắc nguồn gốc xuất xứ (phát triển một hệ thống các quy tắc về nguồn gốc xuất xứ minh bạch và hiệu quả nhằm thúc đẩy trao đổi hàng hoá mà không tạo ra các trở ngại không cần thiết với thương mại), các thủ tục hải quan (cụ thể là đơn
giản hoá các thủ tục hải quan nhằm thúc đẩy thương mại và giảm chi phí hành chính; thiết lập và thực hiện cơ chế trao đổi thông tin về vấn đề hải quan giữa các nước FTAA; hình thành hệ thống hữu hiệu để phát hiện và chống gian trá cũng như các hành động vi phạm luật hải quan khác; thúc đẩy các cơ chế và biện pháp hải quan để đảm bảo các hoạt động được tiến hành một cách minh bạch, hiệu quả và nhất quán) và hàng rào kỹ thuật (nhằm xoá bỏ và chống các hàng rào kỹ thuật không cần thiết đối với thương mại trong FTAA), đồng thời phối hợp nhiệm vụ của mình với Nhóm đàm phán Nông nghiệp và xem xét đến các thách thức đặc biệt đối với các nền kinh tế nhỏ hơn trong việc hạ thấp các rào cản thương mại.
Nông nghiệp: Nông nghiệp là một trở ngại đặc biệt đối với tự do hoá thương mại, và cần phải có một nhóm đàm phán nông nghiệp FTAA riêng để giải quyết tính nhạy cảm trong trao đổi các sản phẩm nông nghiệp khắp châu Mỹ. Theo tuyên bố San Jose, mục đích của nhóm này là đảm bảo rằng nhóm sẽ đưa ra được các kế hoạch gợi ý tương tự cho sản phẩm nông nghiệp như Nhóm Tiếp cận thị trường đã đạt được đối với các sản phẩm phi nông nghiệp. Hơn nữa, các cuộc đàm phán về nông nghiệp phải đạt được thoả thuận về xoá bỏ các trợ cấp xuất khẩu tác động đến trao đổi thương mại Tây bán cầu, việc sử dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ như các rào cản phi thuế quan và các hành động bóp méo thương mại khác.
Đầu tư: Cùng với thương mại, đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế và phát triển đất nước. Các cuộc đàm phán FTAA thiết lập một “khuôn khổ pháp lý công bằng và minh bạch để thúc đẩy đầu tư”, bảo vệ các nhà đầu tư và vốn đầu tư “mà không gây trở ngại đối với các khoản đầu tư từ bên ngoài Tây bán cầu”.
Trợ giá, Chống bán phá giá hàng hoá và Thuế đối kháng (Thuế đối kháng là loại thuế đặc biệt đánh vμo hμng nhập khẩu để bù lại việc các nhμ sản xuất vμ xuất khẩu được hưởng từ trợ cấp của chính phủ): Điều khoản VI
của GATT vμ Hiệp định của WTO về Trợ cấp vμ các biện pháp đối kháng đặt ra các quy định về việc áp dụng các loại thuế nμy. Các loại thuế đối kháng có thể đ−ợc sử dụng d−ới một số điều kiện hạn chế vμ khi có thiệt hại vật chất gây ra cho ngμnh sản xuất trong n−ớc): Nhóm này chú tâm đến những biện pháp được các chính phủ sử dụng để bảo vệ nền kinh tế trong nước của họ khỏi các hoạt động thương mại không công bằng. Đây là một điểm bất đồng giữa Mỹ và các nước Mỹ Latinh, đứng đầu là Brazil, cho rằng các biện pháp phòng vệ thương mại (trade remedies) của Mỹ thường không công bằng. Họ cũng chỉ trích chính sách trợ cấp nông nghiệp của Mỹ. Mục tiêu tại San Jose là nhằm kiểm nghiệm các biện pháp tăng cường tuân thủ các nguyên tắc hiện hành của WTO, nỗ lực hướng tới một hiểu biết chung về việc cải thiện các quy tắc và thủ tục có liên quan đến tổ chức và áp dụng các luật phòng vệ thương mại mà không tạo ra các rào cản phi lý với thương mại ở Tây bán cầu.
Chính sách cạnh tranh: chính sách cạnh canh đề cập đến các luật và quy định (như luật chống độc quyền) được các chính phủ thông qua để chống độc quyền hay các hành động khác làm hạn chế cạnh tranh trong nước. Mục tiêu toàn diện trong lĩnh vực này là nhằm đảm bảo rằng tự do hoá thương mại không bị huỷ hoại bởi các hoạt động kinh doanh chống cạnh tranh. Để thực hiện được điều này, Tuyên bố San Jose đã thúc đẩy việc thiết lập cơ chế pháp lý cấp quốc gia, tiểu khu vực và khu vực nhằm loại bỏ các hoạt động chống cạnh tranh và sự phát triển của chính sách cạnh tranh cũng như các quy định giữa và bên trong các nước Tây bán cầu.
Dịch vụ: Dịch vụ là một phạm trù rất rộng và bao gồm các lĩnh vực quan trọng như y tế, giáo dục, nước sạch, bưu chính, năng lượng và các dịch vụ về môi trường. Lĩnh vực dịch vụ ngày càng trở thành một thành tố quan trọng của thương mại Tây bán cầu, mục tiêu chính với lĩnh vực này là “thiết lập nên các quy tắc để tự do hoá hơn nữa ngành thương mại dịch vụ, để tạo cơ hội đạt được một khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu dưới các điều kiện nhất
định và minh bạch”, ngoài ra còn nhằm mục đích đảm bảo hội nhập của các nền kinh tế nhỏ hơn vào tiến trình FTAA.
Mua sắm chính phủ: Mua sắm chính phủ hay còn gọi là thu mua chính phủ là một trong những vấn đề đàm phán quan trọng trong nhiều Hiệp định thương mại tự do. Đây cũng là một vấn đề có tác động quan trọng nhất đến sự phát triển kinh tế, xã hội đối với các nước đang phát triển. Ở hầu hết các quốc gia, chính phủ và các cơ quan của chính phủ là những người có sức mua lớn nhất về các loại hàng hoá, bao gồm cả các hàng hoá cơ bản và thiết bị công nghệ cao. Trong nhiều trường hợp, sức ép chính trị về vấn đề ưu tiên các nhà cung cấp địa phương hơn các nhà cung cấp nước ngoài là rất lớn.
Cho đến gần đây nói chung các thoả thuận thương mại đa phương không đề cập đến vấn đề tiếp cận qua biên giới về mua sắm chính phủ vì tính nhạy cảm của lĩnh vực này. Tuy nhiên, tại San Jose, các Bộ trưởng thương mại đã cam kết “mục tiêu phổ quát của các cuộc đàm phán về mua sắm chính phủ là nhằm mở rộng tiếp cận đối với các thị trường mua sắm chính phủ của các nước FTAA”. Các mục tiêu cụ thể là: đạt được một khuôn khổ đảm bảo tính mở cửa và minh bạch trong quá trình mua sắm mà không áp đặt các quy định đồng nhất đối với tất cả các chính phủ; để đảm bảo tính không phân biệt đối xử “trong khuôn khổ phạm vi được đàm phán” và đảm bảo một quá trình xem xét công bằng và vô tư cho quyết định phục tùng mệnh lệnh. Một trong những vấn đề quan trọng mà nhóm này cần giải quyết là cần phải cải thiện tính hiệu lực và có thể so sánh được của các thống kê về mua sắm chính phủ.
Giải quyết tranh chấp: nhiệm vụ của Nhóm đàm phán này là “thiết lập một cơ chế công bằng, minh bạch và hiệu quả để giải quyết tranh chấp giữa các nước FTAA”, trong đó có tính đến cả các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Sở hữu trí tuệ: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất trong các cuộc đàm phán đa phương. Mục tiêu của
FTAA thể hiện rõ ràng ở San Jose là nhằm “thúc đẩy và đảm bảo bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ một cách thích đáng và hiệu quả”, tính đến cả việc xem xét các thay đổi trong khoa học công nghệ.
Cùng với 9 nhóm đàm phán, quá trình FTAA còn chính thức đưa thêm 3 nhóm nữa tại San Jose và một nhóm nữa tại Bueros Aires, nói chung cả bốn thực thể này đều giải quyết các vấn đề có liên quan đến 9 nhóm đàm phán
* Nhóm tư vấn về các nền kinh tế nhỏ: 34 nước trong FTAA có sự đa
dạng lớn cả về quy mô và trình độ phát triển. Sự đa dạng này đã tạo nên một thách thức đối với các cuộc đàm phán về tất cả các vấn đề: làm thế nào để các nền kinh tế nhỏ, kém phát triển vùng Caribbe và Trung Mỹ tham gia hội nhập chặt chẽ vào FTAA trong khi thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của họ mà không làm tổn hại đến việc thiết lập một khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu dựa trên các nguyên tắc thống nhất.
Chức năng chính của Nhóm Tư vấn này là giám sát tiến trình FTAA, luôn để ý đến các quan tâm và lợi ích của các nền kinh tế nhỏ; báo cáo vấn đề quan ngại của các nền kinh tế nhỏ lên Uỷ ban đàm phán thương mại và đưa ra các gợi ý để giải quyết các vấn đề này. Hơn nữa, Uỷ ban tay ba cũng có nhiệm vụ đưa ra sự trợ giúp về kỹ thuật trong quá trình đàm phán cho các nền kinh tế nhỏ.
* Uỷ ban các đại diện chính phủ về Sự tham gia của Xã hội dân sự:
Ngay từ đầu đã có nhiều áp lực đối với việc hợp nhất các xã hội dân sự vào tiến trình FTAA, không chỉ từ cộng đồng doanh nghiệp mà còn từ các tổ chức lao động, môi trường và phi chính phủ. Tuyên bố San Jose tái xác nhận một cam kết về “nguyên tắc minh bạch của quá trình đàm phán, nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của tất cả các bộ phận khác nhau trong xã hội.” Uỷ ban này có trách nhiệm tiếp nhận những phản hồi từ xã hội dân sự và gửi phản hồi đó lên cho các Bộ trưởng thương mại. Tuyên bố này đặc biệt quan tâm đến đóng góp của Diễn đàn doanh nghiệp châu Mỹ.
* Uỷ ban các chuyên gia về thương mại điện tử giữa khu vực nhà nước- tư nhân: Uỷ ban này có nhiệm vụ tổ chức các nghiên cứu và đưa ra các kế
hoạch gợi ý về cách để tận dụng các lợi thế, lợi ích có được từ thị trường điện tử.
* Uỷ ban chuyên môn về các vấn đề tổ chức: Tại Buenos Aires, Các Bộ
trưởng thương mại đã thành lập uỷ ban này nhằm “phát triển kết cấu tổng thể của Hiệp định”.
“Trước khi các nước có thể bắt đầu đàm phán về các nhượng bộ tiếp cận thị trường, họ phải nhất trí được quy tắc cơ bản của các cuộc đàm phán. Các nhà đàm phán xem những điều này như là “các phương thức”” [79, trang10]. Khi các bên tham gia nhất trí được những phương thức này thì đàm phán về tự do hoá thị trường có thể bắt đầu. Các quyết định về những vấn đề thủ tục này đặc biệt quan trọng với năm trong số chín nhóm đàm phán: tiếp cận thị trường, nông nghiệp, mua sắm chính phủ, đầu tư, và dịch vụ. Hơn nữa, một số nhóm đàm phán cần sự hướng dẫn về việc liệu các nhóm của họ có thể cùng tham gia các quá trình mang tính thủ tục hay không. Chẳng hạn, nhóm tiếp cận thị trường và nông nghiệp có thể có một tiếp cận chung về thời gian bắt đầu giảm thuế quan hay tốc độ xoá bỏ thuế quan.
CHƢƠNG 3
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA, TÁC ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG THÀNH LẬP KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO CHÂU MỸ