Mục tiêu của FTAA

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 60 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Mục tiêu của FTAA

Mục tiêu thành lập FTAA được đề cập cụ thể trong chương II: “Các

điều khoản chung” của Dự thảo hiệp định FTAA được công bố vào 21 tháng

11 năm 2003 như sau:

- Thành lập FTAA với mục tiêu tự do hoá thương mại nhằm tạo ra tăng trưởng về kinh tế và thịnh vượng của khu vực, góp phần phát triển thương mại thế giới.

- Tăng mức độ trao đổi hàng hoá và dịch vụ, đầu tư trong khu vực bằng cách tự do hoá các thị trường, thông qua các nguyên tắc công bằng, minh bạch, ổn định, và có thể dự đoán trước, chặt chẽ và không có tác động xấu tới

- Đẩy mạnh cạnh tranh và cải thiện các điều kiện tiếp cận thị trường đối với hàng hoá và dịch vụ giữa các bên, bao gồm cả lĩnh vực mua sắm chính phủ.

- Tối đa hoá việc mở cửa thị trường, xoá bỏ các rào cản, các hạn chế và/ hay các xuyên tạc không cần thiết với tự do thương mại giữa các bên (bao gồm cả các thủ đoạn buôn bán bất công, các rào cản phi lý, các khoản trợ giá trong nước và các trợ giúp trong trao đổi thương mại và dịch vụ).

- Xoá bỏ các rào cản đối với sự luân chuyển vốn giữa các bên.

- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng của Tây bán cầu, thúc đẩy sự lưu thông hàng hoá, dịch vụ, và đầu tư.

- Thiết lập các cơ chế đảm bảo cho sự tiếp cận lớn hơn đối với khoa học công nghệ, thông qua hợp tác kinh tế và hỗ trợ về kỹ thuật.

- Thúc đẩy sự hội nhập của các nền kinh tế nhỏ vào FTAA.

Mục tiêu này cũng đã được thể hiện rõ trong tuyên bố “Tầm nhìn FTAA” của Uỷ ban đàm phán thương mại FTAA từ tháng 4 năm 2003: “Chúng tôi thừa nhận tiến triển về kinh tế, chính trị, xã hội ở Tây bán cầu kể từ khi bắt đầu tiến trình này từ năm 1994 và chúng tôi tái khẳng định rằng cách tiếp cận ban đầu vẫn đúng đắn, cần phải xác định các mục tiêu đạt được trong tình hình hiện nay. Do đó tầm nhìn của chúng ta về FTAA là một Hiệp định phải hoàn thành những mục tiêu sau đây:

a, một quá trình tự do hoá hoàn toàn về thương mại hàng hoá (nông nghiệp và công nghiệp) trong thời gian quá độ là 15 năm;

b, một cơ chế xuất xứ đơn giản, hiệu quả và rõ ràng để hội nhập thương mại khu vực Tây bán cầu ngày càng sâu rộng hơn;

c, áp dụng nguyên tắc MFN để thực thi Hiệp định, ngoại trừ các xem xét liên quan đến đối xử đặc biệt và khác biệt với các nước kém phát triển và các nền kinh tế nhỏ;

d, xoá bỏ tất cả các loại trợ cấp xuất khẩu đối với việc trao đổi buôn bán các mặt hàng nông sản, tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực;

e, bù đắp các tác động tiêu cực đối với trao đổi hàng nông sản ở Tây bán cầu do các biện pháp hỗ trợ trong nước;

f, các biện pháp vệ sinh dịch tễ - cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, động vật và cây trồng - được áp dụng trong một chủ thể thay thế cho một biện pháp chuyên quyền hay các rào cản khác đối với thương mại Tây bán cầu;

g, xoá bỏ và ngăn chặn các rào cản kỹ thuật không cần thiết với thương mại Tây bán cầu;

h, cải thiện các quy tắc và thủ tục liên quan đến việc tổ chức và áp dụng các luật chống phá giá và thuế đối kháng vì thế sẽ không tạo ra các rào cản bất công bằng đối với tự do thương mại ở Tây bán cầu;

i, đảm bảo rằng các lợi ích của quá trình tự do hoá FTAA không bị quyết định bởi các hoạt động kinh doanh phản cạnh tranh;

j, quá trình tự do hoá thương mại dịch vụ, trong một khuôn khổ các quy tắc chung tối thiểu ở Tây bán cầu nhằm đảm bảo tính minh bạch và nhất quán; k, một khuôn khổ luật pháp công bằng và minh bạch để thúc đẩy đầu tư thông qua việc tạo ra môi trường có thể đoán định được và ổn định, được thực hiện bởi cam kết về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia;

l, một khuôn khổ các quy định về tính minh bạch trong mua sắm chính phủ Tây bán cầu;

m, đảm bảo việc bảo vệ công bằng và hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, trong khi thúc đẩy tôn trọng triệt để với các thoả thuận WIPO và thêm vào đó là đảm bảo tính hài hoá;

n, một cơ chế giải quyết tranh chấp Tây bán cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả giữa các nước thành viên FTAA;

o, một chương trình hợp tác có thể giúp các nước đang phát triển và các nền kinh tế nhỏ hơn cải thiện khả năng quản lý thương mại của mình và đa dạng hoá sản xuất và cơ sở xuất khẩu;

p, tạo ra quỹ xây dựng để cân bằng tính không đối xứng đặt ra với các nước kém phát triển và các nền kinh tế nhỏ;

q, đảm bảo sự tham gia của các xã hội dân sự;

r, sự tồn tại của một Ban thư ký hoạt động hiệu quả, đáp ứng sự quan tâm và lợi ích của tất cả các nước thành viên”.

Mục tiêu tổng thể của FTAA là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng của 34 nước thông qua việc giảm các hàng rào thương mại và đầu tư ở Tây bán cầu. Sau đây là mục tiêu và lợi ích cơ bản của Mỹ, Mercosur và các nền kinh tế nhỏ của Trung Mỹ và Caribbe nếu như các cuộc đàm phán FTAA thành công.

2.2.1.1. Đối với Mỹ và Bắc Mỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỹ có hai mục tiêu bao quát trong việc theo đuổi FTAA: (1) tự do thương mại ở châu Mỹ là một thành tố hội nhập của một chiến lược thương mại toàn cầu của Mỹ nhằm giảm các rào cản đối với thương mại và đầu tư và vì thế làm tăng kim ngạch thương mại, sản lượng của Mỹ và hiệu suất, thu nhập của người lao động Mỹ, và (2) FTAA là mục tiêu chính trong các sáng kiến của hội nghị thượng đỉnh - nhằm thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa ở Tây bán cầu về các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị.

Mục tiêu về thương mại là rõ ràng nhất. Gỡ bỏ các rào cản thương mại của Mỹ Latinh sẽ tạo cơ hội quan trọng mới cho các công ty Mỹ xuất khẩu và đầu tư, đồng thời ngăn ngừa sự phân biệt đối xử đối với các nhà sản xuất ở Mỹ như một kết quả của các hiệp định tự do thương mại mà những nước này ký với nhau hay với Liên minh châu Âu. Các công ty Mỹ và công nhân Mỹ đều có lợi, bởi vì các công ty xuất khẩu thường phải trả lương cao hơn và công ăn việc làm ổn định hơn là các công ty không xuất khẩu. Điều này cũng

tương tự đối với các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài, bởi vì họ cũng là các nhà xuất khẩu quan trọng. Hơn nữa, FTAA sẽ giúp san bằng sân chơi cho các nhà xuất khẩu ở Mỹ qua việc giảm phân biệt đối xử bắt nguồn từ các FTA khác trong khu vực (những FTA Mỹ không tham gia). Trong một số trường hợp, các hiệp định như vậy đã buộc các công ty Mỹ phải tìm nguồn xuất khẩu của họ từ nhà máy sản xuất ở nước ngoài thay vì trong nước, và điều này sẽ làm tổn hại đến công nhân Mỹ.

Các mối liên hệ của thương mại và đầu tư Mỹ với các nước LAC rất khăng khít và gia tăng nhanh chóng. Khu vực LAC, bao gồm cả Mexico, hiện chiếm khoảng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Mỹ và 17% nhập khẩu của Mỹ. Xuất khẩu của Mỹ tới khu vực này tăng khoảng ba lần từ 63 tỷ đôla năm 1991 lên đến 171 tỷ đôla năm 2000 và tăng nhanh gấp 2 lần so với xuất khẩu của Mỹ với các nước trên thế giới. Nhập khẩu của Mỹ từ khu vực LAC cũng tăng hơn ba lần, tới 209 tỷ đôla vào năm 2000, tăng nhanh hơn 40% so với nhập khẩu của Mỹ từ các nước khác trên thế giới.

Các nhà đầu tư Mỹ cũng có nhiều lợi ích từ nền kinh tế Mỹ Latinh. Trong suốt những năm 1990, đầu tư nước ngoài của Mỹ trong khu vực đã tăng gấp ba lần. Phần lớn đầu tư của Mỹ ở khu vực LAC là ở Brazil và Mexico.

Mối quan hệ thương mại và đầu tư của Mỹ với khu vực LAC dường như có vẻ khiêm tốn hơn nếu như không tính đến Mexico. Tuy nhiên khả năng mở rộng thương mại từ một hiệp định tự do thương mại với thị trường đang nổi ở Mỹ Latinh sẽ rất lớn. Theo nhiều nhà nghiên cứu ước tính, quan hệ thương mại Mỹ - Brazil sẽ tăng nếu như Brazil nhận được đối xử thương mại tương tự như Mexico trên thị trường Mỹ.

Hơn nữa, Mỹ sẽ có lợi khi các nước láng giềng thịnh vượng và tiến trình dân chủ sâu sắc hơn. FTAA sẽ giúp tăng cường cơ sở kinh tế nhờ đó các nước LAC sẽ xây dựng các xã hội dân chủ của mình. Hơn nữa, triển vọng của

các mối quan hệ thương mại được cải thiện có thể trở thành một nam châm có sức lôi cuốn mạnh với thu hút sự ủng hộ từ các nước LAC cho các mục tiêu chính sách ngoại giao và chính trị của Mỹ, bao gồm cả hợp tác trong phòng chống ma tuý, cải thiện điều kiện lao động và môi trường, hỗ trợ cho các cải cách giáo dục, tăng cường dân chủ. Vì thế, một FTAA có thể có hiệu ứng lan tràn đối với mối quan hệ toàn diện của Mỹ với khu vực này.

2.2.1.2. Đối với Mercosur

Giống như Mỹ, các nước Mỹ Latinh (đặc biệt là Brazil) có lợi ích lớn và ngày càng tăng khi trao đổi thương mại với các nước khác ở Tây bán cầu. Họ cũng có chung mục tiêu với các nước đối tác Bắc Mỹ là sẽ góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế và xây dựng các xã hội dân chủ hơn ở khu vực LAC thông qua kết thúc thành công FTAA.

Mặc dù các nước Mercosur đàm phán FTAA với tư cách một khối, trên thực tế các địa vị và ưu tiên giữa bốn nước trong khối này cũng khác nhau. Điều này một phần phản ánh các khác biệt về tầm quan trọng và tỷ lệ của thương mại quốc tế trong mỗi nền kinh tế. Brazil và Argentina được đánh giá là những nền kinh tế vẫn còn tương đối đóng; tỉ lệ thương mại của họ (xuất khẩu và nhập khẩu) trong GDP năm 1999 chiếm trung bình chỉ khoảng 15%. Tuy nhiên cả hai đều phụ thuộc nhiều vào FDI để đầu tư phát triển các khu vực kinh tế then chốt, như năng lượng, viễn thông, và ngân hàng. Trong những năm vừa qua, dòng FDI gần bằng thâm hụt tài khoản vãng lai của họ. Ngược lại, Paraguay và Uruguay phụ thuộc vào thương mại (chủ yếu với đối tác Mercosur) khoảng 30% GDP và nhận được ít đầu tư từ ngoài khu vực này. Giống như các nước LAC khác, các nước thành viên Mercosur phải củng cố thành quả đạt được từ các thoả thuận hội nhập khu vực nếu họ muốn tận dụng lợi thế có được từ các cơ hội buôn bán mới sẽ có từ FTAA. Về lợi ích thương mại trong FTAA, Brazil dành nhiều ưu tiên cho thương mại trong ngành chế tạo trong khi Argentina mưu cầu loại bỏ các rào cản và trợ cấp

nông nghiệp. Về vấn đề nông nghiệp, Mercosur và Mỹ có chung lợi ích trong hầu hết các lĩnh vực (bao gồm cả cắt bỏ các trợ cấp xuất khẩu), nhưng có bất đồng về hạn chế của Mỹ với các sản phẩm nước cam và đường. Đối với Brazil, FTAA mang đến triển vọng tháo bỏ các hàng rào thương mại của Mỹ, bao gồm cả mức thuế cao của Mỹ đánh vào hàng dệt may và quần áo, và xoá bỏ phân biệt đối xử mà các nhà xuất khẩu hiện gặp phải ở thị trường Mỹ do các ưu tiên cho NAFTA và Sáng kiến Vịnh Caribbe. Rõ ràng là các nhà xuất khẩu Brazil sẽ có nhiều lợi ích từ tăng trưởng tiềm tàng trong quan hệ thương mại kể trên, nhưng chỉ khi các rào cản trong nước và nước ngoài được loại bỏ. Có thể phần lớn các vấn đề khó giải quyết mà các nhà thương thuyết Mercosur gặp phải trong FTAA là tác động của các hành động chống phá giá chống lại hàng xuất khẩu của họ. Các nước Mercosur không phản đối các luật chống phá giá, trên thực tế họ còn sử dụng các luật đó thường xuyên, nhưng họ quan ngại rằng trong một số trường hợp (chủ yếu là với buôn bán thép), các biện pháp chống bán phá giá trở thành các rào cản lâu dài. Thật ra, việc Mỹ miễn cưỡng đề cập đến các thay đổi về chống bán phá giá trong FTAA đã dẫn đến nhận thức rằng Brazil mong đợi rất nhiều nhưng đổi lại nhận chẳng được là bao (theo lời của Bộ trưởng ngoại giao Brazil Celso Lafer năm 2001).

Cuối cùng, giống như Mỹ, Brazil và các đối tác thương mại của mình cùng chung một ước muốn và cam kết để tìm kiếm sự thịnh vượng kinh tế trong khu vực và củng cố thể chế dân chủ của mình. Khi tự do thương mại ở châu Mỹ có thể giúp các nước này khôi phục bất ổn kinh tế của họ và tăng cường quản trị dân chủ, thì lúc đó các lợi ích của Brazil và các nước Mercosur càng lớn hơn.

2.2.1.3. Các nền kinh tế nhỏ trong FTAA

Các nền kinh tế nhỏ của vùng vịnh Caribbe chiếm gần hai phần ba số nước tham gia đàm phán FTAA. Họ đều phụ thuộc nhiều vào thương mại và đầu tư nước ngoài nhưng nhiều nước trong vùng này lại thận trọng khi tham

gia vào một hiệp định tự do thương mại tương hỗ với các nước công nghiệp láng giềng ở Bắc Mỹ. Các nền kinh tế nhỏ thường đặc biệt dễ bị tổn thương với thay đổi về cung cầu nước ngoài và sự hồi chuyển dòng vốn nước ngoài và các thị trường hối đoái. Mặt khác, với quy mô kinh tế của mình, họ không thể tự cô lập khỏi các thị trường lớn của mình, vì họ không thể tự mình đưa toàn bộ quy mô và phạm vi kinh tế cạnh tranh hiệu quả trong các thị trường toàn cầu. Nói một cách đơn giản, vấn đề là ở chỗ không phải liệu rằng có hội nhập với các đối tác thương mại Tây bán cầu hay không mà là làm thế nào để hội nhập.

Việc tham gia vào FTAA sẽ khuyến khích các luồng vốn đầu tư trực tiếp cần thiết cũng như tăng sự trợ giúp từ Ngân hàng thế giới, các ngân hàng phát triển khu vực, và các cơ quan hợp tác phát triển quốc gia cho các nước này. Những hỗ trợ đó sẽ giúp các nước này giải quyết được các thách thức và cam kết các dự án cơ sở hạ tầng mới. Đây cũng chính là mục tiêu chính của các nền kinh tế nhỏ ở Mỹ Latinh khi tham gia vào FTAA.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 60 - 67)