Các thành phần, nhóm công tác tham gia xây dựng FTAA

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 47 - 51)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Các thành phần, nhóm công tác tham gia xây dựng FTAA

Theo ý tưởng thành lập FTAA, đây là khu vực mậu dịch tự do nối kết các nền kinh tế Tây bán cầu gồm 34 nước trải dài từ Anchorage, Alaska đến Tierra del Fuego, Chile (Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, và Caribbe, trừ Cuba), cụ thể là: Antigua và Barbuda, Guyana, Argentina, Haiti, Bahamas, Honduras, Barbados, Jaimaica, Belize, Mexico, Bolovia, Nicaragua, Brazil, Panama, Canada, Paraguay, Chile, Peru, Colombia, St.Kitts và Nevis, Costa Rica, St Lucia, Dominica, St Vincent và Granadines, Cộng hoà Dominica, Suriname, Ecuador, Trinidad và Tobago, El Salvador, Uruguay, Geenada, Mỹ, Guatemala, Venezuela.

Với ý tưởng và mục đích ban đầu nêu trên, Hội nghị thượng đỉnh Miami 1994 đã thỏa thuận ba thành phần chính của tiến trình xây dựng FTAA là:

- Các bộ trưởng thương mại vùng Tây bán cầu - những người triển khai kế hoạch hành động toàn diện cho FTAA.

- Các bộ trưởng kinh tế thành lập 12 nhóm công tác của FTAA, các nhóm công tác này tập hợp và biên soạn thông tin về thực trạng các quan hệ thương mại ở Tây bán cầu.

- Các phó bộ trưởng thương mại ở Tây bán cầu, những người nối kết các nỗ lực của các nhóm công tác và đưa ra các đề xuất về chính sách với các bộ trưởng thương mại.

cầu đã tham gia vào các khoá họp toàn thể và hội thảo và đưa ra đề xuất trong nhiều lĩnh vực có liên quan đến FTAA. Các đề xuất về Diễn đàn doanh nghiệp cũng đã được đệ trình để các bộ trưởng thương mại xem xét nhằm làm cho các cuộc đàm phán cấp bộ trưởng phù hợp với các mục tiêu của khu vực kinh doanh.

12 nhóm công tác (Working group) với nhiệm vụ hình thành và thực thi Hiệp định cũng đã được thoả thuận thành lập. Các nhóm này do Bộ trưởng kinh tế các nước Tây bán cầu thành lập và được Uỷ ban tay ba FTAA hỗ trợ, bao gồm Ngân hàng liên châu Mỹ IDB, Tổ chức các nước châu Mỹ OAS và Uỷ ban kinh tế Liên hiệp quốc vùng Mỹ Latinh và Caribbe (ECLAC).

Tại hội nghị đầu tiên ở Denver năm 1995, các Bộ trưởng thương mại FTAA đã đưa ra một chương trình công tác ban đầu và thiết lập các nhóm công tác để bắt đầu công việc chuẩn bị trong các lĩnh vực sau: Tiếp cận thị trường; Các thủ tục hải quan và Quy chế xuất xứ; Đầu tư; Các tiêu chuẩn và hàng rào kỹ thuật với thương mại; Các biện pháp vệ sinh dịch tễ; Trợ cấp, chống bán phá giá và Thuế đối kháng; và Các nền kinh tế nhỏ. Tại hội nghị Bộ trưởng lần hai tổ chức tại Cartagena, Các Bộ trưởng đã thành lập thêm bốn nhóm công tác mới để giải quyết vấn đề Mua sắm của chính phủ, Quyền sở hữu trí tuệ; Dịch vụ; và Chính sách cạnh tranh. Tại hội nghị lần ba ở Belo Horizonte, Brazil năm 1997, các Bộ trưởng đã thành lập một nhóm công tác cuối cùng về Giải quyết tranh chấp.

Các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của 12 nhóm công tác phản ánh một số ưu tiên của Mỹ và các nước Tây bán cầu khác. Chẳng hạn như, có nhóm công tác về quyền sở hữu trí tuệ và mua sắm của chính phủ là các vấn đề thuộc quan tâm chủ yếu của Mỹ; nhóm công tác về trợ cấp, chống bán phá giá, và thuế đối kháng là các lĩnh vực thuộc quan tâm đặc biệt với Argentine; và nhóm công tác về các nền kinh tế nhỏ là một ưu tiên đối với các nước

Caribbe. Mỹ đứng đầu nhóm công tác về mua sắm của chính phủ. Theo các quan chức chính phủ, cũng có một số vấn đề thuộc quan tâm đặc biệt của Mỹ như lao động và môi trường không được đề cập đầy đủ trong bất cứ một nhóm công tác nào.

12 nhóm công tác này đã tổ chức nhiều cuộc họp ở các địa điểm khác nhau khắp Châu Mỹ. Các nhóm công tác được thành lập để thu thập và chia sẻ thông tin cơ bản về những vấn đề then chốt trong việc chuẩn bị cho các cuộc đàm phán FTAA. Chương trình công tác của các nhóm công tác này chủ yếu là xem xét các biện pháp liên quan đến thương mại trong mỗi lĩnh vực, mỗi nhóm công tác được các bộ trưởng thương mại hướng dẫn để xem xét các biện pháp liên quan đến thương mại trong các lĩnh vực tương ứng nhằm xác định các khả năng tiếp cận với các cuộc đàm phán. Các quan chức Mỹ và OAS cho rằng các nhóm công tác là cơ chế thúc đẩy tiến triển trong ưu tiên của các nước tham gia.

Mỗi nhóm công tác đều có nhiệm vụ riêng và phục vụ đắc lực cho quá trình thành lập Khu vực mậu dịch tự do này.

Các nước thuộc khu vực FTAA cũng đã có được nhiều tiến triển trong việc xây dựng cấu trúc cần thiết để tiến hành các cuộc đàm phán nhằm gỡ bỏ tất cả các rào cản trong buôn bán. Tại Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ hai năm 1998 tại Santiago, các Bộ trưởng thương mại đã thành lập 9 nhóm đàm phán để xem xét các vấn đề có liên quan đến tiếp cận thị trường, nông nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ, dịch vụ, đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, bảo hộ. Mỗi nhóm đàm phán này đều có

nhiệm vụ phản ánh một loạt các mục tiêu và nguyên tắc ban đầu của FTAA. Trong việc tổ chức của các cuộc đàm phán thì quyền quyết định cuối cùng thuộc về 34 Nguyên thủ quốc gia các nước FTAA. Việc giám sát các cuộc đàm phán thuộc trách nhiệm của các Bộ trưởng thương mại, các bộ trưởng thương mại phải gặp nhau ít nhất 18 tháng một lần (lần nữa với Diễn

đàn doanh nghiệp châu Mỹ). Giữa các cuộc gặp cấp bộ trưởng, Phó bộ trưởng thương mại cùng kiểm soát, quản lý các cuộc đàm phán hiện thời thông qua TNC, TNC chỉ đạo công việc của 9 nhóm đàm phán và quyết định “cấu trúc tổng thể của hiệp định và các vấn đề về tổ chức”. Các vị trí chủ toạ và phó chủ toạ TNC luân phiên nhau như sau: Canada/Argentine (tháng 5 năm 1998 đến tháng 10 năm 1999), Argentina/Ecuador (tháng 11 năm 1999 đến tháng 4 năm 2001), Ecuador/Chile (tháng 5 năm 2001 đến tháng 11 năm 2002) và Brazil/ Mỹ (đồng chủ toạ, tháng 11 năm 2002 đến tháng 12 năm 2004).

Các cuộc đàm phán trọng yếu bắt đầu diễn ra trong phạm vi 9 nhóm đàm phán. Các bộ trưởng thương mại gặp nhau để phê chuẩn và thống nhất các quyết định TNC và để đưa các quyết định đó lên các nguyên thủ quốc gia. Với việc tất cả 34 nước (cộng với một số khối hiện đang tồn tại) tham gia vào tất cả các vị trí và tuân thủ triệt để nguyên tắc “không có quyết định nào cho đến khi mọi việc được quyết định” (“nothing-decided-until-everything- decided”), tiến trình này vẫn còn rất ngổn ngang.

Tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại San Jose, các Bộ trưởng thương mại đã kêu gọi thành lập một ban thư ký lâm thời cho các cuộc đàm phán, nhưng họ chỉ cung cấp nguồn tài chính eo hẹp cho cơ quan này, cung cấp trợ giúp về hành chính và hậu cần, chuyển và phiên dịch các dịch vụ và kiểm soát, quản lý các văn bản chính thức.

Theo tuyên bố San Jose, ban thư kí FTAA sẽ được hậu thuẫn bởi các nguồn lực từ Uỷ ban tay ba và nước chủ nhà. Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IDB), Tổ chức các nước châu Mỹ, Uỷ ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribbe của Liên hợp quốc (ECLAC) đã hình thành nên Uỷ ban tay ba này. Uỷ ban này có vai trò rất quan trọng ở giai đoạn chuẩn bị(1994-1997), và tiếp tục đưa ra sự trợ giúp chuyên môn cho các nhóm đàm phán và các nước thành viên (đặc biệt là các nước nhỏ), đồng thời uỷ ban cũng có sự trợ giúp cả về tài chính và chuyên môn cho Ban thư ký.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 47 - 51)