Quá trình đàm phán hình thành

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 51 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3.Quá trình đàm phán hình thành

FTAA được mong đợi là thiết chế đầu tư và thương mại toàn diện nhất thế giới. Một mặt nó sẽ mở rộng cơ chế NAFTA bao gồm tất cả các nước châu Mỹ (trừ Cuba), mặt khác nó sẽ kết hợp chặt chẽ với các quy tắc của WTO, vì thế mở rộng phạm vi FTAA đến nhiều lĩnh vực khác. Và cho đến nay FTAA là một chủ đề chính trong các hội nghị thượng đỉnh của châu Mỹ. Hiệp định này cũng được đưa ra đàm phán trong hàng loạt các cuộc gặp cấp bộ trưởng và dự định được thành lập vào tháng 1 năm 2005 và chính thức hoạt động vào 31 tháng 12 cùng năm. Tiến trình cụ thể của FTAA từ khi ý tưởng này được đưa ra có thể được khái quát qua bảng sau:

Bảng 2.1: Tiến trình FTAA: Tổng quan

1994

- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần I (tại Miami) - Hội nghị Bộ trưởng Denver

- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ I

1995

- Hội nghị Bộ trưởng Cartagena - Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ II

1996

- Belo Horizonte

- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ III 1997 - Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ IV

1998

- Hội nghị Bộ trưởng San José

- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần II (Santiago) 1999 - I Invitation to Civil Society

- Hội nghị Bộ trưởng Toronto

- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ V 2000 - II Invitation to Civil Society

2001

- Hội nghị Bộ trưởng Buenos Aires

- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ lần VI

- Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần III (Québec) - III Invitation to Civil Society

- Dự thảo Hiệp định FTAA

2002

- Bắt đầu các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường - Tài liệu về các phương pháp và phương thức đàm phán - Hội nghị Bộ trưởng Quito

- Diễn đàn doanh nghiệp Châu Mỹ lần VII

2003

- Hội nghị Bộ trưởng Miami

- Diễn đàn Doanh nghiệp Châu Mỹ lần VIII 2005 - Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ lần IV

Nguồn: Trích theo SICE - Free Trade of the Americas,

www.cice.oas.org/ftaa-e.asp.

Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ 1994 mang lại nhiều tham vọng: Lối nói khoa trương đã bị từ bỏ và hội nhập Tây bán cầu có vẻ khả thi hơn. Đây là một sáng kiến về chính sách ngoại giao tham vọng nhất của Mỹ trong nhiều thập kỷ. Kể từ Hội nghị thượng đỉnh lần này, nhiều tiến bộ quan trọng đã đạt được. Mặc cho các vấn đề kinh tế vĩ mô và các cuộc khủng hoảng chính trị ở một số nước, sáng kiến này vẫn còn có giá trị.

Giai đoạn từ năm 1994 đến 2000: Mỹ đánh mất vai trò tiên phong của

mình: Trong suốt sáu năm đầu tiên của FTAA, không có cuộc đàm phán thực sự nào diễn ra. Lý do rất đơn giản là mục tiêu hạn định để hoàn thành hiệp định này còn quá xa, vì thế không nước nào sẵn lòng đưa ra bất cứ đề xuất quan trọng nào, biết trước rằng tất cả các thảo luận thực sự sẽ phải đợi cho đến giai đoạn cuối của cuộc đàm phán. Hơn nữa, các chủ thể quan trọng nhất của FTAA - với các ngoại lệ đáng chú ý là Chile và Canada - đã có các ưu tiên khác trong suốt giai đoạn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở nước Mỹ, sau khi phê chuẩn NAFTA và kết thúc vòng đàm phán Uruguay, chính quyền Bill Clinton đã từ bỏ vai trò lãnh đạo mà nước Mỹ nắm giữ trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế. Gặp phải sự phản đối từ hiệp hội lao động và các khu vực khác của đảng Dân chủ đối với quá trình tự do hoá thương mại hơn nữa đã gây nhiều khó khăn cho chính phủ Mỹ trong việc duy trì động lực này cùng với NAFTA. Sụp đổ của Hội nghị Bộ trưởng WTO ở Seatle vào tháng 11 năm 1999 và không có được quyền “đàm phán nhanh” là hai minh chứng điển hình cho các vấn đề mà chính quyền Clinton gặp phải trong lĩnh vực này.

Đối với các nước Mercosur, FTAA không phải là một ưu tiên trong suốt những năm 1990. Bốn nước Argentina, Brazil, Paraguay, và Uruguay lại chủ yếu quan tâm đến thách thức đặt ra từ các cuộc khủng chính trị và kinh tế vĩ mô mà họ gặp phải và bởi các quá trình hội nhập khu vực của riêng mình (Khu vực mậu dịch tự do Nam Mỹ Mercosur).

Mexico cũng không có bất cứ động cơ nào để chia sẻ tiếp cận ưu đãi của mình với thị trường Mỹ, nước này đã sử dụng động lực NAFTA để đàm phán rất nhiều hiệp định thương mại tự do, phát triển hệ thống các hiệp ước tham vọng nhất ở Tây bán cầu. Trong khi đó Chile và Canada mặc dù vẫn duy trì cam kết tham gia tiến trình FTAA, thế nhưng họ đã lợi dụng khoảng trống

lãnh đạo của Mỹ để ký các thoản thuận thương mại tự do (FTA) với các đối tác khu vực.

Tuyên bố San Jose 1998 được coi là khuôn khổ cho các cuộc đàm phán FTAA sau này. Tại San Jose, Costa Rica tháng 3 năm 1998, các Bộ trưởng thương mại đã nhắc các nguyên thủ quốc gia rằng các cuộc đàm phán FTAA chính thức khởi động. Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ cấp Tổng thống tại Santiago một tháng sau đó đã thông qua kế hoạch này, và các cuộc đàm phán chính thức bắt đầu vào tháng 8 năm 1998 tại Miami. Tại San Jose, các Bộ trưởng thương mại đã đưa ra được mục tiêu của các cuộc đàm phán và nguyên tắc để thực hiện các mục tiêu đó.

Giai đoạn từ năm 2001 - 2004: Đây là giai đoạn Mỹ khôi phục vai trò tiên phong của mình đối với quá trình FTAA.

Khi nhậm chức vào năm 2001, chính quyền Bush đã tiếp tục sáng kiến của Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại sau một thời gian gián đoạn. Họ dành nhiều nỗ lực chính trị cần thiết để đạt được quyền đàm phán đặc biệt và đi tiên phong trong phát động vòng đàm phán đa phương Doha mới vào năm 2001.

Trong tuyên bố chung tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại lần thứ tư trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ ở San José, Costa Rica, các nước FTAA đã thoả thuận rằng “Việc khởi xướng, tổ chức và kết quả của các cuộc đàm phán FTAA sẽ được coi như bộ phận của một nhiệm vụ duy nhất (single undertaking) bao gồm cả quyền và nghĩa vụ cùng phải thoả thuận… Quyền và nghĩa vụ của FTAA sẽ được tất cả các nước chia sẻ…”. Trên thực tế, nguyên tắc “single undertaking” tỏ ra là một trở ngại chính trong các cuộc đàm phán FTAA, vì nguyên tắc này dành quyền phủ quyết trên thực tế cho mỗi bên tham gia bất kể quy mô hay cam kết của họ với sáng kiến này như thế nào. Nguyên tắc nhiệm vụ duy nhất và quy tắc đồng thuận đều sẽ làm chậm tốc độ tiến triển của các cuộc đàm phán. Chính vì vậy đến hội nghị Bộ

trưởng thương mại Miami 2003, nguyên tắc nhiệm vụ duy nhất đã được sửa đổi, các bộ trưởng nhất trí rằng các nước khác nhau có thể chọn các mức độ cam kết khác nhau. Hàm ý của nguyên tắc mới này là xoá bỏ quyền phủ quyết mà mỗi nước có theo kế hoạch ban đầu.

Để thay đổi động lực của các cuộc đàm phán và lấy lại vai trò lãnh đạo của mình, nước Mỹ đã bắt đầu khởi động hàng loạt các cuộc đàm phán có tính cạnh tranh. Ngay khi Tổng thống có được quyền đàm phán nhanh vào tháng 8 năm 2002, đại diện thương mại Mỹ đã kết thúc các thoả thuận song phương với Singapore và Chile, và thông báo khởi động các cuộc đàm phán với Australia, Liên minh hải quan Nam Phi, Trung Mỹ, Morocco, Bahrain, và Cộng hoà Dominica. Sau đó, tại hội nghị bộ trưởng FTAA tại Miami, các cuộc đàm phán FTA giữa Mỹ và Panama, Colombia, Bolivia, Ecuador và Peru đã được thông báo.

Trước khi một chiến lược mới của Mỹ được chấp thuận, các nước Mỹ Latinh và Caribbe đã nhận thức được rằng FTAA không phải cách nhanh nhất hay duy nhất để có được tự do thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, với việc đưa ra chính sách mới đó, điều trở nên rõ ràng là Mỹ không sẵn sàng đợi cho đến khi sáng kiến Tây bán cầu trở thành hiện thực để có được chương trình nghị sự về thương mại của họ ở lục địa này. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong việc thành lập FTAA.

Chiếu theo chỉ dẫn của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Buenos Aires 2001 và Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ tại Quebec, Uỷ ban đàm phán thương mại (TNC) đã đưa ra một bản dự thảo hiệp định FTAA vào tháng 5 năm 2001. Tuyên bố Buenos Aires đã nhấn mạnh đến tiến bộ trong việc đạt được một hiểu biết rõ ràng hơn về sự tương tác giữa thương mại và chính sách cạnh tranh, tương tác giữa Các nhóm đàm phán về tiếp cận thị trường và nông nghiệp, và cách giải quyết các khác biệt về trình độ phát triển và quy mô trong các thoả thuận hội nhập. Cuối cùng, các Bộ trưởng báo cáo tiến triển

trong việc thực hiện 18 biện pháp thúc đẩy kinh doanh đã được nhất trí tại Hội nghị Bộ trưởng thương mại Toronto 1999.

Sau Buenos Aires, chín nhóm đàm phán đã chú trọng đến việc đạt được các thoả thuận về phương pháp và phương thức tổ chức các cuộc đàm phán. Vào tháng 12 năm 2002, TNC họp ở Santo Domino để biên soạn bản dự thảo thứ hai, bản dự thảo này được trình lên Hội nghị Bộ trưởng thương mại tổ chức ở Quito đầu tháng 11 cùng năm và đã được chấp thuận. Bản dự thảo kêu gọi 34 nước đưa ra cam kết cắt giảm thuế quan và đưa ra đề nghị về mua sắm chính phủ và đầu tư từ 15 tháng 12 năm 2002 đến 15 tháng 2 năm 2003. Tại Quito, các Bộ trưởng thương mại cũng áp dụng các biện pháp để đưa ra Chương trình Hợp tác Tây bán cầu nhằm giúp các nền kinh tế kém phát triển hơn, trước hết là tham gia thực sự vào các cuộc đàm phán và thứ hai là có

những điều chỉnh cần thiết để cạnh tranh được trong nền kinh tế Tây bán cầu hội nhập.

TNC đã tổ chức ba hội nghị trong năm 2003. Tại Puebla vào tháng 4, TNC đưa ra chỉ dẫn để thúc đẩy các cuộc đàm phán về tiếp cận thị trường và xây dựng cấu trúc toàn diện cho hiệp định. Tại San Salvador vào tháng 7 năm 2003, TNC đã bày tỏ quan ngại rằng một số nước vẫn chưa đệ trình lên các đề xuất về tiếp cận thị trường ban đầu của mình.

Giai đoạn từ 2005 - nay: Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần 4 đã được

tổ chức ở Mar del Plata từ ngày 4 đến 5 tháng 11 năm 2005. Trong khi hội nghị diễn ra, bên ngoài hội trường hàng ngàn người tập trung “phản đối FTAA”; và bên trong hội trường Mỹ phải đối mặt với sự phản đối gay gắt của các nước Mỹ Latinh và mỗi bên đều có quan điểm riêng của mình về chủ đề có liên quan đến việc thành lập khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ, vì thế hội nghị lần này đã kết thúc mà không đạt được kết quả gì.

Từ khi giành được quyền “đàm phán nhanh” vào năm 2002, Tổng thống Bush đã đẩy mạnh tiến trình đàm phán. Nhưng việc không đạt được bất

cứ tiến triển nào trong hội nghị thượng đỉnh 2005 cho thấy rằng FTAA mà tổng thống Bush dầy công gây dựng đang bị bế tắc.

Như vậy, các cuộc đàm phán FTAA vẫn chưa đạt được các mục tiêu và thời hạn mà các Bộ trưởng thương mại đưa ra. Cho đến nay, thành công đáng kể là 34 nước tham gia đã xây dựng được một nền tảng kỹ thuật cho các cuộc đàm phán FTAA. Từ tháng 12 năm 1994 đến tháng 3 năm 1998, các nước tham gia đã triển khai cơ cấu, phạm vi và mục tiêu cho các cuộc đàm phán. Khi đó các nước tham gia đã chính thức phát động các cuộc đàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng San José và Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ Santiago năm 1998. Các nhà đàm phán đã đưa ra được một dự thảo đầu tiên về các chương cho những vấn đề cụ thể (như nông nghiệp, dịch vụ và đầu tư). Các nước tham gia đã miêu tả bản dự thảo đầu tiên này như một thành công quan trọng và tuyên bố rằng nó sẽ hình thành nên nền tảng cho các cuộc đàm phán tương lai. Các cuộc đàm phán cũng đã đưa ra được một số giải pháp thúc đẩy kinh doanh và cải thiện mối quan hệ giữa các nước tham gia về các vấn đề thương mại.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 51 - 57)