Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ

NAFTA - North American Free Trade Area - Khối mậu dịch tự do các nước Bắc Mỹ được thành lập theo hiệp định ký kết ngày 12/8/1992 bao gồm 3 nước Mỹ, Canada và Mexico. Khối này có diện tích rộng 21,3 triệu km2

, dân số 414,38 triệu, tổng sản phẩm trong nước năm 2001 là 11.399,8 tỷ USD, GDP bình quân đầu người là 27.510 USD. Sau khi được phê chuẩn bởi các cơ quan lập pháp của các quốc gia này, NAFTA đã có hiệu lực vào ngày 1/1/1994.

NAFTA được thành lập với mục đích thúc đẩy phát triển thương mại giữa ba nước. Hiệp định còn bao gồm một lịch trình loại bỏ thuế quan hàng hoá và dịch vụ cũng như giảm các rào cản khác đối với lĩnh vực thương mại. Mục đích đơn giản là nhằm giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp, qua đó các hãng có thể nhận thấy tiềm năng lớn hơn bởi việc hoạt động trong

nền kinh tế Bắc Mỹ rộng hơn, liên kết chặt chẽ hơn và tự do hơn. Người tiêu dùng nhìn chung được lợi từ sự cạnh tranh mạnh hơn với những sản phẩm và dịch vụ tốt hơn, giá rẻ hơn. Từ sự thuận lợi của thương mại sẽ thúc đẩy đầu tư nước ngoài và thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp có hiệu quả.

Cơ quan giám sát cao nhất của NAFTA là Hội đồng thương mại Tự do Bắc Mỹ, bao gồm đại diện Thương mại Mỹ, Bộ trưởng Ngoại thương Canada, và Bộ trưởng Thương mại và Phát triển Công nghiệp Mexico. Ủy ban này đã thành lập các tổ công tác và các cơ quan tư vấn để quản lý những hoạt động hàng ngày của hiệp định. NAFTA cũng có những quy định riêng quản lý việc tự do hoá thương mại và đầu tư, được sử dụng bổ sung hoặc thay thế các quy định của WTO. Các quy định của NAFTA áp dụng vào các lĩnh vực bao gồm việc mở cửa đối với mua sắm của chính phủ, các tiêu chuẩn sản phẩm, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các tiêu chuẩn viễn thông, đầu tư, quy định về xuất xứ hàng hoá. Khác với EU, NAFTA chỉ mở rộng cửa buôn bán giữa các nước thành viên bằng cách từ từ bãi bỏ hàng rào thuế quan chứ không tiến tới xóa bỏ biên giới quốc gia và không xây dựng một thị trường thống nhất về tiền tệ. Cho đến nay, NAFTA đã trải qua một quãng thời gian 13 năm, sự tiến triển của NAFTA được đánh giá là rất khả quan, đặc biệt là trong hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. Trong một báo cáo chung của Hội đồng thương mại tự do NAFTA ngày 16/7/2004 tại Texas (Mỹ) đã khẳng định đó là “một thập kỷ thành công của NAFTA”. Như ý tưởng xây dựng ban đầu, NAFTA đã dần loại bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan đối với thương mại hàng hoá, tiếp cận sâu hơn đến thương mại dịch vụ, thiết lập các qui tắc đầu tư, tăng cường bảo vệ quyền sáng chế..., từ đó thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư, tăng việc làm và tăng khả năng cạnh tranh của 3 nền kinh tế trong khu vực.

Cũng theo báo cáo trên của Hội đồng thương mại tự do NAFTA, thương mại 3 chiều giữa Mỹ, Canada và Mexico đã tăng hơn 100% sau 10

năm Hiệp định có hiệu lực. Khi thuế quan áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá và đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp được loại bỏ, hoạt động thương mại sẽ phát triển mạnh. Cụ thể là trước khi có NAFTA, thuế quan của Mexico đối với hàng hoá từ Mỹ rất cao (bình quân khoảng 10%), nhưng hiện nay, có tới 85% hàng hoá của Mỹ vào Mexico được miễn thuế và tất cả thuế quan này được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2008. Tương tự, hàng hoá của Mexico cũng được hưởng ưu đãi từ việc loại bỏ rào cản thuế như vậy. Vì vậy, thương mại trong khu vực có sự liên kết chặt chẽ hơn, có đến 90% xuất khẩu của Mexico là sang Mỹ và 62% nhập khẩu của Mexico từ Mỹ. Còn Canada, 83% xuất khẩu hàng hoá sang Mỹ và 70% nhập khẩu của Canada từ Mỹ. Thương mại hàng hoá giữa Mỹ và Canada đã tăng hơn 120%, nếu tính cả thương mại dịch vụ thì tỷ lệ này gần 140%. Tổng thương mại giữa ba nước đạt hơn 623 tỷ USD (2003) nhiều hơn gấp đôi so với mức trước khi có NAFTA với 306 tỷ USD (1993). Quan hệ thương mại giữa Canada với Mexico trước NAFTA rất mờ nhạt, sau đó tăng rất nhanh bình quân hàng năm khoảng 14% từ 1994- 2002. Xuất khẩu của Mexico sang Mỹ và Canada đã tăng hơn gấp đôi (tính theo đô la Mỹ) giữa 1993-2002.

NAFTA có ảnh hưởng rõ rệt đến đầu tư trực tiếp của khối. Từ năm 1994 đến năm 2003, FDI cộng dồn trong ba nước đạt hơn 1,7 nghìn tỷ USD. Nếu như trước năm 1994, ba nước này vẫn nhận được dòng FDI khiêm tốn thì sau 1994 dòng FDI vào ba nước đã tăng nhanh từ 63 tỷ USD trong thời kỳ 1989 - 1994 lên tới 202 tỷ USD trong giai đoạn 1995 - 2000, (tăng 200% tính theo USD). Luồng FDI cùng với các loại cung cấp tài chính nước ngoài khác đã lập quỹ xây dựng hàng ngàn nhà máy ở Canada & Mexico, từ đó lại sản xuất hàng hoá để xuất khẩu sang Mỹ - đây được coi là bước đệm để các nhà đầu tư ngoài khu vực thâm nhập vào thị trường Mỹ. NAFTA cũng làm tăng FDI giữa các nước thành viên trong khối, đáng kể nhất là các dòng đầu tư từ Mỹ vào Mexico và Canada và từ Canada vào Mexico. Như thế, NAFTA đã

tạo cơ hội cho các nhà đầu tư của Mỹ và Canada thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mexico.

Ngoài những tác động tích cực trên, NAFTA vẫn tồn tại những mặt trái chưa thể giải quyết được. Đây cũng là một hệ quả tất yếu của tự do hoá thương mại: thứ nhất, tình trạng bất bình đẳng thu nhập gia tăng, do thay đổi mạnh về cơ cấu việc làm, tiền lương làm cho phân hoá giàu nghèo trong khu vực rõ nét hơn đặc biệt ở Canada và Mexico; thứ hai, tự do hoá thương mại

đã dẫn đến tình trạng mất việc làm ở những ngành có sự cạnh tranh thấp và đối với những công nhân kém kỹ năng; thứ ba, NAFTA dễ gây những rủi ro đối với kinh tế Mexico và Canada do kinh tế của hai nước này phụ thuộc quá lớn vào nền kinh tế Mỹ, bằng chứng là khi kinh tế Mỹ suy giảm lập tức kinh tế Mexico và Canada cũng suy giảm theo. Chính vì thế, Mexico một mặt chú trọng phát triển kinh tế với Mỹ nhưng mặt khác đã chú trọng hơn đến các thị trường khác nhằm đa dạng hoá thị trường, phân bổ rủi ro.

Từ thực trạng liên kết kinh tế khu vực châu Mỹ như đã phân tích ở trên cho thấy mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong hợp tác kinh tế ở khu vực này, nhưng sự tồn tại của nhiều nan giải, mâu thuẫn nội bộ đã khiến các nước Bắc Mỹ cũng như Mỹ Latinh không thể khắc phục nhanh chóng và hữu hiệu các tác động tiêu cực của những nhân tố bên ngoài. Các khối kinh tế riêng rẽ không thể thống nhất các nền kinh tế châu Mỹ và chưa có một môi trường kinh doanh chung cho khu vực này. Vì vậy, hấp dẫn lớn nhất của FTAA là nó sẽ thay thế các hiệp định hợp tác kinh tế tiểu khu vực vùng Tây bán cầu, từ đó sẽ làm giảm nhanh chóng sự phân biệt đối xử rộng khắp đang tồn tại và tăng cường liên kết kinh tế toàn khu vực.

CHƢƠNG 2

QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO CHÂU MỸ

Như chương 1 đã phân tích, hội nhập khu vực không phải là điều gì mới mẻ với châu Mỹ. Tham vọng về một “Liên Mỹ” (Pan-America) thống nhất trải dài từ vòng Bắc cực đến Tierra del Fuego đã tạo cảm hứng cho các chính khách và nhà tư tưởng ở cả Bắc và Nam Mỹ. Hội nhập trong những năm 1960 đã trở thành hiện thực đối với các nước Mỹ Latinh, quá trình hội nhập đó được minh chứng qua việc thành lập hàng loạt các khối liên kết kinh tế. Và trên thực tế, các hiệp định này ban đầu đã góp phần tăng trao đổi thương mại giữa các nước thành viên, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế chính trị đầu những năm 1970 ở Mỹ Latinh đã làm ngưng trệ quá trình hội nhập khu vực trong đầu những năm 1980. Thập kỷ 1980 được coi là một giai đoạn khó khăn đối với các mối quan hệ Tây bán cầu. Trong khi nước Mỹ tập trung vào giải quyết các cuộc xung đột vũ trang ở Trung Mỹ, thì các nước Mỹ Latinh đã nỗ lực khắc phục cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng nhất của khu vực từ Đại khủng hoảng 1973. Nền kinh tế ở các nước này bị ngưng trệ và họ không thể trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài. Đây được coi là “thập kỷ mất mát” (“lost decade”) của Mỹ Latinh. Chính “thập kỷ mất mát” này đã dẫn đến những sự lựa chọn quan trọng về các học thuyết kinh tế thịnh hành, và Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ là một kết quả của tư tưởng mới này.

2.1. Tổng quan về quá trình vận động thành lập FTAA

2.1.1. Những ý tưởng ban đầu.

Ý tưởng xây dựng Tây bán cầu thành một khu vực mậu dịch tự do manh nha từ Sáng kiến Kinh doanh châu Mỹ (EAI) được đề xuất dưới thời Chính quyền Tổng thống George H.W. Bush. Ba trụ cột chính của sáng kiến này là: (1) giảm các hàng rào thương mại, (2) tăng đầu tư vào khu vực, và (3)

giảm nợ. Nhằm đạt được mục tiêu thứ nhất, Chính quyền Tổng thống Bush

(cha) đã đề xuất “thành lập một khu vực mậu dịch tự do vùng Tây bán cầu”. Hơn nữa, ông còn khuyến khích hoàn thành các Vòng đàm phán Uruguay và thành lập một hiệp định thương mại tự do với Mexico. Nhằm tạo ra triển vọng cho tự do hoá thương mại, sáng kiến EAI cũng đã đề xuất hàng loạt các hiệp định khung với các quốc gia Mỹ Latinh với những mục tiêu kinh tế quan trọng. Các hiệp định này đặt ra một giai đoạn mới cho các cuộc đàm phán trong tương lai.

Ý tưởng này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình và bất ngờ khi được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1990. Lý do là hầu như tất cả các nước Mỹ Latinh và vùng Caribbe (LAC) đã thay đổi một cách thận trọng hay táo bạo mô hình phát triển của họ trong suốt thập kỷ “mất mát” nhằm chú trọng hơn đến tăng xuất khẩu và tìm kiếm nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đi đầu là Chile, sau đó đến Mexico, Brazil và Argentina bắt đầu quá trình hợp tác với nhau trong hiệp hội khách hàng bốn nước của MERCOSUR. Các nhóm tiểu khu vực khác ở vùng Tây bán cầu (bao gồm cả NAFTA) đã - đang bắt đầu hay tiến sâu hơn vào các hiệp định, thoả thuận hội nhập kinh tế của họ. Đây là một mô hình thay đổi từ sự bi quan về xuất khẩu sang xúc tiến xuất khẩu, và đề xuất của Tổng thống George H. W. Bush được phác thảo cụ thể để nắm bắt được lịch trình thực hiện hội nhập trong khu vực Tây bán cầu này. Hưởng ứng ban đầu đã bị giảm do quá trình thực hiện đề xuất tự do thương mại gặp nhiều khó khăn, nhưng sự quả quyết về tiếp cận rộng mở đối với thị trường Mỹ vẫn là một nhân tố quan trọng trong mô hình phát triển của các nước LAC. Thật không quá cường điệu khi khẳng định rằng Mỹ không thể có chính sách có ý nghĩa nào ở Tây bán cầu nếu không có một thị trường mở.

Một trong những mục tiêu chính của ý tưởng thành lập FTAA của Mỹ là động cơ về kinh tế. Một vùng Tây bán cầu phát triển là thị trường hấp dẫn đối với hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Mỹ. Mỹ chiếm khoảng 32% nhập

khẩu của các nước LAC (nếu không tính Mexico thì con số này chiếm 75%), trong khi đó các con số tương ứng ở châu Á là 15% và 8% ở châu Âu (số liệu năm 1999). Mỹ chi phối nhiều nhất ở thị trường vùng Tây bán cầu, và FTAA sẽ giúp thắt chặt tình trạng này, tạo thêm cơ hội cho các doanh nghiệp Mỹ thâm nhập thị trường Mỹ Latinh cả về chiều sâu lẫn bề rộng. FTAA không những cho phép Mỹ được hưởng các ưu đãi thuế quan trong khu vực, mà còn hạn chế được các quy tắc thương mại không đáp ứng lợi ích của Mỹ tồn tại trong các hiệp định tự do thương mại khu vực và tiểu khu vực ở khu vực Mỹ Latinh và Caribbe.

Sáng kiến FTAA của Mỹ cũng dựa trên tính toán về chính trị. Vì dưới góc độ chính trị, vị thế của khu vực này lúc thịnh lúc suy, nhưng xét một cách toàn diện, khu vực này cũng có một vai trò quốc tế khá quan trọng, Mỹ luôn muốn nâng cao vai trò của mình ở khu vực Mỹ Latinh. Động cơ chính khiến Mỹ muốn can thiệp vào khu vực này là: 1, lợi ích quốc gia: Mỹ can thiệp vào khu vực Mỹ Latinh trực tiếp và gián tiếp với mục tiêu xây dựng trật tự chính trị - kinh tế vùng Tây bán cầu theo ý chí của Hoa Kỳ, lợi dụng sự thuận lợi về địa lý, Mỹ tiến hành các chính sách can thiệp bằng kinh tế và quân sự để nhằm biến Mỹ Latinh thành nguồn nguyên liệu chủ yếu cho mình và là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn của Mỹ; 2, thâu tóm được khu vực Mỹ Latinh là một trong những mục tiêu trong chiến lược khuyếch trương sức mạnh Hoa Kỳ ra thế giới, vai trò bá chủ không chỉ xuất phát từ lợi ích kinh tế mà còn xuất phát từ tư tưởng: người Mỹ có sứ mệnh làm cho thế giới trật tự hơn, hạnh phúc hơn.

Tất cả các động thái trên đã thúc đẩy Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ diễn ra ở Miami, Florida vào tháng 12 năm 1994. Các chủ đề quan trọng được đề cập đến trong hội nghị này là: thúc đẩy các thể chế dân chủ vùng Tây bán cầu, thúc đẩy sự thịnh vượng thông qua hội nhập kinh tế và tự do thương mại, xoá bỏ đói nghèo và phân biệt đối xử trong khu vực, đảm bảo sự phát triển

bền vững và bảo vệ môi trường tự nhiên của châu Mỹ cho các thế hệ tương lai. Hội nghị Thượng đỉnh lần này cũng đã đưa ra một Kế hoạch hành động chủ yếu tập trung vào việc đàm phán khu vực mậu dịch tự do Tây bán cầu, đó là FTAA: “Tiến bộ về mặt kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào các chính sách kinh tế đúng đắn, phát triển bền vững và lĩnh vực tư nhân năng động. Một chìa khoá cho sự thịnh vượng là không có các rào cản thương mại, không có bảo hộ, không có bất bình đẳng và tăng luồng vốn đầu tư sản xuất. Việc xoá bỏ các rào cản đối với việc tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ giữa các nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một nền kinh tế thế giới phát triển cũng sẽ làm tăng cường sự thịnh vượng trong nước của chúng ta. Tự do thương mại và tăng cường hội nhập kinh tế là các nhân tố chính để tăng mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của người dân Mỹ Latinh và bảo vệ môi trường tốt hơn. Vì thế chúng ta quyết định bắt đầu ngay lập tức việc xây dựng Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ FTAA, ở đó các rào cản đối với thương mại và đầu tư sẽ nhanh chóng được xoá bỏ. Chúng ta cũng quyết định kết thúc quá trình đàm phán về khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ trước năm 2005, và thoả thuận rằng tiến bộ cụ thể về việc đạt được mục tiêu này sẽ được thực hiện trong cuối thế kỷ này. Chúng ta nhận thấy tiến bộ thông qua công việc kinh doanh của riêng mỗi nước và các thoả thuận thương mại tiểu khu vực trong vùng Tây bán cầu. Chúng ta sẽ xây dựng dựa trên các thoả thuận song phương và tiểu khu vực nhằm mở rộng và làm tăng thêm sự hội nhập về kinh tế Tây bán cầu

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)