Nguyên tắc của FTAA

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Nguyên tắc của FTAA

Hiệp định FTAA sẽ bị chi phối bởi các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc nhất trí phải rõ ràng, minh bạch và ổn định, nhằm tránh khả năng áp dụng các biện pháp đơn phương, chuyên quyền độc đoán và/ hay độc đoán của bất cứ bên nào làm phương hại đến một hay một số bên khác.

- Phải đảm bảo tính minh bạch trong các hành động của các bên tham gia Hiệp định này.

- Tính nhất quán của các quyền và nghĩa vụ xuất phát từ Hiệp định này với các nguyên tắc và quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

- Sự tồn tại song song của Hiệp định này với các thoả thuận song phương và tiểu khu vực, tới một mức độ mà quyền và nghĩa vụ xuất phát từ hiệp định này lớn hơn về phạm vi so với các hiệp định khác.

- Cách đối xử đặc biệt và khác biệt, xem xét các khác nhau quan trọng về trình độ phát triển và quy mô của các nền kinh tế đối với các bên, nhằm thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của tất cả các bên.

- Thông qua các quyết định bằng sự đồng thuận (mỗi quốc gia một phiếu)

- Bình đẳng về chủ quyền giữa các bên

- Có thiện ý với các cam kết mà các bên đã thừa nhận trong khuôn khổ của Hiệp định này.

- Các nước phải đảm bảo rằng các luật và quy định trong nước phù hợp với các nghĩa vụ FTAA.

Trên cơ sở các mục tiêu, nguyên tắc trên, các nước tham gia phải tuân thủ việc áp dụng phạm vi các nghĩa vụ cụ thể, đó là:

- Mỗi bên phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tuân thủ tất cả các điều khoản của Hiệp định FTAA, và có các biện pháp hợp lý để đảm bảo sự tuân thủ đó từ chính quyền địa phương và khu vực và các chính quyền trong lãnh thổ.

- Các bên sẽ đảm bảo rằng các quy tắc luật, các quy định và thủ tục hành chính của họ phải nhất quán với các nghĩa vụ của Hiệp định này. Các quyền và nghĩa vụ quy định trong Hiệp định phải áp dụng tương tự đối với tất cả các bên tham gia (bất kể đó là nhà nước liên bang hay nhất thể)…

- Hiệp định này sẽ tồn tại song song với các hiệp định song phương và tiểu khu vực, không tác động bất lợi đối với quyền và nghĩa vụ mà một hay nhiều bên có thể có dưới các hiệp định đó.

- Các bên thừa nhận quyền và nghĩa vụ bắt buộc từ Hiệp định WTO. Trong trường hợp xung đột giữa các điều khoản của Hiệp định WTO và các điều khoản của Hiệp định này, các điều khoản của Hiệp định này sẽ chiếm ưu thế trong việc giải quyết mức độ xung đột.

Các mục tiêu, nguyên tắc hoạt động cũng như phạm vi, nghĩa vụ áp dụng đã rõ ràng nhưng để thực thi đúng hướng theo kế hoạch thì FTAA cũng cần phải có các biện pháp thực thi nguyên tắc một cách nhất quán của riêng mình:

Giống như WTO, FTAA có các đòn bẩy về quyền lực để thực thi các quy tắc của mình. Các quyền lực này được hình thành trong các cơ chế giải quyết tranh chấp đề xuất của FTAA nhằm giải quyết các thắc mắc liên quan đến tính phù hợp với các nguyên tắc và hình thức trừng phạt kinh tế áp dụng trong trường hợp vi phạm các nguyên tắc này. Về điểm này, dường như là FTAA sẽ thông qua một sự kết hợp giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và NAFTA. Các cơ chế liên quốc gia (state-to-state) để giải quyết tranh chấp sẽ chủ yếu phụ thuộc vào mô hình WTO trong khi cơ chế nhà đầu tư - quốc gia investor-to-state sẽ chủ yếu dựa vào mô hình NAFTA.

Trong cơ chế liên quốc gia của WTO như chúng ta đã thấy, các chính phủ thường hành động vì lợi ích chung của quốc gia, có thể thách thức đến các luật, các chính sách và chương trình của các nước khác. Một ban hội thẩm giữa các chuyên gia kỹ thuật (họp kín) quyết định xem hành động gây tranh chấp thương mại của một nước có vi phạm các quy tắc của WTO hay không. Một nước bị thất bại trong một tranh chấp thương mại phải đối mặt với 3 sự lựa chọn: thay đổi luật tranh chấp hay chương trình tranh chấp nhằm phù hợp với các quy tắc của WTO, thanh toán các bồi thường lâu dài bằng tiền mặt cho các nước thắng thế; hay tiếp tục bị ảnh hưởng bởi các trừng phạt về thương mại từ nước thắng và các đồng minh của họ. Vì thế, để thực thi các quy tắc của mình, cơ chế của WTO có thể gạt bỏ các luật, chính sách và các chương trình hành động của một nước khác. Đối với các nước thành viên WTO, các quy tắc của WTO tồn tại là một loạt các luật chung, hay đặc biệt hơn là một thể chế quản lý kinh tế toàn cầu. Trong việc giải quyết các tranh chấp, các quy tắc của WTO là luật tối cao, không liên quan đến luật trong

nước của các nước. Hiện nay có vẻ như FTAA sẽ kết hợp các sức mạnh và cơ chế tương tự cho việc giải quyết các tranh chấp liên quốc gia của WTO.

Đồng thời FTAA cũng sẽ kết hợp với cơ chế investor-to-state của

NAFTA. Với quy tắc về đầu tư được quy định trong Chương 11 của NAFTA, các công ty được trao quyền trực tiếp chính thức yêu cầu chính phủ về các hành vi vi phạm quy tắc đầu tư. Các quy tắc về đầu tư đề xuất của FTAA bao gồm các điều khoản tương tự. Thông qua FTAA, các công ty nước ngoài sẽ có quyền đặc biệt để thông qua chính phủ nước họ và trực tiếp khiếu nại các chính phủ khác về các vấn đề tác động đến đầu tư và lợi ích của họ. Giống với NAFTA, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng các cuộc họp kín.

Quả thực, việc phổ biến các luật về investor-to-state của FTAA có thể

có tác động rộng rãi tới các nền kinh tế của những nước đang phát triển ở châu Mỹ - các nước đã chịu ảnh hưởng nặng nề từ các gánh nặng về nợ. Chẳng hạn, công ty chế tạo máy khổng lồ của Mỹ, Bechtel, hiện đang sử dụng các điều khoản của NAFTA trong một hiệp định đầu tư song phương để yêu cầu Chính phủ Bolivia về khoản lợi ích 25 triệu đôla mà Mỹ sẽ mất trong tương lai. Luật này được đưa ra sau khi một công ty con của Bechtel không kiểm soát nổi khoản đầu tư 1 triệu đôla của họ về dịch vụ nước của Cochabamba, và bị buộc phải rời khỏi thành phố sau khi dân chúng phản đối công ty này kiểm soát nguồn nước của họ.

Một phần của tài liệu Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ tiến trình và triển vọng thành lập (Trang 67 - 70)