7. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tác động của việc thành lập FTAA đối với thế giới và Việt Nam
Nam
Việc thành lập FTAA có tác động nhiều đến kinh tế thế giới trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, cụ thể là:
- FTAA sẽ từng bước thúc đẩy tiến trình toàn cầu hoá kinh tế, thúc đẩy xu thế liên kết kinh tế của các châu lục khác. Với những lợi ích to lớn mà mỗi nước trong khu vực này sẽ thu được như trên đã phân tích, việc thành lập được FTAA sẽ để lại kinh nghiệm quan trọng cho các khu vực khác là: để khu vực có thể đạt được sự phát triển hiệu quả và ổn định thì trước hết cần phải có
- Sự cạnh tranh của ba nền kinh tế lớn nhất trên thế giới cũng gia tăng mạnh mẽ vì khi thành lập được một FTAA thì châu Mỹ sẽ trở thành một khu vực mậu dịch, một khối kinh thế thống nhất và vững mạnh hơn.
- FTAA có lợi cho việc tăng tổng tiềm lực kinh tế quốc dân của các nước châu Mỹ, từ đó sẽ đẩy mạnh phát triển mậu dịch và đầu tư quốc tế.
- Một khu vực mậu dịch tự do Châu Mỹ thành công sẽ định hình nên các quy tắc cho toàn cầu hoá và thương mại thế giới bằng việc giải quyết các tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường và các vấn đề quan trọng khác…
Nhưng một vấn đề đặt ra là liệu việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do như vậy có làm phân chia lại bản đồ kinh tế thế giới hay không? Thế giới có bị cắt sẻ theo khu vực chứ không thể thực hiện được mục tiêu toàn cầu hoá kinh tế như nhiều nhà quan sát lo ngại không. Chắc chắn quá trình này cũng sẽ có tác động đến các trung tâm kinh tế thế giới, các cường quốc kinh tế cũng như tác động đến các nước nghèo, đang phát triển ở châu Phi, châu Á bởi một khi được thành lập FTAA sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh quốc tế quyết liệt hơn, khắc nghiệt hơn và các nước yếu thế chắc chắn chính là những nước bị thiệt hại nhiều hơn cả. Tuy nhiên, các tác động cụ thể của FTAA đối với thế giới như thế nào chỉ được trả lời xác đáng khi FTAA chính thức được thành lập.
Tác động đối với Việt Nam
Khi được thành lập, FTAA sẽ là một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, có ảnh hưởng không những đối với các nước trong khu vực, mà còn có tác động lớn đến nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đương nhiên không nằm ngoài vòng tác động đó.
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã tích cực và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, trong đó chủ động khai phá thị trường châu Mỹ đầy tiềm năng. Đặc biệt, sau 6 năm thực thi hiệp định
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, việc tiếp cận thị trường Mỹ đã có những bước đột phá mới, hiện nay Hoa Kỳ đã trở thành đối tác hàng đầu của Việt Nam về thị trường xuất khẩu, tạo được cán cân thương mại xuất siêu lớn nhất. Cùng với thực tế đó, các chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo Việt Nam tới châu Mỹ trong những năm vừa qua đã tạo ra “lực đẩy” cho các doanh nghiệp Việt Nam khai phá thị trường Mỹ Latinh đầy tiềm năng, có kinh tế phát triển năng động. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam phối hợp với các nước này tại các diễn đàn đa phương và các tổ chức quốc tế mà đặc biệt là WTO. Trong những năm vừa qua, cơ cấu thị trường của Việt Nam có sự chuyển dịch đáng kể, tỷ trọng xuất khẩu sang châu Á, châu Phi và châu Âu giảm trong khi đó sang châu Đại Dương và châu Mỹ tăng. Từ năm 2001 đến năm 2006, kim ngạch hai chiều Việt - Mỹ tăng hơn 8 lần, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ 1 tỷ đô la Mỹ năm 2001 đã tăng lên 8,7 tỷ đôla Mỹ năm 2006, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ hiện chiếm khoảng 20% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam (thống kê của Bộ Thương mại Việt Nam). Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu theo châu lục của Việt Nam cũng tăng đối với châu Mỹ (chiếm 4,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam).
Như thế có nghĩa châu Mỹ có vị trí ngày càng lớn đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Việc thành lập FTAA có cả các tác động tích cực cũng như tiêu cực đối với Việt Nam.
- Thâm nhập vào thị trường Mỹ và khu vực châu Mỹ dường như khó khăn hơn nhiều vì khi được thành lập, hoạt động thương mại khu vực này sẽ sôi nổi hơn, trao đổi thương mại giữa các nước trong khối không bị hạn chế bởi các rào cản thương mại, thúc đẩy trao đổi thương mại trong nội bộ khối. Trong khi đó cơ cấu hàng hoá Việt Nam xuất sang khu vực này chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm thô mà nhiều nước trong khu vực này cũng có thế mạnh như cà phê, cao su, thuỷ sản thô, cho nên chắc chắn tự do thương mại khu vực này sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Để khắc phục
được tình huống này Việt nam cần có chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm.
- Khi FTAA được thành lập sẽ có ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, vì khi đó một số nước lớn trong khu vực này sẽ tập trung đầu tư vào nội khối mà ít chú trọng đến các thị trường khác hơn.
- Ảnh hưởng gián tiếp: FTAA có thể sẽ tạo ra cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn, các khu vực kinh tế, cạnh tranh quốc tế khốc liệt hơn và tình hình này đương nhiên ảnh hưởng đến các nước nhỏ, nước nghèo. Việt Nam cũng sẽ bị tác động, vì thế Việt Nam phải có chiến lược thâm nhập lâu dài vào các thị trường đã có, các thị trường truyền thống và chủ động khai phá các thị trường mới để tạo cơ sở vững chắc đối phó với các tác động đó.
Tuy nhiên, châu Mỹ nói chung, Mỹ Latinh nói riêng vẫn là một thị trường mới, năng động và đầy tiềm năng cho nên chắc chắn Việt Nam cũng sẽ thu được nhiều lợi ích, có nhiều cơ hội kinh doanh một khi biết phát huy các lợi thế so sánh của mình.