1.2.5.1. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ
Các bên tham gia phương thức tín dụng chứng từ gồm có:
Người xin mở L/C: thông thường là người mua hay tổ chức nhập khẩu. Người hưởng lợi: là người bán hay là người xuất khẩu hàng hoá.
Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng: là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và là ngân hàng thường ñược hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận, lựa chọn và ñược quy ñịnh trong hợp ñồng thương mại. Nếu chưa có thoả thuận trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn.
Ngân hàng thông báo thư tín dụng: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng ñã mở. Ngân hàng này thường ở
22
nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc ñại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng.
Ngoài các bên tham gia vừa ñề cập trên ñây còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức thanh toán này, bao gồm:
Ngân hàng xác nhận: là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng bảo ñảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng phát hành thư tín dụng không ñủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế.
Ngân hàng thanh toán: có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác ñược ngân hàng mở thư tín dụng chỉ ñịnh thay mình thanh toán trả tiền hay chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu.
Ngân hàng thương lượng: là ngân hàng ñứng ra thương lượng bộ chứng từ và thường là ngân hàng thông báo L/C. Trường hợp L/C quy ñịnh thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp L/C quy ñịnh thương lượng tại một ngân hàng nhất ñịnh.
Ngân hàng chuyển nhượng, ngân hàng chỉ ñịnh, ngân hàng hoàn trả, ngân hàng ñòi tiền, ngân hàng chấp nhận, ngân hàng chuyển chứng từ. Tất cả ñược giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng.
1.2.5.2. Quyền lợi và nghĩa vụ của các ngân hàng trong phương thức tín dụng chứng từ
a) Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng phát hành L/C: Ngân hàng phát hành là ngân hàng theo yêu cầu của người xin mở L/C hoặc nhân danh chính mình phát hành một thư tín dụng. Do vậy, nó phải có trách nhiệm trong việc hướng dẫn khách hàng của mình bổ sung ñầy ñủ hồ sơ, thủ tục ñể tiến hành phát hành L/C. Khi L/C ñã ñược mở, ngân hàng phát hành lại phải có trách nhiệm chuyển L/C ñó ñến cho người hưởng thông qua một ngân hàng thông báo do khách hàng chỉ ñịnh hoặc một ngân hàng ñại lý của mình tại nước người hưởng. Khi nhận ñược bộ chứng từ xuất
23
trình theo L/C do ngân hàng phục vụ người hưởng hoặc ngân hàng chỉ ñịnh gửi ñến, nó phải có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và ñưa ra quyết ñịnh của mình trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nó nhận ñược bộ chứng từ ñó (UCP 600). Mặt khác, theo ðiều 7, UCP 600, Ngân hàng phát hành phải thanh toán nếu tín dụng có giá trị:
o Trả tiền ngay, trả tiền về sau hoặc chấp nhận bởi ngân hàng phát hành;
o Trả tiền ngay bởi một ngân hàng chỉñịnh và ngân hàng chỉ ñịnh ñó không trả tiền;
o Trả tiền sau bởi một ngân hàng chỉ ñịnh và ngân hàng chỉ ñịnh không cam kết trả tiền sau hoặc có cam kết trả tiền sau nhưng không trả tiền khi ñáo hạn;
o Chấp nhận bởi một ngân hàng chỉ ñịnh và ngân hàng chỉ ñịnh không chấp nhận một hối phiếu ký phát ñòi tiền nó hoặc có chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu ñáo hạn; hoặc
o Thương lượng bởi một ngân hàng chỉ ñịnh và ngân hàng chỉ ñịnh ñó không thương lượng thanh toán.
Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không huỷ ngang ñối với việc thanh toán tính từ thời ñiểm ngân hàng phát hành thư tín dụng. ðổi lại những việc ñó, ngân hàng phát hành ñược quyền thu phí phát hành, phí tu chỉnh L/C (nếu có), phí sai khác của bộ chứng từ và các phí dịch vụ khác có liên quan như phí swift, phí tra soát….
b) Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận L/C: Ngân hàng xác nhận là ngân hàng theo yêu cầu hoặc theo sự uỷ quyền của ngân hàng phát hành thêm sự xác nhận của mình ñối với một thư tín dụng. Việc có ñồng ý xác nhận thư tín dụng hay không là do ý muốn chủ quan của ngân hàng này. Nếu một ngân hàng ñược ngân hàng phát hành uỷ quyền hoặc yêu cầu xác nhận một thư tín dụng nhưng ngân hàng này không sẵn sàng làm việc ñó thì nó phải thông báo ngay không chậm trễ cho ngân hàng phát hành và có thể thông báo thư tín dụng mà không có xác nhận. Nếu ngân hàng xác nhận ñồng ý xác nhận thư tín dụng thì nó bị ràng buộc không huỷ ngang ñối với việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán tính từ thời ñiểm
24
ngân hàng này thực hiện việc xác nhận thư tín dụng của mình. Ngân hàng xác nhận cam kết trả tiền cho một ngân hàng chỉ ñịnh khác mà ngân hàng này ñã thanh toán hoặc ñã thương lượng thanh toán cho một xuất trình phù hợp và ñã chuyển giao các chứng từ cho ngân hàng xác nhận. Việc hoàn trả số tiền của một xuất trình phù hợp với một thư tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận hoặc trả tiền sau là vào lúc ñáo hạn, dù cho là ngân hàng chỉ ñịnh ñã trả tiền hoặc ñã mua trước hạn hay không. Sự cam kết của ngân hàng xác nhận hoàn trả tiền cho một ngân hàng chỉ ñịnh là ñộc lập với sự cam kết của ngân hàng xác nhận ñối với người hưởng. Ngân hàng xác nhận ñược quyền thu phí xác nhận L/C.
c) Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo là ngân hàng tiến hành thông báo tín dụng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Ngân hàng này có thể do người bán chỉ ñịnh hoặc cũng có thể do chính ngân hàng phát hành lựa chọn. Ngân hàng thông báo, mà không phải là ngân hàng xác nhận, thông báo tín dụng và bất cứ sửa ñổi nào ñều không có bất cứ một sự cam kết nào về thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. Các ngân hàng thông báo hiểu rằng tự nó ñã thỏa mãn về tính chân thật bề ngoài của tín dụng hoặc của sửa ñổi và thông báo phải phản ánh chính xác các ñiều kiện và ñiều khoản của tín dụng hoặc sửa ñổi. Nếu một ngân hàng ñược yêu cầu thông báo một tín dụng hoặc sửa ñổi nhưng quyết ñịnh không làm việc ñó thì nó phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng mà nó ñã nhận tín dụng, sửa ñổi hoặc thông báo từ ngân hàng này. ðổi lại việc ñó, ngân hàng thông báo có quyền thu phí thông báo tín dụng và/hoặc sửa ñổi tín dụng.
1.2.5.3. Quy trình thanh toán theo phương thức TDCT
Sơ ñồ 1.2:Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong ñó ngân hàng phát hành cũng là ngân hàng thanh toán.
NH phát hành L/C NH thông báo L/C Người NK Người XK (5) (1) (9) (6) (4) (8) (7) (3) (10) (11) (2)
25
(1) Hai bên xuất nhập khẩu ký kết hợp ñồng thương mại.
(2) Người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng phát hành L/C mở L/C cho người xuất khẩu thụ hưởng.
(3) Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo ñể thông báo cho người xuất khẩu biết.
(4) Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C ñã mở. (5) Dựa vào nội dung L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu.
(6) Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo ñểñược thanh toán.
(7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang ñể ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền.
(8) Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo ñể ghi có cho người thụ hường. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán.
(9) Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
(10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu.
(11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C giao bộ chứng từñể người nhập khẩu có thể nhận hàng.
Qua nội dung và trình tự các bước tiến hành phương thức tín dụng chứng từ như ñã mô tả ở Sơ ñồ 1.2, chúng ta thấy rằng phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng ñảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Bên xuất khẩu ñược ngân hàng ñứng ra cam kết trả tiền còn bên nhập khẩu ñược ngân hàng ñứng ra xem xét, kiểm tra bộ chứng từ nhằm ñảm bảo cho bên nhập khẩu nhận ñầy ñủ, kịp thời và chính xác hàng hoá ñặt mua trước khi trả tiền. Trong phương thức này ngân hàng ñóng vai trò chủ ñộng trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian ñơn thuần như những phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy hiện nay phương thức này ñược sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế. Tuy vậy, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ chỉ có thể sử dụng trong quan
26
hệ thanh toán mậu dịch còn trong thanh toán phi mậu dịch vẫn phải dùng phương thức chuyển tiền hoặc nhờ thu.