Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho giai đoạn thực hiện dự án của công ty:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC.doc (Trang 71 - 74)

D Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 8.039.776

2.2.3.Một số giải pháp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho giai đoạn thực hiện dự án của công ty:

Vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp. Vốn là điều kiện cơ bản và cần thiết để tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào. Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh và vốn chính là yếu tố cần thiết giúp doanh nghiệp thực hiện được điều đó.

Một thực tế hiện nay là công ty cổ phần xây dựng SHINEC cũng như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam nói chung đều rơi vào tình trạng thiếu vốn. Các dự án nhiều khi được lập ra nhưng đôi khi chỉ dừng lại ở trên giấy tờ mà không thể triển khai tiếp được. Đây là một bài toán trăn trở đối với đội ngũ ban lãnh đạo công ty. Công ty luôn phải cố gắng tìm mọi cách để huy động được lượng vốn tối đa phục vụ cho việc thực hiện dự án cũng như để hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp tục được phát triển. Đối với hoạt động quản lý dự án, vốn cũng thể hiện rõ ưu thế của mình nếu như doanh nghiệp có lợi thế về vốn. Có lượng vốn đầy đủ, đáp ứng được mọi yêu cầu của dự án thì từ việc phân bổ chi phí đến đẩy nhanh tiến độ thời gian đều có thể được tiến hành tốt. Từ đó, chất lượng của dự án cũng sẽ được đảm bảo thậm chí tăng lên.

Việc tìm mọi kênh huy động vốn luôn là vấn đề cấp bách của công ty. Trước hết công ty phải vận dụng tối đa nội lực tức là nguồn vốn mà doanh nghiệp tự có. Các nguồn vốn này có thể là: vốn góp ban đầu; quỹ khấu hao các loại tài sản của doanh nghiệp; quỹ tích lũy tái đầu tư phát triển sản xuất do phần lợi nhuận kinh doanh hàng năm được giữ lại. Đối với công ty cổ phần xây dựng SHINEC thì vốn góp ban đầu chính là vốn mà các cổ đông đóng góp vào. Có thể nói nguồn vốn nội lực có vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tự chủ về mặt tài chính. Hơn nữa, nếu phát huy được nguồn nội lực tốt, công ty sẽ bớt được sự phụ thuộc vào bên ngoài. Vì vay vốn từ các ngân hàng với khối lượng lớn không phải là điều dễ dàng chút nào. Mặt khác khi có nguồn vốn nội lực đủ mạnh cũng sẽ là cơ sở để tạo dựng niềm tin với các ngân hàng. Ngân hàng không thể cho một doanh nghiệp vay vốn nếu như tình hình tài chính của công ty là quá kém. Một vấn đề nữa mà công ty cũng cần phải lưu ý, đó là việc phân chia lợi nhuận giữ lại. Do công ty là hình thức doanh nghiệp cổ phần nên khi phần trích lợi nhuận giữ lại phục vụ cho hoạt động đầu tư tăng thì đồng thời cổ tức cho các cổ đông sẽ giảm. Nhưng bù lại cổ đông sẽ được quyền sở hữu với số vốn cổ phần tăng lên. Vấn đề phân chia làm sao cho hợp lý để hài hòa giữa cổ tức với lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư luôn là một vấn đề nhạy cảm. Ban lãnh đạo công ty cần có biện pháp khéo léo và những quyết định thẩn trọng trong lĩnh vực này.

Doanh nghiệp cũng có thể huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi trong công ty. Những khoản tiền này nếu biết cách sắp xếp khoa học và được tập hợp lại một cách hợp lý thì sẽ trở thành nguồn vốn hữu hiệu. Mặt khác, công ty cũng nên đa dạng thêm ngành nghề kinh doanh của mình. Việc mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh sẽ tạo cơ hội cho công ty kiếm thêm được khoản lợi nhuận, góp phần tích lũy vốn để đầu tư vào những dự án quan trọng. Ngoài lĩnh vực xây dựng cơ bản và xây dựng dân dụng nhà ở, công ty cũng nên phát huy thêm ở các lĩnh vực như: bán buôn

xăng dầu, bán buôn vật tư máy móc thiết bị phục vụ tàu thủy, trồng cây cảnh lâu năm… Những ngành nghề này công ty cũng đã từng thử nhưng chưa phát huy được hết thế mạnh của nó. Nhờ nguồn vốn lưu động huy động thêm từ đây, doanh nghiệp có thể tập trung để đầu tư vào những dự án lớn hơn, đem về khoản lợi nhuận cao cho công ty.

Tuy phát huy ở nguồn vốn nội bộ nhưng việc trông chờ vào nguồn vốn này cũng vô cùng khó khăn vì quy mô của công ty không phải là lớn. Tỷ lệ lợi nhuận thu được từ kinh doanh có những năm rất thấp. Chính vì vậy nguồn vốn chủ yếu mà công ty có thể huy động chính là nguồn vốn vay từ bên ngoài. Nhìn chung công ty có thể vay vốn từ các hình thức cụ thể sau đây:

- Nguồn vốn từ vay nợ: tức là công ty vay vốn từ ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.

- Nguồn vốn từ thị trường vốn: tức là công ty huy động bằng việc mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn trên ba thị trường: thị trường bất động sản, thị trường tín dụng thuê mua và thị trường chứng khoán.

Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng dường như là một nguồn vốn dồi dào, có khả năng đáp ứng tốt về nhu cầu số lượng vốn cũng như thời hạn vốn cho các doanh nghiệp. Do đó, việc vay vốn ngân hàng vẫn luôn là một trong những lựa chọn ưu tiên của công ty khi quyết định đầu tư vào một dự án mới. Vì vậy việc giữ mối quan hệ tốt với các ngân hàng luôn nằm trong chính sách ngoại giao hàng đầu của công ty. Bên cạnh việc giữ mối quan hệ lâu năm với các ngân hàng quen như: ngân hàng Techcombank, Habubank, TMCP Quân đội thì công ty cũng nên mở rộng mối quan hệ với một số ngân hàng có uy tín khác như Vietcombank, BIDV… Để giữ được uy tín đối với ngân hàng, công ty cũng cần phải nỗ lực bản thân vươn lên, giải quyết tốt các vấn đề tài chính để làm đối trọng có sức thuyết phục, tạo điều kiện dễ dàng hơn khi vay vốn.

Tuy vốn vay ngân hàng là nguồn vay phổ biến nhưng doanh nghiệp lại bị ràng buộc bởi các điều kiện tín dụng là chi phí sử dụng vốn hay lãi suất và sự kiểm soát của ngân hàng. Lúc này phương thức huy động từ các tổ chức tín dụng dường như trở thành lựa chọn mới mẻ và khá hấp dẫn. Công ty cổ phần xây dựng SHINEC cũng nên quan tâm hơn tới đối tượng cho vay này vì đây có thể là biện pháp khá tốt cho công ty khi gặp khó khăn trong việc vay từ ngân hàng. Hình thức vay vốn này dưới dạng mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hóa. Đây là phương thức huy động rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể vay trực tiếp bằng nguyên vật liệu mà không phải chịu nhiều sự giám sát của ngân hàng hay một cơ quan Nhà nước nào. Hình thức này sẽ giúp công ty huy động vốn một cách nhanh chóng dễ dàng do được chủ động về thời gian, số lượng, nhà cung ứng.

Ngoài ra công ty cũng cần hướng tới những kênh huy động tiềm năng khác như từ thị trường bất động sản, thị trường tín dụng thuê mua, thị trường chứng khoán. Thị trường bất động sản đang rất sôi động với đối tượng chính của nó là đất đai và vật kiến trúc đã xây dựng xong. Còn đối với thị trường tín dụng thuê mua lại là hình thức khá phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như công ty. Đặc biệt khi công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, việc mua sắm máy móc, trang thiết bị là điều vô cùng cần thiết. Khi công ty chưa đủ khả năng để tự chi trả thì có thể mua máy móc thiết bị từ một doanh nghiệp khác dưới hình thức thuê mua. So với hình thức mua trực tiếp thì công ty không phải bỏ ra một khoản chi phí lớn ngay từ đầu mà vẫn có thể thuê lại tài sản cần và trả tiền thuê theo từng giai đoạn. Công ty cũng có thể sử dụng tài sản đến khi hết đời sống hữu ích của nó và cũng có thể mua lại với giá tượng trưng khi kết thúc hợp đồng. Đây sẽ là hình thức huy động mới mẻ và khá

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC.doc (Trang 71 - 74)