D Chi phí quản lý dự án và chi phí khác 8.039.776
2.3. Một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước:
Tính đến thời điểm này, Nhà nước ta đã ban hành ra nhiều văn bản Luật, Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư liên quan đến Đầu tư xây dựng cơ bản. Một số Luật cơ bản như: Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Nh à ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai… Các nghị định cũng được ban hành khá nhiều bao gồm:
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về Quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP.
- Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 209/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, có bổ sung sửa đổi Nghị định 16/2005/NĐ-CP, Nghị định 112/2006/NĐ- CP.
- ……….
Trong những năm vừa qua, Quốc hội đã ban hành nhiều Luật; Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị; các Bộ, UBND ban hành nhiều văn bản thông tư, quy định hướng dẫn thi hành liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Do tính chất phức tạp của lĩnh vực đầu tư xây dựng nên việc ban hành các cơ chế, chính sách cũng phức tạp theo và liên quan đến khá nhiều luật. Nhìn chung các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản đều được thẩm tra, thẩm định qua Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nên vẫn đảm bảo tính hợp pháp và tương đối đồng bộ. Do Việt Nam chuyển đổi từ mô hình tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nên Luật pháp cũng vì thế mà sửa đổi dần dần cho phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Cũng chính vì lẽ đó mà hiện nay, một số quy định vẫn không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn với các doanh nghiệp trong việc chấp hành. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa những chính sách, văn bản pháp luật sao cho phù hợp hơn, khoa học hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thi hành theo.
Một tồn tại nữa trong việc ban hành văn bản pháp luật hiện nay là tính kịp thời còn thấp. Luật ra đời chậm, cộng thêm cả việc Nghị định, Thông tư hướng dẫn thường lùi lại sau đó vài năm làm cho Luật chậm vào cuộc sống. Điều này gây khó dễ cho việc áp dụng vào thực tiễn. Vì thế, cần thiết phải thành lập một tổ chức liên ngành do Chính phủ chủ trì, gồm nhiều chuyên gia giỏi có kinh nghiệm. Tổ chức này sẽ rà soát toàn bộ Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn đã ban hành để trình Chính phủ, Quốc hội xử lý kịp thời những mâu thuẫn tồn tại và không phù hợp. Các thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay còn rườm ra, nhiều bước; công tác giám sát, thanh tra thì chồng chéo, gây khó khăn tới việc thực hiện dự án. Các dự án sẽ bị kéo dài về mặt thời gian gây thất thoát, lãng phí. Vì lẽ đó mà các cơ quản lý Nhà nước có thẩm quyền nên sửa đổi sao cho các văn bản pháp luật được thông thoáng hơn, bớt trình tự, thủ tục rườm rà không cần thiết; từ đó giúp các công ty xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung được dễ dàng hơn trong việc đầu tư dự án, thúc đẩy cho việc đầu tư phát triển mạnh mẽ.
Nước ta xuất phát điểm từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại bị tàn phá nặng nề của chiến tranh. Vì vậy, để xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp phát triển, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tập trung vốn, nguồn lực cho việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành xây dựng luôn đóng vai trò then chốt trong tiến trình đi lên, hội
nhập của đất nước. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Đảng và Nhà nước cần hỗ trợ nhiều hơn nữa, tạo điều kiện cho ngành Xây dựng vững bước đi lên. Bên cạnh các thủ tục pháp lý được giảm nhẹ về sự phức tạp, các chính sách hỗ trợ về vốn, đổi mới chế độ vay vốn cho doanh nghiệp cũng cần được phát huy. Qua đó, Chính phủ sẽ có những biện pháp cụ thể về chế độ vay vốn tín dụng, mở rộng thêm các kênh huy động vốn…để giúp doanh nghiệp thuận lợi trong việc vay vốn đầu tư xây dựng công trình.
Bên cạnh đó, những công trình lớn sử dụng nguồn vốn ngân sách quốc gia thì Nhà nước cần có các biện pháp giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án, tránh thi công dàn trải và những tiêu cực trong xây dựng. Nhà nước cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền ở cả trung ương và địa phương để phòng chống mạnh mẽ những sai phạm, những tệ nạn tham ô, tham nhũng gây thất thoát nguồn kinh phí quốc gia, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng công trình và an toàn xã hội. Ngoài ra, chúng ta cũng nên học hỏi những kinh nghiệm của các nước bạn như Singapore , Thái Lan, Trung Quốc… trong quá trình xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng để tiếp thu và phát huy cho phù hợp với hoàn cảnh của nước nhà.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian ngắn thực tập tại công ty cổ phần xây dựng SHINEC, em đã tìm hiểu được những nét cơ bản về công tác quản lý dự án tại công ty. Có thể nói, trong hoạt động đầu tư phát triển, việc quản lý các dự án đầu tư này luôn giữ một vai trò quan trọng xuyên suốt cả quá trình thi công xây dựng công trình. Hình thức quản lý của công ty vẫn là mô hình Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án, có thành lập Ban quản lý dự án trong một số trường hợp cụ thể. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm làm việc nghiêm túc, Ban quản lý luôn thể hiện mình là cánh tay đắc lực, giúp ban lãnh đạo công ty thực hiện tốt được những mục tiêu chung và kế hoạch đã đề ra. Việc quản lý dự án tại công ty được tiến hành ở cả ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư; thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư đó. Trong từng giai đoạn, Ban quản lý dự án cũng đã cố gắng vận dụng những kiến thức chuyên môn của mình để quản lý cụ thể các nội dung như: quản lý tiến độ; quản lý chi phí; quản lý chất lượng; quản lý an toàn và môi trường lao động; quản lý rủi ro; quản lý hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. Trong những năm vừa qua, Ban quản lý dự án đã phối hợp chặt chẽ cùng một số ban ngành khác để chung sức vào công việc quản lý của công ty, giúp công ty đạt được những thành tích đáng kể và từng bước vững mạnh đi lên. Các sản phẩm của công ty đã được bạn hàng đánh giá khá cao và có vị trí ngày càng vững chắc trên thị trường. Tuy nhiên bên cạnh đó, công ty cũng vấp phải một số khó khăn như tình trạng thiếu vốn
để đầu tư; khó khăn trong việc bố trí sắp xếp lại công việc cho nhân viên sau khi dự án kết thúc; kỹ năng làm việc nhóm giữa các thành viên vẫn chưa được cao… Điều đó đòi hỏi, công ty và phải có một định hướng chiến lược và những giải pháp khắc phục nhẳm hoàn thiện cho công tác quản lý dự án. Các giải pháp phải là sản phẩm thống nhất ý kiến của tất cả các thành viên trong Ban quản lý dự án cũng như trong ban lãnh đạo công ty. Như vậy ta có thể thấy những cố gắng vươn lên của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong quá trình xây dựng và phát triển của công ty. Trong thời gian tới, công ty cổ phần xây dựng SHINEC sẽ nỗ lực hết mình để nâng vị thế công ty lên một tầm cao mới, xứng đáng là một trong những doanh nghiệp mạnh của cả nước về lĩnh vực đầu tư xây dựng.