Vấn đề huy động và sử dụng vốn để nâng cao năng lực sản xuất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty May Chiến Thắng trên thị tr­ờng quốc tế.DOC (Trang 71 - 74)

hiệu quả cao.

3.3.3.1. Tìm nguồn nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu của Công ty đa dạng, phong phú và chất lợng đảm bảo bao nhiêu thì sản phẩm của Công ty đợc sản xuất ra có chất lợng cao, mẫu mã phong phú bấy nhiêu. Do đó, kết quả của hoạt động tìm nguồn nguyên phụ liệu ảnh hởng rất lớn tới chất lợng sản phẩm. Công ty có những thị trờng nhập khẩu đ- ợc coi là truyền thống, nh Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản... nhng phần lớn là cung cấp NPL cho sản xuất hàng gia công, còn các NPL sử dụng trong sản xuất hàng bán FOB (nhập khẩu trực tiếp) chiếm tỷ trọng rất nhỏ và thờng đợc lấy từ các NPL tiết kiệm đợc trong quá trình giác mẫu sơ đồ và sản xuất hàng gia công. Công ty đang dần mở rộng và tăng cờng quan hệ với các thị trờng nhập khẩu mới nh EU, Trung Quốc... để tăng cơ hội tìm kiếm nguồn hàng có chất lợng.

Vẫn biết hàng dệt của nớc ngoài có chất lợng cao hơn hàng dệt trong nớc, song Công ty cha đủ khả năng để nhập khẩu đợc NPL cao về cả số lợng và chất l- ợng, nên cũng nh các công ty khác cùng ngành trong nớc, Công ty luôn kỳ vọng vào một tơng lai tốt đẹp hơn với công nghiệp dệt Việt Nam, vì hiện trạng bế tắc trong khả năng liên kết, hợp tác sản xuất kinh doanh giữa ngành dệt và ngành may đã đem lại quá nhiều bất lợi cho cả hai. Khi ngành dệt nội địa phát triển hơn, Công ty cần thay đổi nguồn hàng NPL, tiêu dùng sản phẩm dệt nội địa, hạn chế sử dụng nguồn NPL nhập ngoại. Nh vậy, vừa kích thích sự phát triển của ngành dệt, vừa tăng lợi nhuận đồng thời tạo đợc sự phát triển cho chính ngành mình. Để củng cố niềm tự tin cho sản phẩm dệt trong nớc, Công ty nên sử dụng dần nguyên liệu này, không nên bỏ quên nó giữa muôn ngàn sản phẩm dệt khác của thế giới. Nếu loại hàng này cha đủ đảm bảo cho chất lợng sản phẩm may quốc tế, Công ty có thể sử dụng để sản xuất hàng may mặc tiêu dùng trong nớc vì yêu cầu của thị trờng nội địa không quá khắt khe, nh vậy cũng thuận lợi hơn cho Công ty vì hiện nay, sản phẩm tiêu thụ trên thị trờng nội địa cũng phải nhập khẩu NPL từ nớc ngoài.

3.3.3.2. Vấn đề huy động và sử dụng vốn để nâng cao năng lực sản xuất xuất

Vấn đề này đang trở nên rất quan trọng đối với Công ty. Vì mặc dù việc sản xuất sản phẩm may mặc phụ thuộc rất lớn vào sức lao động của con ngời, nhng để Công ty có thể theo kịp và sau đó là vợt qua các công ty khác cùng ngành trong và ngoài nớc, nguồn vốn kinh doanh phải chuyển sang thế chủ động (tránh việc phụ thuộc vốn nh ngày nay, khi mà vốn vay lớn gấp 3 lần vốn tự có), tạo thế linh hoạt hơn trong việc nâng cao năng lực quản lý và sản xuất, chẳng hạn đầu t và sử dụng hệ thống máy tính hiện đại, nhằm khai thác kịp thời những thông tin cần thiết cho công việc.

Mặc dù là một doanh nghiệp nhà nớc, Công ty May Chiến Thắng cũng nh nhiều doanh nghiệp nhà nớc khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh thờng xuyên cần nhiều vốn. Do vậy, tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nhà nớc là tình trạng chung hiện nay, nhng giải quyết vấn đề huy động vốn nh thế nào là tuỳ thuộc ở hoàn cảnh cụ thể của mỗi doanh nghiệp bởi vì hớng phát triển cũng nh khả năng của các doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau.

Vấn đề huy động vốn ở Công ty May Chiến Thắng là mối quan tâm hàng đầu khi Công ty đang trong thời kỳ đẩy nhanh tốc độ và tỷ lệ bán hàng FOB/tổng sản phẩm xuất khẩu, đây là vấn đề quyết định đến hớng và tốc độ phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty May Chiến Thắng là một DNNN thuộc TCT Dệt - May Việt Nam nên đợc Nhà nớc tạo nhiều thuận lợi trong vấn đề đầu t nhân lực và vật lực cùng một số u đãi của chế độ bảo hộ. Lẽ ra Công ty phải có đợc khả năng cạnh tranh cao tơng xứng với những lợi thế và u đãi, song cho tới nay, sức cạnh tranh của sản phẩm và của Công ty vẫn cha đợc khẳng định rõ nét. Có lẽ nguyên nhân chính là do Công ty còn có lãi suất vay thấp hơn nhiều lãi suất cho vay- tận dụng đặc điểm này, Công ty sẽ đa ra mức lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất vay của ngân hàng, nhng thấp hơn lãi suất vay vốn từ ngân hàng. Nếu CBCNV góp số tiền tiết kiệm vào nguồn vốn đầu t của Công ty, họ sẽ đợc hởng mức lãi suất tiền gửi cao hơn lãi suất ở ngân hàng, khiến họ không chỉ có thêm thu nhập mà còn thấy có trách nhiệm với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và tham gia công việc hăng say, nhiệt tình, gắn bó hơn.

Hiện nay, khi các công ty thực hiện hoạt động gia công xuất khẩu đã đợc miễn giảm thuế VAT, thì những hạn chế do thuế gây ra không còn đáng kể. Nhờ đó, Công ty có thể thu đợc nhiều lợi nhuận sau thuế hơn và có nhiều điều kiện hơn trong hoạt động tái đầu t. Nhng Công ty cũng cần loại bỏ thói quen trông chờ vào sự giúp sức của Chính phủ, để tăng tính năng động và tự chủ trong sản xuất, kinh doanh.

Dù có đợc nguồn vốn lớn và vững mạnh, Công ty phải đa ra các kế hoạch sử dụng vốn cụ thể. Do đặc trng của công việc là sản xuất sản phẩm theo mùa vụ, nên số vốn phải đợc phân bổ đều theo thời gian, đảm bảo đáp ứng đầy đủ bất cứ khi nào Công ty có nhu cầu sử dụng vốn, bởi việc sản xuất của Công ty vừa mang tính chủ động vừa mang tính thụ động. Các khách hàng thờng ký hợp đồng với Công ty theo dạng hợp đồng có phụ lục (annex), theo đó Công ty lập kế hoạch sản xuất cho khách hàng trong cả năm, và các phụ lục hợp đồng sẽ quy định cụ thể số lợng và thời gian sản xuất mỗi lô hàng. Do vậy, Công ty có thể chủ động vốn trong một thời gian ngắn (khoảng 6 tháng). Nhng có thể có những khách hàng bất thờng đa ra những sửa đổi, bổ sung một số lô hàng gấp, khiến Công ty bị động trong sản xuất. Trong phạm vi có thể, Công ty cần hết sức khai thác thế chủ động trong công việc của mình, lên kế hoạch sử dụng vốn có tính đến những yếu tố bất thờng, đột xuất.

Vấn đề sử dụng vốn

Song song với công tác nghiên cứu thiết kế, việc đầu t đổi mới công nghệ cũng rất quan trọng trong vấn đề nâng cao chất lợng sản phẩm. Những năm qua, Công ty đã có đợc sự đầu t đổi mới công nghệ một cách căn bản và có hệ thống, tuy tiến độ đổi mới còn chậm do Công ty yếu về năng lực nội sinh, sản phẩm của Công ty lại cha có thị trờng lớn và ổn định nên hạn chế các nhu cầu đầu t...Việc thay đổi, cải tiến, nâng cấp công nghệ cũng nh các thiết bị máy móc có thể đem lại năng suất lao động cao hơn cho ngời lao động. Song, nguồn vốn đầu t của Công ty là có hạn nên Công ty không nhất thiết phải dành số vốn đó cho việc cải tiến, đổi mới công nghệ sản xuất mà nên dùng để đầu t cho đội ngũ lao động của Công ty. Bởi vì ngời tiêu dùng thờng không quan tâm sản phẩm đó đợc làm ra bởi dây chuyền công nghệ nào mà quan trọng là sản phẩm đó nh thế nào. Sức sáng tạo của con ngời lại là vô hạn nên Công ty cần phải khuyến khích kịp thời khả năng sáng tạo và nhiệt tình trong công việc của ngời lao động. Hay nói cách khác, đầu t cho con ngời là quan trọng hơn.

Trong cơ chế thị trờng, các điều kiện cho sản xuất kinh doanh có thể giống nhau, sự khác nhau giữa các doanh nghiệp chính là ở đội ngũ CBCNV. Vì vậy, Công ty cần thực sự chăm lo đầu t vào đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật, tuyển chọn và đào tạo công nhân lành nghề, đồng thời thờng xuyên mở ra các phong trào sáng tạo trong lao động, tổ chức các buổi lễ tuyên dơng khen ngợi CBCNV xuất sắc hoặc có thành tích trong công việc, tổ chức các buổi lễ tham quan, nghỉ mát cho CBCNV... tạo nên môi trờng làm việc thoải mái, kích thích lòng hăng say, nhiệt tình trong công việc. Tuy nhiên, sự chăm lo tới ngời lao động của Công ty không chỉ ở các chính sách sử dụng, đãi ngộ tơng xứng với sự cống hiến của mỗi ngời cho Công ty, mà còn phải luôn quan tâm tới vấn đề bệnh nghề nghiệp

của công nhân sản xuất trực tiếp. Đây không phải là vấn đề nhỏ bởi công nhân ngành may rất dễ mắc bệnh nghề nghiệp, nhất là khi số công nhân của Công ty phần lớn là nữ (chiếm 83% tổng số lao động), họ thờng xuyên phải ngồi một chỗ, bị ảnh hởng của bụi vải, bụi bông, tiếng ồn của các loại máy may... Để ngời lao động yên tâm và nhiệt tình trong công việc, các phân xởng sản xuất cần có không gian thoáng mát, điều kiện làm việc thuận lợi, hạn chế tối đa mọi yếu tố có hại cho sức khoẻ ngời lao động ; đồng thời Công ty cần tổ chức khám bệnh định kỳ cho công nhân nhằm phát hiện và ngăn chặn sớm khả năng mắc bệnh của ngời lao động. Năng suất lao động của công nhân sản xuất trực tiếp sẽ đợc nâng lên

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Công ty May Chiến Thắng trên thị tr­ờng quốc tế.DOC (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w