Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty theo thị trường

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk).docx (Trang 51 - 54)

2.2.1.1 Thị trường xuất khẩu :

Đến nay sản phẩm sữa Vinamilk đã và đang thâm nhập sang các thị trường như: Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Nga, Đức, CH Séc, Ba lan, Trung quốc, khu vực Trung đông, khu vực châu Á, Lào, Campuchia… Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu chủ lực của Công ty vẫn là các nước Trung đông, chiếm 96% kim ngạch xuất khẩu toàn Công ty. Ngoài ra, sản phẩm của Vinamilk vẫn tiếp tục thâm nhập vào thị trường Đông Âu, Đông nam Á. Các sản phẩm xuất khẩu chính sang các thị trường này là:

Thị trường Trung Đông ( Iraq, Nam phi ) : Sữa bột và bột dinh dưỡng

Thị trường Mỹ : Sữa đặc

Thị trường Đức : Sữa đậu nành

Thị trường Úc : Sữa đậu nành

Thị trường Italia : Sữa đậu nành

Thị trường Đông nam Á : Sữa đặc, sữa bột, nước trái cây …

Biểu đồ 2.3: Đồ thị kim ngạch xuất khẩu tại thị truờng Iraq

Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu của Vinamilk cho khu vực thị trường Iraq đã tăng nhanh một cách kỷ lục đạt 165.773 nghìn USD. Sự tăng trưởng nhanh như vậy là nhờ vào sự nhạy bén của Công ty trong việc đấu thầu mặt hàng sữa bột cho thị trường Iraq. Các sản phẩm Vinamilk bán vào Iraq chủ yếu theo chương trình " Trả nợ Iraq " do chính phủ Việt Nam thanh toán. Sau một thời gian hợp đồng mua bấn mua bán chuyển sang chương trình "Đổi dầu lấy lương thực ". Do Iraq bị cấm vận trong thời gian dài nên không thể xuất khẩu dầu lửa và thu lợi nhuận do đó sản phẩm có chất lượng và giá rẻ của Vinamilk rất phù hợp với thị trường này. Do đặc điểm không ổn định của thị trường này nên mức tăng trưởng của các năm không ổn định và chưa đạt được như mong đợi (2005: 79.172 nghìn USD, 2004: 31.542 nghìn USD, 2003: 65.810 nghìn USD, 2002: 82.900 nghìn USD). Sau thời gian bất ổn do chiến tranh, Công ty trở lại thị trường này với những hợp đồng ký với chính phủ lâm thời Iraq. Với nhiều hợp đồng mới được ký từ cuối năm 2004, doanh thu xuất khẩu sữa bột 2005 đạt 79.172 nghìn USD, tăng hơn 2 lần so với năm trước nhưng vẫn còn thấp hơn mức 165.773 nghìn USD của những năm 2001.

Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu của một số nước khác

Đơn vị tính: triệu USD

NƯỚC 2003 2004 2005 2004/2003So sánh 2005/2004So sánh Số tiền % Số tiền % Campuchia 166 410 1.863 244 246 1.453 454 Hoa Kỳ 128 190 209 62 148 19 110 Đức 0 2 21 2 19 1050 Úc 61 417 390 356 683 -27 94 Xingapo 428 717 2.964 289 167 2.247 413 Thái Lan 328 419 6 91 127 -413 1 Trung Quốc 5 1 4 -4 5 3 400 Bỉ 0 0 56 56 Nhật bản 0 1 1 1 0 100

Căn cứ vào bảng kim ngạch xuất khẩu nhận thấy các thị trường châu Mỹ phát triển tốt và đang từng bước ổn định, thị truờng chấu Âu có kim ngạch xuất khẩu rất thấp nhưng có khả năng tăng nhanh, thị trường châu Á chỉ tập trung vào Iraq, Campuchia, Xingapo. Tỷ trọng xuất khẩu tập trung nhiều nhất vào thị trường Trung Đông.

Hiện tại, chiến lược thích hợp nhất của Vinamilk để thâm nhập thị trường nước ngoài là chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước. Chiến lược này phù hợp với trình độ quản lý và nghiệp vụ xuất khẩu của Vinamilk hiện nay. Hiện nay, chỉ có Vinamilk có sản phẩm xuất khẩu hàng năm. Các Công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài chỉ khai thác thị trường nội địa, không có sản phẩm xuất khẩu. Xét về mặt chất lượng, giá thành, sản phẩm sữa Việt Nam có thể tham gia xuất khẩu, nhất là đối với thị trường khu vực ASEAN, Trung Quốc. Về sản phẩm xuất khẩu Vinamilk đã xuất khẩu được các sản phẩm: sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, phômai, sữa tươi, sữa đậu nành, nước ép trái cây. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu đạt cao nhất vẫn là sản phẩm sữa bột cho thị trường Trung đông. Sản phẩm sữa bột là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 99% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Các sản phẩm khác đơn thuần chỉ đóng góp trên cơ cấu mặt hàng, chưa đóng góp đáng kể về mặt doanh số. Riêng sản phẩm sữa đặc cũng đang từng bước phát triển tỷ trọng xuất khẩu.

2.2.1.2 Thị trường trong nước :

- Về mặt địa lý, thị trường sữa Việt Nam được phân chia thành 3 vùng Bắc, Trung, Nam với sự khác nhau về khí hậu, điều kiện sống, phong cách sống, thu nhập và thói quen tiêu dùng... Trong 3 vùng, miền Nam là nơi có mức độ tiêu thụ sữa cao nhất, tiếp theo là miền Bắc rồi đến miền Trung. Sự khác nhau về thói quen hay thị hiếu còn thể hiện ở sản lượng tiêu thụ của sản phẩm. Ví dụ: người dân miền Nam ưa dùng sữa tươi không đường, còn người miền Bắc lại thích dùng sữa tươi có đường.

Biểu đồ 2.4: So sánh doanh thu của công ty giữa 3 miền

Sự chênh lệch về mức độ tiêu thụ sữa còn thể hiện rất rõ nét giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Chẳng hạn, tại thủ đô Hà Nội, doanh thu của Vinamilk đạt xấp xỉ tổng doanh thu ở các tỉnh đồng bằng như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định và gấp 3 lần tổng doanh thu của tỉnh vùng núi cao như Sơn La, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng...

- Tuy không có những lợi thế đặc biệt như ngành sản xuất rượu, bia, thuốc lá... nhưng ở thị trường Việt Nam hiện tại, ngành sữa có thể hy vọng vào sự tăng trưởng mạnh của nhóm sữa tươi trong đó các sản phẩm sữa tươi thanh trùng. Tỷ lệ tăng trưởng của nhóm sữa tươi là 8-10% /năm do thị hiếu tiêu dùng đang dịch chuyển từ việc sử dụng sữa đặc có đường hay sữa bột sang việc dùng sữa tươi.

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk).docx (Trang 51 - 54)