Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk).docx (Trang 75 - 78)

Mặc dù đã đạt những thành công như trên nhưng Công ty vẫn còn một số tồn tại sau:

- So với tiềm năng thực tế của thị trường thì mức độ tăng trưởng thị phần của một số sản phẩm trong nhiều thời điểm vẫn ở mức độ thấp và chưa bền vững.

- Một số sản phẩm còn có sức cạnh tranh yếu hơn so với mặt hàng cùng loại trên thị trường.

- Đối với thị trường nội địa, việc tổ chức quản lý kênh phân phối, đánh giá các chương trình xúc tiến bán hàng còn chưa được tốt.

- Đối với thị trường xuất khẩu thì chưa thiết lập được hệ thống marketing quốc tế để đưa sản phẩm của mình đến với thế giới một cách nhanh nhất.

Nguyên nhân của những hạn chế:

- Nền kinh tế mới chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí vĩ mô của Nhà nước nên nhiều quan hệ thị trường chưa hoàn chỉnh, nhiều thị trường chưa hình thành và phát triển đồng bộ như thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường sở hữu trí tuệ.

- Nền kinh tế đang ở trình độ thấp, sản xuất nhỏ là chủ yếu, sức mua thấp. Sự phát triển của các khu vực thị trường không đồng đều, mức độ đô thị hoá còn thấp. 76% dân số sống ở nông thôn có sức mua rất thấp. Mức độ tập trung và chuyên môn hoá trong các ngành kinh doanh còn thấp là nguyên nhân cơ bản quyết định đến đặc điểm của các hệ thống kênh và trình độ tổ chức, quản lí kênh của các doanh nghiệp.

- Môi trường vĩ mô còn nhiều yếu tố chưa thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức và quản lí kênh hiệu qủa như luật pháp chưa hoàn chỉnh, cơ chế

lưu thông hàng hoá chưa thông thoáng. Nhiều yếu tố môi trường kinh doanh biến động không ngừng gây nên những khó khăn cho các doanh nghiệp trong tổ chức và quản lí kênh phân phối.

- Trước những thách thức của thị trường, môi trường kinh doanh đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, mặc dù Vinamilk đã có một cơ cấu tổ chức ổn định, nguồn lực tương đối mạnh, hệ thống kênh phân phối nhiều loại, nhiều cấp độ theo phương thức phân phối song song và rộng rãi, nhưng Vinamilk cũng chưa có đầy đủ sức mạnh cần thiết để chi phối được các thành viên trong kênh marketing .

- Vấn đề tổ chức và quản lý kênh phân phối của Công ty Vinamilk chưa bao trùm toàn bộ hệ thống kênh, mức độ liên kết trong kênh còn thấp, vấn đề tổ chức, đánh giá hiệu quả của các chương trình hỗn hợp xúc tiến bán hàng trong hệ thống kênh còn chưa được chú ý.

- Trình độ và kinh nghiệm về marketing nói chung và quản trị kênh marketing nói riêng của cán bộ còn nhiều hạn chế, thiếu kiến thức để tổ chức và quản lí kênh một cách khoa học.

- Việc lựa chọn sử dụng phương tiện quảng cáo nào, số lượng phương tiện nào, số lượng phương tiện và sự kết hợp các phương tiện sẵn có dựa trên hiệu quả của nó ra sao, song Công ty Vinamilk còn hạn chế ở việc chưa thực hiện đánh giá hiệu quả của chương trình quảng cáo đối với từng phương tiện cụ thể.

- Ngành Công nghiệp sữa Việt Nam sinh sau, đẻ muộn và vô cùng nhỏ bé so với các " đại gia " trên thế giới, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của thị trường nội địa mới phát triển và còn nhiều tiềm năng lớn bởi mức tiêu dùng sữa của người dân Việt Nam còn quá thấp so với thế giới và còn phải mất nhiều năm phấn đấu để ngành này đáp ứng được mức tiêu dùng của người dân Việt Nam, nhu cầu đạt bằng các nước trong khu vực chứ chưa nói gì theo kịp mức các nước công nghiệp phát triển. Để cho một sản phẩm thâm nhập được vào thị trường mới, không đơn giản chỉ là công nghệ, thiết

bị chế biến sữa được đầu tư hiện đại ngang tầm thế giới, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngang bằng thế giới ... ngoài các yếu tố trên, một sản phẩm muốn thâm nhập vào thị trường thế giới còn phải có uy tín về thương hiệu của mình đây chính là điểm yếu của các sản phẩm của Công ty Vinamilk so với các hãng hàng đầu thế giới. Trong những năm qua, xuất khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường Iraq. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh Iraq, tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này đang sụt giảm từ năm 2003 đến nay. Theo ý kiến của một số chuyên gia, sự sụt giảm này chỉ mang tính tạm thời , dự kiến giá trị xuất khẩu sang thị trường Iraq sắp tới sẽ phần nào hồi phục khi tình hình chính trị tại đây dần đi vào ổn định. Chính vì lý do này mà vấn đề thiết lập được hệ thống Marketing xuất khẩu chưa được quan tâm để đưa các sản phẩm của mình đến với thế giới một cách nhanh nhất.

Kết luận chương 2:

Qua khảo sát thực tiễn, chương 2 đã giới thiệu tổng quát về Công ty Vinamilk, những đặc điểm kinh doanh của Công ty, luận văn cũng dành dung lượng lớn để phân tích và đánh giá về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trên cơ sở phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm qua một số chỉ tiêu chủ yếu, các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, của Công ty Vinamilk, luận văn đã chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các đề xuất và kiến nghị ở chương 3.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM – VINAMILK

TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk).docx (Trang 75 - 78)