Phân tích môi trường cạnh tranh

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk).docx (Trang 81 - 84)

- Công ty Dutch Lady:

Công ty sữa Cô gái Hà Lan (tiền thân là Vietnam - Foremost Company) được thành lập từ năm 1995 trên cơ sở liên doanh giữa Công ty XNK với Công ty Foremost của Hà Lan.

Các sản phẩm chính của Công ty sữa Cô gái Hà Lan bao gồm: - Sữa chua uống Yomost.

- Sữa tươi Cô gái Hà Lan. - Sữa chua ăn Yomost. - Sữa bột Cô gái Hà Lan.

- Sữa đặc có đường Cô gái Hà Lan.

Tổng vốn đầu tư 29 triệu USD với công suất chế biến: - Sữa đặc có đường 75 triệu hộp/năm.

- Sữa chua 8 triệu lít/năm. - Sữa tươi 3 triệu lít/năm. - Sữa bột 5.000 tấn/năm.

Là một công ty quốc tế, Công ty sữa Cô gái Hà Lan có nhiều kinh nghiệm, sự dày dặn về kiến thức cũng như nguồn vốn đầu tư lớn để phát triển thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Công ty này còn có hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ và kỹ thuật cao được đầu tư có hiệu quả. Doanh thu năm 2001 khoản 28 triệu USD (vượt xa doanh thu năm đầu tiên là 3,5 triệu USD) và lợi nhuận vào khoảng 12 14%.

- Điểm mạnh:

+ Có chiến lược marketing tốt. + Phân khúc thị trường rõ ràng.

+ Hiệu quả sản xuất cao, đầu tư có trọng điểm. + Chất lượng ổn định.

+ Hoạt động marketing và xúc tiến rất năng động.

- Điểm yếu:

+ Có hạn chế về danh mục , chủng loại sản phẩm.

+ Chi phí nhân công cao.

+ Chi phí vận chuyển cao do nhà máy ở xa thành phố Hồ Chí Minh. + Mức độ linh hoạt không cao.

- Công ty đường Quảng Ngãi:

Công ty đường Quảng Ngãi đầu tư thiết bị và công nghệ sản xuất sữa tươi vào năm 1996 để cung cấp cho người tiêu dùng khu vực miền Trung.

Sản phẩm của Công ty bao gồm: sữa tươi hiệu Fami, sữa đậu nành Fami và sữa chua uống Yo-mi. Công suất chế biến 5 triệu lít/năm. Sản phẩm của Công ty đường Quảng Ngãi cũng có mức tăng trưởng nhất định do giá sản phẩm cạnh tranh, song có hạn chế về hệ thống phân phối.

- Công ty liên doanh Nestlé-Ba Vì:

Với sản phẩm sữa tươi thanh trùng đóng chai nhựa và sữa chua ăn. Cơ sở sản xuất tại Ba Vì. Công suất chế biến 1,4 triệu lít/năm. Sữa tươi thanh trùng

có nhược điểm là phải bảo quản lạnh. Thời hạn sử dụng rất ngắn (4-7 ngày) trong khi sữa tươi tiệt trùng có thể bảo quản ở nhiệt độ bình thường 06 tháng. Việc phát triển kênh phân phối của công ty này là khó khăn do chi phí vận chuyển và bảo quản cao.

- Công ty liên doanh sữa Thảo Nguyên: (liên doanh giữa Nông trường Mộc Châu và Mỹ) công suất chế biến 2 triệu lít/năm. Công ty này sản xuất sữa tươi thanh trùng đóng túi nilon - khả năng lưu thông phân phối kém.

- Các công ty khác:

- Công ty Tân Việt Xuân: mới tham gia vào ngành năm 2001 với sản phẩm sữa tươi và sữa đậu nành đựng trong bịch giấy (1 dạng bao bì của Tetrapak). Sản lượng sản xuất nhỏ, sản phẩm xuất hiện lác đác trên thị trường.

- Công ty TNHH chế biến thực phẩm và đồ uống Vĩnh Phúc cũng đã xây dựng Nhà máy ở Phổ Yên - Thái nguyên, sản xuất sữa tươi nguyên kem , sữa chua uống, sữao thêm nước trái cây. Công ty này đã thiết lập kênh phân phối trên toàn quốc, tập trung ở Hà nội và các tỉnh phía Bắc.

- Công ty Cổ phần Hanoimilk cũng đã xây dựng nhà máy tại Vĩnh Phúc, sản xuất sản phẩm sữa tươi nguyên kem, sữa chua uống.

Nhìn chung môi trường cạnh tranh của Vinamilk ngày càng phức tạp. Mặc dù uy tín của thương hiệu Vinamilk đang còn khá mạnh mẽ nhưng vấn đề xây dựng và củng cố thương hiệu không khi nào Vinamilk được xao nhãng.

- Vị thế chiến lược của Công ty sữa Việt Nam-Vinamilk.

Vị thế chiến lược của Vinamilk có thể xác định dựa trên những nhân tố sau:

+ Những điểm mạnh và cơ hội cho Vinamilk bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a/ Điểm mạnh:

- Vinamilk đã có tầm nhìn và định hướng chiến lược rõ ràng.

- Năng lực sản xuất mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp 61 tỉnh, thành trong cả nước. Có nguồn nguyên liệu sữa tươi thu mua trong nước đáng kể.

- Danh mục sản phẩm rộng, đa dạng, chất lượng sản phẩm tốt, vừa có giá cả cạnh tranh đáp ứng được tối đa mọi nhu cầu của khách hàng, vừa chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam.

b/ Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng tốt, chỉ tiêu cho dinh dưỡng tăng nhanh, ngành chế biến sữa có nhiều cơ hội phát triển do nhu cầu về sữa sẽ tăng cao.

- Tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa là 15->30% nhất là đối với sữa tươi. Mức tiêu dùng sữa bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực nên tiềm năng thị trường lớn, còn nhiều phân khúc bỏ ngỏ.

- Các đối thủ cạnh tranh còn chưa có vị trí vững chắc trên thị trường.

- Chính sách nhà nước khuyến khích phát triển đàn bò sữa tạo nguồn nguyên liệu cho việc phát triển ngành sữa.

+ Những điểm yếu và đe dọa đối với Vinamilk trong tình thế hiện tại:

a/ Điểm yếu:

- Phản ứng chưa thật nhanh nhạy với những đổi thay của thị trường.

- Hệ thống phân phối quản lý chưa được tốt và nhất là chưa chú trọng đến người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh.

- Thiếu hoạt động đánh bóng thương hiệu, định vị sản phẩm chưa rõ ràng cho từng nhãn hiệu.

b/ Nguy cơ:

- Hệ thống phân phối dễ bị tấn công bởi đối thủ cạnh tranh.

- Các công ty đa quốc gia tham gia vào thị trường cạnh tranh có đầu tư lớn và chiến lược bài bản hơn.

- Việt Nam sẽ tham gia AFTA nên sự bảo hộ của nhà nước giảm, tạo cơ hội hơn cho các công ty đa quốc gia xâm nhập thị trường.

Từ những phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ nêu trên, Công ty Vinamilk cần có những chính sách thích hợp để khai thác những thuận lợi, khắc phục hoặc phòng ngừa những khó khăn và nguy cơ nhằm tạo ra được những bước đi vững chắc của mình trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Những giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam ( Vinamilk).docx (Trang 81 - 84)