Nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, môi trường sản xuất kinh doanh dần trở nên thông thoáng hơn.Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng sự điều hành của Nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Hệ thống chính sách và pháp luật về kinh doanh cần tiếp tục hoàn thiện nhằm tạo môi trường minh bạch, ổn định, thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động. Mặc dù chúng ta đã có nhiều cải cách về hệ thống chính sách, pháp luật được bạn bè quốc tế ghi nhận nhưng nhìn chung đây vẫn là một trong những điểm yếu của nền kinh tế. Vì vậy, để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung, của Công ty Vinamilk nói riêng, Nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, thủ tục xuất nhập khẩu vẫn còn nhiều phiền hà ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà nước cần phải đơn giản hóa thủ tục góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi. Thường xuyên rà soát tháo gỡ những bất hợp lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Thứ hai, có chính sách, biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ sức vươn ra thị trường quốc tế. Những hỗ trợ của Nhà nước là hết sức cần thiết trong giai đoạn phát triển của Công ty mới được cổ phần hóa.
Thứ ba, tăng cường nghiên cứu và cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Vai trò làm cầu nối giữa kinh tế trong nước và thị trường quốc tế.
Thứ tư, đối với ngành sữa nói chung và Công ty Vinamilk nói riêng, để thúc đẩy phát triển nguyên liệu trong nước, đề nghị Chính phủ xem xét ban hành cơ chế bắt buộc các doanh nghiệp chế biến sữa phải đầu tư cho phát triển vùng nguyên liệu và thu mua sữa tươi sản xuất trong nước như:
- Không cấp giấy phép cho các doanh nghiệp đầu tư vào ngành sữa nếu không đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.
- Áp dụng hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu sữa bột tỷ lệ với lượng sữa tươi thu mua của nông dân cho các doanh nghiệp chế biến sữa.
- Quản lý chặt chẽ các khâu từ khâu nguyên liệu đến công nghiệp chế biến, không để tình trạng có nhà máy chế biến nhưng không đủ sữa cung cấp cho nhà máy. Các tiêu chuẩn về sữa phải có và được thực hiện một các nghiêm chỉnh. Đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.
Kết luận chương 3:
Trên cơ sở thực tiễn về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam thời gian qua, từ dự báo về triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam, triển vọng mở cửa thị trường xuất khẩu cho mặt hàng mới của Việt Nam, dự báo nhu cầu các sản phẩm sữa của thị trường sữa Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 và phân tích môi trường cạnh tranh, chương 3 đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Những giải pháp, kiến nghị đã nêu ở chương này là cơ sở để Công ty cổ phần sữa Việt nam nói riêng và các Công ty sữa ở Việt Nam nói chung vận dụng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, nguồn lực, trình độ, quản lý... để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới đã đặt các doanh nghiệp Việt nam trước rất khó khăn, thách thức. Để phát triển, nâng cao vị thế trên thương trường các doanh nghiệp phải đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao khả năng quản lý sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ... Mở rộng thị trường là công tác rất quan trọng, có tác động mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức kinh tế trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn đạt được những kết quả sau đây:
1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiêp.
2. Phân tích thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt Nam, từ đó chỉ ra những thành công, tồn tại và nguyên nhân của việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần sữa Việt nam.
3. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa như các giải pháp về: sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, marketing và các giải pháp khác.
Một số đề xuất của luận văn xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng mở rộng thị trường của Công ty cổ phần sữa Việt Nam, vì vậy các giải pháp đưa ra sẽ đóng góp phần nào đó trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sữa của Công ty cổ phần sữa Việt Nam nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa nói chung.
Tác giả xin chân thành cám ơn Trường Đại học Thương mại, khoa sau đại học, cô giáo hướng dẫn TS Nguyễn Thị Bích Loan, các cơ quan, các nhà nghiên cứu và Công ty cổ phần sữa Việt Nam đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của các Nhà khoa học để luận văn được hoàn chỉnh nhằm đưa nền kinh tế Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh của Công ty Sữa Việt Nam các năm từ năm 2001 đến năm 2005.
2. Trần Văn Bão, Đặng Đình Đào (1994), Kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường - NXB Thống kê.
3. Nguyễn Duy Bột (1996), Thị trường và kinh doanh thương mại theo cơ chế thị trường - Đại học Kinh tế Quốc dân.
4. Phạm Công Đoàn, Nguyễn Cảnh Lịch ( 2004 ) Kinh tế doanh nghiệp thương mại, NXB Thống kê, Hà nội.
5. Jonh Shaw (1995), Chiến lược thị trường - NXB Thế giới.
6. Nguyễn Bách Khoa (1999), Marketing thương mại, NXB Giáo dục, Hà nội. 7. Phạm Vũ Luận (2004), Quản trị doanh nghiệp Thương mại, Nhà xuất bản
Thống kê - Hà nội.
8. Philip Kotler (1997), Marketing căn bản - Nhà xuất bản Thống kê. 9. Philip Kotler (1997), Quản trị Marketing - Nhà xuất bản Thống kê.
10. Philip Kotler (1994), Những nguyên lý tiếp thị - Nhà xuất bản TP. HCM 11. Qui hoạch phát triển ngành công nghiệp sữa Việt nam đến 2010 và định
hướng đến năm 2020.
12. Nguyễn Xuân Quang (1999), Marketing thương mại, Nhà xuất bản Thống kê - Hà nội.
13. Lê Văn Tâm - Quản trị Chiến lược - Đại học Kinh tế Quốc dân. 14. Lê Thụ (1994), Định giá và tiêu thụ sản phẩm - NXB Thống kê.
15. Văn kiện Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt nam - Nhà xuất bản chính trị quốc gia - 2001.
16.www.moi.gov.vn/BForum/detail.asp?Cat=12&id=1445 Công nghiệp việt Nam ngày 4/5/2006 “Triển vọng của việc mở rộng thị trường cho xuất khẩu mặt hàng mới của Việt Nam”
17.www.vnexpress.net/vietnam/kinh doanh/kinh nghiem/2006/03/3B9E82AA ngày 30/03/2006 “Tiếp thị kiểu truyền miệng”
18. www.thanh nien.com.vn/kinh te/2005/12/22/133336.tno ngày 16/5/2006 “Dutch Lady Việt nam ra mắt ba sản phẩm mới “
19.http://news.thuonghieuviet.com/Details/3241387/SoHuuTriTue/TaiLieu ngày 20/01/2006 “ Truyền lửa đội sales”
20. www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=564&news_id=11934 ngày 19/04/06 “ Giành nhau “ miếng bánh “ thị trường sữa “
21.www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?
ArticleID=20269&ChannelID=3 ngày 30/08/2005 “Friesland Foods đạt chứng nhận Hoàng Gia".
PHỤ LỤC 1
Tình hình kinh tế thế giới và triển vọng kinh tế Việt Nam trong 3 năm tới
ASEAN đã ký FTA về thương mại với Trung Quốc, trong đó quy định bãi bỏ dần về thuế nhập khẩu đối với phần lớn hàng hóa trao đổi giữa hai bên trong vòng 5 năm. Từ tháng 7 năm 2005 ASEAN tiến hành đàm phán chính thức với Hàn Quốc và liên minh Austraulia - New Zealand. Khối cũng có kế hoạch hoàn tất FTA với Ấn Độ vào cuối năm nay.
Việc hợp tác kinh tế với nước ngoài đang được mở rộng. Hãng AP cho biết Nhật Bản họp với Việt Nam và Lào nhằm thiết lập khu mậu dịch tự do Nhật Bản - ASEAN trước năm 2012.
Theo ngân hàng Thế giới, sự bất ổn của đồng USD và giá dầu leo thang là nguyên nhân khiến cho mức tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển có nguy cơ tuột dốc. Dự đoán trong năm nay mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm xuống còn 3,1% so với mức 3,8% của năm 2004. Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển sẽ giảm còn 5,7% ( năm 2004 là 6,6% ).
Nước có mức tăng trưởng cao nhất đang gây quan ngại cho không ít nước trong khu vực là Trung quốc, với mức tăng 9,5% năm 2004. Thủ tướng Trung quốc Ôn Gia Bảo cố gắng làm yên lòng các nước rắng sự tăng trưởng mạnh của Trung quốc không phải là đe dọa cho Châu Á. Trái lại, ông nói: Châu Á cần tiếp tục tiến tới tự do thương mại, giải quyết các vướng mắc và tạo ra khung hợp tác mới. Ông kêu gọi xây dựng hiệp ước tự do mậu dịch toàn châu Á.
Kinh tế Việt Nam dưới con mắt một số chuyên gia được coi là khó có thể đạt mức tăng truởng 8% nhung có thể giữ được 7,5% trong vòng 3 năm tới và tăng gấp đôi GDP trong 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010. Giáo sư Nguyễn Quốc Khải, một cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Washington cho rằng dự báo này có độ khả tín cao và không khác biệt gì nhiều so với ước tính của tổ chức tài chính quốc tế khác như IMF hoặc WB. Ramesh Adhikari, chuyên gia của ADB nói : để tăng trưởng hơn 8% ngành công nghiệp sẽ phải phát triển nhanh hơn.
Triển vọng kinh tế Việt Nam còn được cho là có nhiều yếu tố thuận lợi khác như: số ngoại tệ khổng lồ của Việt kiều gửi về cùng với những khoản thu nhập khá lớn từ việc xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng đang trên đà gia tăng nhờ vào những biện pháp cải cách áp dụng trong vài năm vừa qua.
Theo nhận định của nhiều nhà quan sát đà phát triển tương đối lành mạnh của kinh tế Việt nam trong những năm gần đây là một yếu tố tích cực cho việc thực hiện xóa đói giảm nghèo, một trong những công tác được cộng đồng quốc tế nhiệt liệt khen ngợi. Viêt Nam được nêu như một tấm gương cho các nước đang phát triển noi theo dù còn tới khoảng 20 triệu người nghèo.
(Tổng hợp từ báo Thế Giới số 180 ra ngày 11 tháng 4 năm 2005 và số 182 ra ngày 25 tháng 4 năm 2005)
PHỤ LỤC 2
Cung và cầu trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay và tính phức tạp của hệ thống kênh Marketing
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
Một vài lợi thế và bất lợi của các công cụ xúc tiến chủ yếu QUẢNG CÁO
Lợi thế
Có thể xúc tiến với nhiều khách hàng trong cùng một thời gian.
Chi phí khá thấp cho mỗi lần quảng cáo. Rất tốt trong việc tạo ra hình ảnh về nhãn hiệu.
Tính năng động và sự phong phú của phương tiện để lựa chọn cao; có thể đạt được nhiều mục tiêu xúc tiến bán hàng .
Bất lợi
Quảng cáo cho nhiều khách hàng không phải là khách hàng tiềm năng (lãng phí tiền).
Tính trông thấy được cao làm cho quảng cáo trở thànhmột mục tiêu của các chỉ trích marketing .
Thời gian quảng cáo xuất hiện thường ngắn ngủi.
Các khách hàng thường nhanh chóng lãng quên quảng cáo.
BÁN HÀNG CÁ NHÂN
Lợi thế
Có thể là công cụ xúc tiến bán hàng có sức thuyết phục nhất; các nhân viên bán hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hành vi mua hàng.
Cho phép trao đổi thông tin hai chiều. Thường cần thiết cho các sản phẩm kĩ thuật phức tạp.
Bất lợi
Chi phí cao cho mỗi giao dịch.
Đào tạo bán hàng và tạo động cơ thúc đẩy có thể rất tốn kém và khó thực hiện.
Bán hàng cá nhân thường có một hình ảnh kém, làm cho việc tuyển dụng lực lượng bán hàng khó khăn.
Các đại diện bán hàng tồi có thể làm tổn thương đến việc bán hàng cũng như Công ty, sản phẩm và hình ảnh của nhãn hiệu.
XÚC TIẾN BÁN HÀNG
Lợi thế
Một phương pháp rất tốt để giảm giá bán trong thời gian ngắn nhằm khuyến khích nhu cầu.
Có nhiều công cụ xúc tiến bán hàng để lựa chọn.
Có thể có hiệu quả để thay đổi hành vi người tiêu dùng.
Có thể dễ dàng kết hợp với các công cụ xúc tiến khuếch trương khác.
Bất lợi
Có thể ảnh hưởng tới các khách hàng trung thành ban đầu với nhãn hiệu để họ nhét đầy khovới giá rẻ hơn nhưng chỉ thu hút thêm ít khách hàng mới.
Có thể chỉ có ảnh hưởng ngắn hạn.
Việc sử dụng quá nhiều các công cụ xúc tiến bán hàng có liên quan đến giá cả có thể gây tác hại cho hình ảnh nhanx hiệu và lợi nhuận. Các đối thủ cạnh tranh dễ dàng bắt chước các xúc tiến bán hàng có hiệu quả.
PHỤ LỤC 5
Điểm mạnh và điểm yếu
của các phương tiện truyền tin quảng cáo chủ yếu
Báo viết Truyền hình
Lợi thế
- Linh hoạt và đúng thời hạn.
- Bao phủ với cường độ lớn thị trường địa phương.
- Được chấp nhận và sử dụng rộng rãi - Sự tin tưởng cao, vào các chữ được ịn Bất lợi
- Tuổi thọ ngắn
- Đọc một cách vội vàng - Số lượng độc giả hạn chế
Lợi thế
Kết hợp của hình ảnh, âm thanh và cử động.
Thu hút các giác quan. Nhiều khán giả.
Tâm lý chú ý. Bất lợi
- Không lựa chọn độc giả. - Các ấn tượng lướt qua nhanh - Tuổi thọ ngắn
- Đắt tiền
Phát thanh Tạp chí
Lợi thế
- Sử dụng nhiều (hơn 25 triệu máy thu thanh được bán hàng năm)
- Lựa chọn thính giả thông qua sự sắp xếp của đài phát thanh
- Chi phí thấp (cho một đơn vị thời gian) - Linh hoạt về địa lý.
Bất lợi
- Chỉ giới thiệu bằng âm thanh - Không gầy chú ý bằng truyền hình - Mua lộn xộn (các cấu trúc giá không được tiêu chuẩn hoá)
- Tuổi thọ ngắn
Lợi thế
- Sự lựa chọn về địa lý và nhân khẩu cao. - Tâm lý chú ý.
- Chất lượng của bản sao chép - Quan hệ với người đọc lâu dài Bât lợi
- Thời gian chờ đợi lâu (từ 6 đến 8 tuần trước khi xuất bản)
- Một số lượng tạp chí phát hành bị lãng phí
- Không có bảo đảm về chỗ (trừ khi tiền thuê đã được trả)
Ngoài trời Thư trựctiếp
Lợi thế - Linh hoạt
- Không có các quảng cáo cạnh tranh có liên quan.
Bất lợi
- Hạn chế sự sàng tạo
- Nhiều sự rối trí cho người xem
- Công kích công chúng (liên quan đến vấn đề sinh thái)
- Không có sự lựa chọn khán giả
Lợi thế
- Lựa chọn độc giả - Linh hoạt
- Không có sự cạnh tranh từ các công ty quảng cáo cạnh tranh
- Được cá nhân hoá Bất lợi
- Chi phí tương đối cao
- Người tiêu dùng thường ít chú ý tới và vứt chúng đi
PHỤ LỤC 6:
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AFTA Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á APV Tên công ty của Đan Mạch
ASEAN Đông Nam Á
CBCNV Cán bộ công nhân viên
CEPT Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
CGHL Cô gái Hà Lan
CNV Công nhân viên
CP Cổ phần
DHA Decosahexaenoic acid là axit béo rất quan trọng trong việc hình thành