Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm cửu long.pdf (Trang 29)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

3.1.Quá trình hình thành và phát triển

3.1.1. Quá trình hình thành công ty

Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long (Cuu Long Pharmaceutical Joint – Stock Corporation)

Tên giao dịch: Pharimexco Tên viết tắt: VPC

Trụ sở chính: số 150, đường 14/9, phường 5, Thành Phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Điện thoại: 070.3822533 / 070.3822216/ 070.3823268 Fax: 070.3822129

Email: pharimexco@hcm.vnn.vn

Website: www.pharimexco.com.vn

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 5403000021 đăng kí lần đầu ngày 09/11/2004.

Vốn điều lệ: 99.136.920.000 đồng Loại hình pháp lý: Công ty cổ phần

Năm 1976, hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh được sáp nhập thành tỉnh Cửu Long. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phân phối dược phẩm, đáp ứng nhu cầu thuốc cho nhân dân, xí nghiệp Dược Phẩm Cửu Long và Công ty Dược Phẩm Cửu Long ra đời.

Tháng 4 năm 1984, Xí nghiệp Dược Phẩm Cửu Long và công ty Dược Phẩm Cửu Long sáp nhập thành Xí Nghiệp Liên hiệp Dược Cửu Long. Xí nghiệp có nhiệm vụ chính là sản xuất, lưu thông phân phối thuốc, chế biến thuốc và xuất nhập khẩu các mặt hàng dược phẩm.

Năm 1992, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Xí Nghiệp Liên Hiệp Dược Phẩm Cửu Long cũng được tách ra làm 2, bao gồm công ty Dược Trà Vinh và Công ty Dược Cửu Long. Tháng 11 năm 1992, công ty Dược Cửu Long đổi tên thành Công ty Dược và Vật tư y tế Cửu Long

(Pharimexco) theo quyết định số 538/QĐ – UBT ngày 20/11/1992 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long và quyết định số 338/HĐBT.

Năm 1998, Công ty liên doanh với Hàn Quốc thành lập nhà máy sản xuất dụng cụ y tế Việt – Hàn (gọi tắt là Vikimco), với công nghệ sản xuất thế hệ mới của Hàn Quốc, hàng năm nhà máy cho ra đời khoảng 150 triệu sản phẩm các loại dụng cụ y tế: ống kiêm tim, bơm tiêm, dây truyền dịch truyền mẫu máu… được ngành y tế trong nước hoan nghênh, chất lượng được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm.

Năm 2000, Công ty liên doanh với Canada xây dựng nhà máy Vicancap. Nhà máy sử dụng công nghệ mới của Canada trong việc sản xuất Capsule (nang rỗng) các loại. Hàng năm, nhà máy sản xuất được hơn 2 tỷ sản phẩm, phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu sang thị trường Lào, Campuchia và Myanma.

Tháng 8 năm 2004, thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính Phủ, công ty bắt đầu chuyển đổi loại hình từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Ngày 1 tháng 1 năm 2005, công ty có tên gọi mới là Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long. Vốn điều lệ ban đầu là 56 tỷ đồng.

Ngày 3 tháng 9 năm 2008, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Cửu Long chính thức trở thành công ty thứ 159 niêm yết cổ phiếu phổ thông trên Sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch DCL. Ngày 17 tháng 9 năm 2008, cổ phiếu DCL chính thức niêm yết và giao dịch trên Sở Giao Dịch Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh.

3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chính 3.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh 3.1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh

- Sản xuất và kinh doanh các mặt hàng: dược phẩm, capsule, các loại dụng cụ, trang thiết bị y tế cho ngành dược, ngành y tế, mỹ phẩm, thực phẩm dinh dưỡng, dược liệu, hóa chất, nguyên liệu và các loại dược phẩm bào chế khác.

- Sản xuất các loại bao bì dùng trong ngành dược. - Nuôi, trồng các loại dược liệu làm thuốc.

3.1.2.2. Sản phẩm chính

- Dược phẩm các dạng: viên, bột, cốm, capsule, dung dịch uống, tiêm, truyền, nhũ dịch, thuốc mỡ.

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

17

- Dụng cụ y tế, ống bơm tiêm, dây truyền dịch, truyền máu và các loại bông băng.

- Mỹ phẩm các dạng.

3.1.3. Mạng lƣới phân phối

Công ty có 45 chi nhánh và phòng giao dịch đặt ở các tỉnh và thành phố trong cả nước, gồm:

- Khu vực phía Bắc: 6 chi nhánh và 12 phòng giao dịch, đặt tại các tỉnh và thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Khu vực miền Trung: 1 chi nhánh, 4 phòng giao dịch được đặt tại các tỉnh và thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Quảng Ngãi.

- Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông: 1 chi nhánh và 9 phòng giao dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khu vực miền Tây: 6 chi nhánh và 5 phòng giao dịch, đặt tại các tỉnh và thành phố: Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau. Riêng tại tỉnh Vĩnh Long, ngoài trụ sở chính, công ty còn có 375 đại lý bán lẻ đặt ở khắp các xã, huyện, thị xã trên toàn quốc.

- Ngoài ra, công ty còn có Công ty Liên Doanh MSC tại Viêng Chăn (Lào).

3.1.4. Qui mô sản xuất

Công ty có 6 nhà máy đang hoạt động, gồm:

- Nhà máy sản xuất dược phẩm β – Lactam đạt tiêu chuẩn GMP_WHO - Nhà máy sản xuất dược phẩm Non β – Lactam đạt tiêu chuẩn GMP_WHO.

- Nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin, đạt tiêu chuẩn GMP_WHO

- Nhà máy sản xuất Capsule 1. - Nhà máy sản xuất Capsule 2.

3.1.5. Trình độ công nghệ

Công ty ứng dụng nhiều quy trình sản xuất tiên tiến với máy móc hiện đại theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn ISO 9001:2000, ISO 9001:2008, GMP-WHO. Kỹ thuật sản xuất dược phẩm, viên nén capsule, dụng cụ y tế của công ty khá hiện đại, hoàn chỉnh, trên cơ sở nắm bắt, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ sản xuất của nước ngoài:

- Về kỹ thuật sản xuất dƣợc phẩm: ứng dụng quy trình các dạng sản xuất thuốc bằng công nghệ, thiết bị nhập từ các nước có nền công nghệ tiên tiến và đã được kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, góp phần làm chất lượng sản phẩm luôn ổn định và được đánh giá chính xác, có độ tin cậy cao.

- Về kỹ thuật sản xuất capsule: sử dụng công nghệ chế tạo capsule hàng đầu thế giới của Mỹ và Canada, năng suất chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Dược điền Mỹ (USP) và Dược điền châu Âu (EUP), máy móc thiết bị quy trình sản xuất capsule được nhập khẩu từ nước ngoài, chủ yếu từ Mỹ, Canada và Bungari.

- Về kỹ thuật sản xuất ống kiêm tiêm, dây truyền dịch dùng một lần: công ty ứng dụng công nghệ polymer, công nghệ lắp ráp, đóng gói tuyệt trùng của Hàn Quốc, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị sản xuất chính được nhập khẩu từ Hàn Quốc, linh kiện phụ tùng, nguyên liệu được nhập từ nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan và Singapore.

Tất cả các nhà máy của công ty đều đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.

Hệ thống kho lạnh bảo quản hàng hóa đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc GSP.

Phòng kiểm tra chất lượng của công ty đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong phòng thí nghiệm GLP.

3.1.6. Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm 3.1.6.1. Hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm

Công ty áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến như GMP – WHO; ISO 9001:2000 và ISO/IEC 17025.

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

19

- GMP – WHO: áp dụng nguyên tắc thực hành tốt sản xuất thuốc theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (GMP – WHO) được Cục quản lý Dược Việt Nam cấp giấy chứng nhận số 194/CN-QLD.

- ISO 9001:2000: áp dụng nguyên tắc quản lý và thường xuyên đánh giá lại hàng năm đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn: TCVN ISO 9001:2000/ISO 9001:2000 được Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (Quacert) cấp giấy chứng nhận số: HT.1308.06.13.

- ISO/IEC 17025: áp dụng nguyên tắc thực hành tốt, Phòng kiểm tra chất lượng được đánh giá phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025: 2005 do văn phòng công nhận chất lượng Việt Nam cấp chứng nhận số Vilas 132.

3.1.6.2. Hệ thống đảm bảo chất lƣợng sản phẩm

Hệ thống đảm bảo chất lượng sản phẩm của công ty được thiết lập ở khắp các khâu của quá trình sản xuất từ cung ứng nguyên vật liệu, vật tư đầu vào cho đến bảo quản, nhằm đảm bảo nguyên liệu đạt yêu cầu cao về chất lượng như đã đăng ký, định chuẩn, phù hợp với nguyên tắc GMP-WHO.

Công ty đã tiến hành xây dựng phòng kiểm tra chất lượng QC để đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra chất lượng sản phẩm. Công ty đã trang bị cho phòng QC máy móc hiện đại, bố trí nhiều cán bộ chuyên môn lành nghề, có kinh nghiệm ứng dụng kỹ thuật cao, thực hiện phương pháp kiểm tra chất lượng tiên tiến, để đảm bảo kết quả kiểm nghiệm thu được luôn chính xác, đáng tin cậy.

Bên cạnh đó, công ty còn thành lập phòng đảm bảo chất lượng QA để tổ chức một mạng lưới đảm bảo chất lượng, làm nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận liên quan cùng hoạt động nhằm đánh giá chất lượng nhà cung cấp, đồng thời kiểm tra, đánh giá nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra, bảo đảm chất lượng nguyên vật liệu ở khâu bảo quản. Ngoài ra, phòng QA còn thẩm định thiết bị, quy trình, phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, nhờ hoạt động của Phòng kiểm tra chất lượng QC và Phòng đảm bảo chất lượng QA, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, tạo uy tín sản phẩm trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng tín nhiệm.

3.2. TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 3.2.1. Cơ cấu quản lý và bộ máy tổ chức

3.2.1.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)

Chú thích: Phòng TC – HC: Phòng tổ chức hành chính

Phòng CNTT: Phòng công nghệ thông tin

Phòng TC – KT: Phòng tài chính kế toán

Phòng KH – TH: Phòng kế hoạch tổng hợp

Phòng QA: Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm

Phòng RD: Phòng nghiên cứu và phát triển

Phòng GLP: Phòng kiểm tra chất lượng nguyên liệu, bao bì

Phòng KT – BT: Phòng kĩ thuật bảo trì Phòng CƢVT: Phòng cung ứng vật tư Nhà máy sản xuất dược phẩm Nhà máy sản xuất Capsule Nhà máy Vikimco Các chi nhánh, đại lý Phòng TC- HC Phòng CNTT Phòng kinh doanh Phòng TC- KT Phòng xuất nhập khẩu Phòng KH- TH Phòng QA Phòng RD Phòng GLP Phòng KT- BT Phòng CƯVT Tổng kho vận Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

21

Nhận xét: Bộ máy tổ chức của công ty được thực hiện theo cơ cấu quản trị trực tuyến – chức năng, đảm bảo sự hoạt động thông suốt và tính thống nhất cho công ty. Đứng đầu là ban giám đốc có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành toàn bộ các bộ phận, phòng ban, đảm bảo hoạt động của công ty luôn được thông suốt, hiệu quả. Bên cạnh đó, các bộ phận, phòng ban được phân chia trách nhiệm rõ ràng, chịu sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám đốc, vì vậy, công việc luôn được hoàn thành tốt. Đây là cơ cấu quản trị phù hợp với công ty, giúp công ty thực hiên tốt khả năng điều hành công việc kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả cao.

3.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

- Hội Đồng Quản Trị: Là cơ quan quản lý cao nhất cũa công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.

- Ban kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị, giám đốc và những người quản lý công ty.

- Ban giám đốc: tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

- Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ xây dựng chiến lược nhân sự trung hạn, dài hạn, quản lý công tác hành chính văn thư, quản trị tài sản, tổ chức cán bộ, đào tạo huấn luyện nhân sự có trình độ về thông tin liên lạc nhằm phục vụ cho hội họp và công tác nội bộ của công ty.

- Phòng công nghệ thông tin: quản lý các hệ thống thông tin trong công ty, sửa chữa và bảo trì các máy vi tính, khắc phục sự cố khi xảy ra vấn đề về thông tin.

- Phòng tài chính kế toán: phụ trách toàn bộ công tác kế toán, thống kê tài chính, chịu trách nhiệm về việc mở sổ kế toán, ghi chép theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, quản lý tốt các nguồn vốn, quản lý tiền hàng, giá cả, hạch toán chi phí, lãi - lỗ và lập báo cáo kế toán, tổng kết tài sản, quyết toán tài chính theo quy định của công ty và chế độ kế toán hiện hành.

- Phòng xuất – nhập khẩu: xây dựng phương pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng

trong và ngoài nước, đồng thời phối hợp với chi nhánh thành phố ký hợp đồng mua bán xuất nhập khẩu, xây dựng chi tiết hàng hoá xuất nhập khẩu trong năm.

- Phòng kế hoạch tổng hợp: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trung và dài hạn, đồng thời tổ chức công tác thống kê kế hoạch của công ty.

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ mua bán hàng hóa, trực tiếp liên hệ với các ngành kinh doanh, cơ sở sản xuất khác để khai thác và cung sản phẩm, tổ chức nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị hiếu về từng loại sản phẩm để nhằm cải tạo và xây dựng mạng lưới mua bán.

- Phòng kiểm tra chất lƣợng sản phẩm (QA): thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm theo định kỳ, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã đăng kí, xử lý các rủi ro về chất lượng khi phát hiện hoặc khi có vấn đề về chất lượng đã đặt ra.

- Phòng nghiên cứu và phát triển (RD): nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu những mặt hàng đã sản xuất tại thị trường trong nước và trên thế giới; nghiên cứu những mặt hàng mới để đưa vào sản xuất, thực hiện việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã sản phẩm.

- Phòng kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu, bao bì: có nhiệm vụ kiểm tra, giám định chất lượng, nguyên liệu, bao bì trước khi đưa vào sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

- Phòng kĩ thuật bảo trì: cung cấp máy móc, thiết bị, sửa chữa, các loại dụng cụ thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

- Phòng cung ứng vật tƣ: có nhiệm vụ cung cấp bao bì, nguyên vật liệu, hóa chất phục vụ xưởng sản xuất.

- Tổng kho vận: có nhiệm vụ quản lý hàng hóa của công ty, điều động phương tiện vận tải, bốc xếp, giao nhận hàng hóa tại kho của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhà máy sản xuất dƣợc phẩm: chuyên sản xuất các loại dược phẩm để cung cấp cho các chi nhánh hoặc tiêu thụ trực tiếp tại công ty.

- Nhà máy sản xuất Capsule: sản xuất viên nang rỗng để cung cấp chi nhánh, đại lý hoặc tiêu thụ trực tiếp tại công ty.

SVTH: Nguyễn Trung Tiến

23

- Các chi nhánh, đại lý: là người đại diện cho công ty làm việc trực tiếp với khách hàng , góp phần quan trọng vào quá trình tiêu thụ sản phẩm, giúp công ty nắm rõ tình hình thị trường.

=> Các phòng ban được phân chia nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp, khoa học, đảm bảo việc quản lý và vận hành công việc đạt hiệu quả cao.

3.2.2. Nguồn nhân lực của công ty

Công ty luôn nhận thức nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng cho sự phát

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm cửu long.pdf (Trang 29)