7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
4.4.3. Tỷ số quản trị nợ
Bảng 31: CÁC CHỈ SỐ VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2007 ĐẾN 2009
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007 2008 2009
Tổng tài sản (1) Triệu đồng 399.617 551.410 640.719 Vốn chủ sở hữu (2) Triệu đồng 239.664 273.445 300.397 Tổng nợ (3) Triệu đồng 159.662 278.495 340.194 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (4) Triệu đồng 45.300 50.678 60.577 Chi phí lãi vay (5) Triệu đồng 9.099 16.803 19.970
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (3)/(1) Lần 0,4 0,5 0,53
Tỷ lệ nợ trên VCSH (3)/(2) Lần 0,67 1,02 1,13
SVTH: Nguyễn Trung Tiến
81
Bảng 32: CÁC CHỈ SỐ VỀ CƠ CẤU VỐN CỦA CÔNG TY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
4.4.3.1. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ trên tổng tài sản của công ty trong ba năm qua, từ 2007 đến 2009 liên tục tăng, cho thấy mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ các tài sản hiện hữu đang khá cao. Năm 2007, tỷ số nợ của công ty là 0,4, tức là 40% tài sản của công ty là từ vốn vay. Năm 2008 và 2009, tỷ lệ nợ tiếp tục tăng tương ứng là 0,5 và 0,53, cho thấy số phần trăm tài sản từ vốn vay của công ty ngày càng tăng. Trong hai năm, 2008 và 2009, công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy mới để mở rộng sản xuất kinh doanh như nhà máy sản xuất thuốc kháng sinh, nhà máy capsule 2 và văn phòng làm việc mới, vốn đầu tư cho các nhà máy chủ yếu từ nguồn vốn vay. Vì vậy, tỷ lệ nợ của công ty trong năm 2008, 2009 tiếp tục tăng chủ yếu là do công ty vay vốn đầu tư, phát triển, mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, công ty không nên để tỷ số nợ trên tổng tài sản tăng quá cao để tránh được các rủi ro. Khi các nhà máy mới đi vào hoạt động, công ty cần nhanh chóng phát huy hiệu quả sản xuất, đưa nguồn doanh thu tiếp tục tăng mạnh, để đảm bảo tỷ lệ nợ.
6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ nợ của công ty là 0,57 cao hơn so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do tổng nợ của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng khá
Chỉ tiêu ĐVT Năm
6 tháng 2009 6 tháng 2010
Tổng tài sản (1) Triệu đồng 602.372 724.235 Vốn chủ sở hữu (2) Triệu đồng 284.516 309.566 Tổng nợ (3) Triệu đồng 317.703 414.445 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (4) Triệu đồng 30.334 30.211 Chi phí lãi vay (5) Triệu đồng 10.875 14.000
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản (3)/(1) Lần 0,53 0,57
Tỷ lệ nợ trên VCSH (3)/(2) Lần 1,12 1,34
mạnh so với cùng kì (tăng 30,45%), trong khi tổng tài sản chỉ tăng 20,23%. Năm 2010, công ty tiếp tục vay vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh và xây dựng nhà xưởng, vì vậy tổng nợ của công ty tiếp tục tăng cao. Với tỷ lệ nợ là 0,57, cho thấy 57% tài sản của công ty là từ vốn vay. Đây là tỷ lệ khá cao, công ty cần có những giải pháp hạn chế phụ thuộc nguồn tài sản từ vốn vay.
Như vậy, trong 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của công ty luôn gia tăng. Tỷ lệ này tăng chủ yếu do công ty thực hiện vay nợ đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh. Trong thời gian tới, công ty cần đẩy nhanh hiệu quả sử dụng, công suất thiết kế của nhà máy, trang thiết bị nhằm nâng cao nguồn doanh thu, tăng cường khả năng tự chủ tài chính, duy trì tỷ lệ nợ ở mức an toàn, tránh tình trạng quá cao, dẫn đến nhiều rủi ro cho công ty.
4.4.3.2 Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Qua 3 năm, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu có nhiều biến động lớn. Năm 2007, tỷ lệ này chỉ ở mức 0,67 đã tăng lên 1,02 vào năm 2008, tức là tăng 1,5 lần. Nguyên nhân là do tổng nợ năm 2008 đã tăng tới 74,42% so với năm 2007, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 14,09%. Nguyên nhân là do công ty vay vốn khá lớn đầu tư vào các nhà máy mới, làm cho tổng nợ tăng mạnh. Với tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 1,02, nguồn tài sản của công ty bao gồm 50% nợ và 50% vốn chủ sở hữu. Năm 2009, tỷ lệ này tiếp tục tăng, lên mức 1,13, do tổng nợ tăng hơn 22%, vốn chủ sở hữu chỉ tăng 9,8%. Trong năm 2009, công ty tiếp tục triển khai và bổ sung vốn cho các nhà máy, nên tổng nợ tiếp tục tăng so với trước. Như vậy, trong năm 2009, nguồn tài sản của công ty được hình thành từ 53% nợ và 47% vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy công ty đang phụ thuộc vào nguồn vốn vay quá nhiều.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 là 1,34 lần, tăng 0,22 lần so với 6 tháng đầu năm 2009. Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2010, nguồn tài sản của công ty được hình thành từ 57% nợ và 43% vốn chủ sở hữu, trong khi tỷ lệ này trong 6 tháng đầu năm 2009 là 53% nợ và 47% vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do tổng nợ tăng quá nhanh, tăng 30,45% so với cùng kì, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng 8,8%. Điều này cho thấy công ty phụ thuộc
SVTH: Nguyễn Trung Tiến
83
Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần nâng nguồn vốn chủ sở hữu để chủ động hơn trong việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất, đồng thời nâng cao khả năng tự chủ tài chính, không quá phụ thuộc vào bên ngoài.
4.4.3.3. Tỷ số thanh toán lãi vay
Tỷ số thanh toán lãi vay của công ty từ năm 2007 đến năm 2009 giảm dần, tuy nhiên vẫn đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay. Trong năm 2007, tỷ số thanh toán lãi vay là 4,98, tức là 1 đồng chi phí lãi vay được đảm bảo thanh toán bằng 4,98 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Năm 2008, tỷ số này chỉ còn 3,02, giảm 1,96 so với năm 2007. Nguyên nhân là do chi phí lãi vay của công ty tăng quá nhanh, gấp 7 lần tốc độ tăng của EBIT (chi phí lãi vay tăng 84%, EBIT chỉ tăng 11,87%) kéo tỷ lệ thanh toán lãi vay của công ty giảm. Năm 2009, tỷ số thanh toán lãi vay tăng nhẹ, lên mức 3,033, do EBIT đã tăng nhanh hơn chi phí lãi vay (EBIT tăng 19,5%, chi phí lãi vay tăng 18,84%). Trong 2 năm 2008, 2009 công ty đã tiến hành vay vốn từ các ngân hàng, lãi suất ngân hàng tăng mạnh khiến cho chi phí lãi vay tăng mạnh, trong khi các nhà máy trong quá trình xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động nên lợi nhuận trước thuế của công ty chưa nhiều, vì vậy, tỷ số thanh toán lãi vay giảm mạnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ thanh toán lãi vay là 2,16, giảm mạnh so với 6 tháng đầu năm 2009 (tỷ lệ là 2,79). Nguyên nhân là do EBIT của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 giảm nhẹ so với cùng kỳ (giảm 0,4%), trong khi chi phí lãi vay tăng mạnh (tăng 28,73%), khiến cho tỷ lệ thanh toán lãi vay giảm so với cùng kì. Trong 6 tháng đầu năm 2010, do doanh thu thuần của công ty chỉ tăng 19%, nhưng các loại chi phí tăng mạnh như giá vốn hàng bán tăng đến 24%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 47%, khiến cho EBIT của công ty giảm nhẹ so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, do công ty đang vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, nên chi phí lãi vay còn cao. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng nguồn doanh thu, giảm bớt các chi phí để EBIT tiếp tục tăng trưởng, đồng thời giảm dần chi phí lãi vay khi có điều kiện, để tỷ lệ thanh toán lãi vay tăng trở lại.
4.4.4. Tỷ suất sinh lời
Bảng 33: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2009
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Bảng 34: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA CÔNG TY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2010
(Nguồn: Phòng tài chính – kế toán)
Chỉ tiêu ĐVT Năm
2007 2008 2009
Lợi nhuận sau thuế (1) Triệu đồng 40.707 46.097 56.438 Doanh thu thuần (2) Triệu đồng 356.733 474.908 573.648 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) Triệu đồng 154.220 256.554 286.921 Tổng tài sản bình quân (4) Triệu đồng 334.169 475.513 596.064
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
doanh thu (ROS) (1)/(2) % 11,41 9,7 9,84
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (ROE) (1)/(3) % 26,4 17,97 19,67
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản (ROA) (1)/(4) % 12,18 9,69 9,47
Chỉ tiêu ĐVT Năm
6 tháng 2009 6 tháng 2010
Lợi nhuận sau thuế (1) Tr đồng 28.272 28.420 Doanh thu thuần (2) Tr đồng 250.449 298.766 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) Tr đồng 271.171 297.041 Tổng tài sản bình quân (4) Tr đồng 560.632 663.303
ROS (1)/(2) % 11,29 9,51
ROE (1)/(3) % 10,43 9,57
SVTH: Nguyễn Trung Tiến
85
4.4.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty giảm dần. Nếu năm 2007, ROS là 11,41%, tức là 1 đồng doanh thu tạo ra được 0,1141 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2008, 2009, ROS giảm chỉ còn 9,7% vào năm 2008 và tăng nhẹ lên 9,84% vào năm 2009. Nguyên nhân ROS giảm mạnh trong năm 2008 là do doanh thu thuần tăng mạnh đến 33,12% nhưng các chi phí của công ty cũng tăng cao so với năm 2007, như giá vốn hàng bán tăng đến 30%, chi phí bán hàng tăng 89%, chi phí quản lý tăng 26%... đã làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng 13%, nên tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu giảm. Năm 2009, do tình hình giá cả đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, nên giá vốn hàng bán và các chi phí khác tăng chậm lại, thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần, làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh hơn so với năm 2008, đưa ROS tăng nhẹ lên 9,84. Vì vậy, trong thời gian tới, việc hạ thấp chi phí và tiết kiệm chi phí sản xuất là vấn đề quan trọng, nhằm đưa ROS của công ty trở nên cao hơn, tăng hiệu quả sản xuất.
6 tháng đầu năm 2010, ROS của công ty là 9,51, giảm 1,78 so với 6 tháng đầu năm 2009. Như vậy, 1 đồng doanh thu của công ty tạo ra được 0,0951 đồng lợi nhuận, trong khi cùng kì năm trước, 1 đồng doanh thu của công ty tạo ra được 0,1129 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do doanh thu thuần của công ty 6 tháng đầu năm 2010 tăng 19,29%, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty hầu như không tăng so với cùng kì (chỉ tăng 0,5%), vì vậy, ROS của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 giảm so với 6 tháng đầu năm 2009. Tuy doanh thu thuần của công ty tuy tăng đến 19,29%, song chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu, một số chi phí tăng cao như giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp… nên lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ tăng nhẹ 0,5%. Trong 6 tháng còn lại, công ty cần đẩy mạnh tăng doanh thu thuần, giảm bớt các khoản chi phí để tăng lợi nhuận sau thuế, nâng cao tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh.
4.4.4.2. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Năm 2007, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty khá cao, đạt mức 26,4%, 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,264 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2008, ROE giảm so với năm 2007, chỉ còn 17,97%. Do trong năm 2008, công ty tiến hành phát hành thêm cổ phiếu, số lượng cổ phiếu tăng
thêm 1.619.308 cổ phiếu, khiến cho vốn chủ sở hữu công ty tăng cao (tăng 66,35%), trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 13%, vì vậy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm khá mạnh. Sang năm 2009, ROE tăng lên mức 19,67%, do lợi nhuận trước thuế đã tăng gấp đôi tỷ lệ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân (lợi nhuận tăng 22,43%, vốn chủ sở hữu bình quân tăng 11,83%). Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty đang tăng trở lại, hiệu quả đầu tư của vốn chủ sở hữu ngày càng cao.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, ROE của công ty là 9,57%, giảm 0,86% so với ROE của của 6 tháng đầu năm 2019. Do vốn chủ sở hữu bình quân của công ty trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng 9,54%, trong khi lợi nhuận sau thuế hầu như không tăng, nên ROE của công ty giảm so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, nâng cao mức độ sinh lời từ nguồn vốn này.
4.4.4.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Qua bảng, ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản giảm dần. Năm 2007, ROA là 12,18%, tức là 1 đồng tài sản tạo ra được 0,1218 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2008, ROA giảm còn 9,69% và tiếp tục giảm xuống 9,47% vào năm 2009. Nguyên nhân là do tổng tài sản bình quân của công ty trong năm 2008, 2009 tăng cao (năm 2008 tăng 42%, năm 2009 tăng 25%) nhưng lợi nhuận sau thuế tăng thấp hơn (năm 2008 tăng 13%, năm 2009 tăng 22%), khiến cho ROA giảm mạnh liên tục trong 2 năm. Tổng tài sản của công ty tăng cao là do công ty đã tiến hành mua nhiều tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất của các nhà máy mới xây dựng. Trong giai đoạn đầu mới khai thác và đưa vào sử dụng, tài sản của công ty chưa phát huy hết hiệu quả sản xuất, nên lợi nhuận thu được còn thấp. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động sản xuất của các nhà máy, tăng nguồn doanh thu và lợi nhuận sau thuế, nhằm nâng cao hơn nữa khả năng sinh lời của tài sản.
Trong 6 tháng đầu năm 2010, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản của công ty là 4,28%, giảm 0,76% so với mức 5,04% của của 6 tháng đầu năm 2009. Do lợi nhuận sau thuế của công ty không tăng, trong khi tổng tài sản bình quân trong 6 tháng đầu năm 2010 tăng 18%, nên ROA của công ty giảm so với cùng kỳ.
SVTH: Nguyễn Trung Tiến
87
vụ cho các nhà máy mới, mua sắm thêm 1 số thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Các loại tài sản này mới được sử dụng trong thời gian đầu, hiệu quả hoạt động và công suất vận hành chưa cao, nên khả năng tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty còn thấp.
Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần phát huy hơn nữa hiệu quả các loại tài sản mà công ty đã đầu tư, gia tăng được nguồn doanh thu và lợi nhuận sau thuế, tăng khả năng sinh lời của tài sản, giúp cho hiệu quả kinh doanh cao.
CHƢƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC PHẨM CỬU LONG