KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 73 - 76)

4) Sâu cuốn lá nhỏ

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1 Kết luận

Qua quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu các đặc điểm nông học của 8 giống lúa thí nghiệm, trong đó 7 giống thí nghiệm (LTH 31, LTH 35, TBR 225, ĐQ 11, ĐD 2, QR 18, CXT 30) và 1 giống đối chứng (KD 18),trong vụ lúa Hè Thu 2014 tại huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh, rút ra một số kiến nghị sau đây:

1) Các giống lúa thí nghiệm (8 giống, LTH 31, LTH 35, TBR 225, ĐQ 11, ĐD 2, QR 18, CXT 30 và KD 18), có thời gian sinh trưởng từ 88 – 103 ngày; các giống lúa này đều thuộc loại giống lúa ngắn ngày, phù hợp với mùa vụ sản xuất là vụ Hè Thu ở huyện Can Lộc.

2) Các giống lúa thí nghiệm đều có dạng thấp cây (95,64 – 107,02 cm); dạng thân gọn và lá cong đầu, lá màu xanh, khó rụng hạt và có độ tán lá trung bình, đây là các đặc điểm phù hợp cho đầu tư thâm canh sản xuất lúa.

3) Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm giao động trong khoảng từ 34 – 53,36 tạ/ha, so với giống đối chứng là KD18 (50,1 tạ/ha), có hai giống lúa có năng suất thực thu cao hơn là TBR 45 (53,36 tạ/ha) và CXT 30 (52,28 tạ/ha).

4) Các giống lúa thí nghiệm có khả năng chống đổ từ khá đến tốt, khả năng chống chịu về sâu bệnh tương đối tốt (nhất là sâu cuốn lá nhỏ), hầu như các giống đều bị nhiễm nhẹ.

2. Đề nghị

Hai giống lúa TBR 45, CXT 30 có năng suất thực thu cao hơn các giống lúa thí nghiệm khác; để có thể đưa ra sản xuất đại trà tại vùng lúa huyện Can Lộc và tỉnh Hà Tĩnh, cần nghiên cứu khảo nghiệm tiếp tục (1-2 vụ) trên diện rộng, và xây dựng quy trình kỹ thuật thâm canh lúa để tăng hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Hà Tĩnh.

MỤC LỤC

( Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Hà Tĩnh) 42

Tháng VI: Trong tháng có nhiệt độ cao nhất đạt 39,50 C, đặc biệt là ở giai đoạn cấy 3 ngày, nhiệt độ quá cao làm cho mạ khó phát triển rễ, vì vậy mạ chậm phát triển trong tuần đầu. Là khu vực chịu ảnh hưởng của áp suất nóng phía tây và rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc bộ kết hợp với gió Tây nam hoạt động mạnh nên trong tháng có 3 đợt nắng nóng, cả tháng có 5 ngày mưa, tuy nhiên lượng mưa đạt 100,2 mm, tương đương với lượng mưa trung bình hàng năm, số giờ nắng đạt 152 giờ tương đương với trung bình nhiều năm, độ ẩm không khí đạt 76 % không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lúa Hè thu. Tuy nhiên độ ẩm không khí cao, nhiệt độ hợp lý đã là yếu tố thuận lợi cho sâu cuốn lá xuất

hiện trên lúa gieo ở vụ Hè thu. 42

Tháng VII: Do vẫn chịu ảnh hưởng mạnh đến áp suất nóng nên nền nhiệt vẫn cao, lượng mưa đạt 130 mm cao hơn trung bình nhiều năm, số giờ nắng đạt 146 giờ, trong tháng do tổng lượng mưa khá cao và số giờ nắng giảm xuống đã làm cho nhiệt độ trong tháng giảm 10 so với tháng 6, đây là điều kiện khá lý tưởng cho lúa làm đòng, hình thành gié và hạt, nên đã không gây ảnh hưởng lớn đến độ dài bông, quá trình thụ tinh và số hạt chắc trên

bông. 43

Tháng VIII, nhiệt độ trung bình đạt 370, số giờ nắng giảm xuống, lượng mưa tăng đã cải thiện được độ ẩm không khí đồng ruộng. Trong tháng xuất nhiện một số trận mưa giông, nhiệt độ cao nhất lên tới 37 0 C vào giai đoạn trổ bông của các giống thí nghiệm nên đã làm tăng tỷ lệ hạt lép. Tóm lại trong tháng 8/2014 khí hậu có những điều kiện thuận lợi cũng

như khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. 43

Tóm lại trong vụ Hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, độ ẩm không khí và nhiệt độ cao là điều kiện lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên đây cũng là yếu tố thuận lợi cho sâu bệnh phát triển, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ. 43

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 73 - 76)