Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 69 - 72)

4) Sâu cuốn lá nhỏ

3.9. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa

Mục đích cuối cùng của sản xuất là năng suất, nó phản ánh kết quả tổng hợp của các yếu tố nội tại và ngoại cảnh. Các yếu tố cấu thành năng suất được hình thành ở những thời gian khác nhau và theo quy luật sinh học khác nhau. Tuy vậy chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau để tạo năng suất cuối cùng là chỉ tiêu chính xác phản ánh năng suất của giống.

Năng suất lúa được tạo thành bởi 3 yếu tố, số bông/m2, số hạt chắc/bông và trọng lượng 1000 hạt. Khi số bông tăng lên hợp lý thì năng suất sẽ tăng, nhưng số bông/m2 tăng quá ngưỡng thì dẫn tới số hạt chắc sẽ giảm làm năng suất giảm theo. Trọng lượng 1000 hạt thường ít thay đổi do bị khống chế bởi kích thước vỏ trấu, mà kích thước vỏ trấu được quy định bởi kiểu gen của từng giống. Dựa vào mối tương quan giữa các giống ta có thể tác động các biện pháp kỹ thuật như: Thời vụ, mật độ, cách chăm sóc... để các yếu tố cấu thành năng suất phát triển hợp lý, cho năng suất cao.

Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa thí nghiệm Tên

giống bông/m2Số hạt/bôngsố chắc/bôngsố hạt Tỷ lệ hạtchắc P1000hạt NSLT NSTT LTH 31 237,55h 113,36e 85,81 e 75,70 22,68 46,23 34,00 LTH35 256,75 e 114,27 de 86,98e 76,12 22,75 50,81 37,25 TBR 225 302,30 a 131,30 a 111,92 a 85,24 23,55 79,68 53,36 ĐQ11 239,15 g 118,96 c 92,94 d 78,13 24,45 54,34 39,48 KD 18 264,63 d 125,60 b 103,80bc 82,64 24,60 67,57 50,10 Đ D 2 267,46c 123,29 b 100,11 c 81,20 24,07 64,45 46,6 QR 18 246,19 f 117,57 cd 93,37 d 79,42 21,38 49,15 35,43 CXT 30 286,31 b 129,97 a 106,50 b 81,94 25,32 77,21 52,28 LSD0,05 12.761 3,78 3,761

Ghi chú: Các chữ cái mũ khác nhau trên giá trị trong cùng một cột sai khác với n <0,05

Theo dõi đánh giá trong vụ Hè thu 2014 ta thấy, chiều dài bông, diện tích lá đòng và số hạt chắc/bông có tương quan chặt với năng suất thực thu.

Số bông/m2.

Số bông/m2 và P1000 hạt tương quan nghịch, số bông/m2 ảnh hưởng nhiều đến năng suất trong khi đó số hạt và khối lượng hạt chỉ đóng góp khoảng 26%, thời kỳ quyết định số bông là giai đoạn đẻ nhánh cao nhất trở về trước. Qua theo dõi, ta thấy số bông/m2 dao động từ 237,55 – 302,3 bông/ m2, giống có số bông/ m2 thấp nhất là LTH31 (237,55 bông/ m2), giống cao nhất là TBR225 ( 302,3 bông/ m2). Giống đối chứng là KD 18 (264,63 bông/ m2).

Tổng số hạt/bông

Tổng số hạt/bông là chỉ tiêu không nhữn do đặc tính di truyền của giống quy định, chỉ tiêu này phụ thuộc vào số gié, số hoa phân hóa và số hoa thoái hóa. Thời kỳ

quyết định số hạt/bông chủ yếu từ khi bắt đầu phân hóa đòng dến cuổi thời kỳ giảm nhiễm còn trước khi trổ bông 5 ngày về sau không ảnh hưởng vì vậy để có số hạt/bông cao cần bón thúc kịp thời để thúc đẩy quá trình phân hóa đòng và tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp để ức chế cho số bông không tăng quá nhiều. Tuy nhiên số hạt/bông quá nhiều sẽ làm tăng tỷ lệ hạt lép và sẽ làm giảm khối lượng hạt do không đủ dinh dưỡng, ngoài ra yếu tố khác tác động lớn đến số hạt/bông như: Thời tiết, khí hậu, phân bón, sâu bệnh và mật độ. Thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do điều kiện ngoại cảnh bất lợi như: Trời rét, thiếu ánh sang, sâu bệnh.... là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa dé và hoa. Vì vậy deo đúng thời vụ, bón thúc đúng lúc có tác dụng đối với việc hạn chế quá trình thoái hóa hoa, tăng số hoa hữu hiệu/bông. Đây là chỉ tiêu quan trọng đến khả năng cho năng suất tối đa khi đáp ứng tốt các nhu cầu của cây lúa.

Qua theo dõi các giống thí nghiệm cho thấy giống có tổng số hạt/bông giao động từ 113,36 – 131,3 hạt/bông. Giống có số hạt/bông thấp nhất là LTH31 (113,36 hạt/bông), nhánh có số hạt/bông cao nhất là (131,3 hạt/bông). Giống đối chứng có 125,6 hạt/bông.

Số hạt chắc/bông

Số hạt chắc/bông là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất thực thu của từng giống. Đây là yếu tố chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như mưa rét, hạn hán, sâu bệnh… Qua theo dõi cho thấy giống thí nghiệm có số hạt chắc/bông giao động từ 85,81 – 111,92 hạt chắc/bông. Giống có số hạt chắc/bông thấp nhất là LTH31( 85,81 hạt chắc/bông), giống có số hạt chắc/bông cao nhất là TBR225 ( 111,92 hạt chắc/bông). Giống đối chứng có 103,8 hạt chắc/bông.

P1000 hạt

P1000 hạt là yếu tố cuối cùng tạo nên năng suất lúa. So với các yếu tố trên thì P1000 hạt ít biến động do chủ yếu phụ thuộc vào giống. Tuy nhiên P1000 hạt còn phụ thuộc vào khả năng tích lũy, vận chuyển vật chất khô vào hạt sau trổ vì vậy P1000 hạt phụ thuộc vào dinh dưỡng của cây lúa trong thời kỳ nuôi hạt và sâu bệnh gây hại. Qua theo dõi thấy rằng P1000 hạt dao động từ 21,38 – 25,32g. Giống có P1000 hạt thấp nhất là QR18 ( P1000 hạt = 21,38g) , Giống có P1000 hạt cao nhất là CXT30 (25,32g). Giống đối chứng có P1000 hạt là 24,6 g.

Tỷ lệ hạt chắc biểu hiện khả năng thụ phấn, thụ tinh và sự chi phối của các yếu tố ngoại cảnh cùng khả năng chăm sóc của con người. Nếu cây lúa được chăm bón đầy

đủ, trong thời gian lúa trổ thời tiết thuận lợi không có sâu bệnh thì tỷ lệ hạt chắc sẽ thấp và ngược lại. Qua số liệu cho thấy, tỷ lệ hạt chắc giao động từ 76,25 – 85,01%, giống có tỷ lệ hạt chắc cao nhất là LTH31 (76,25%); cao nhất là TBR225 ( 85,01%).

Năng suất lý thuyết

Năng suất lý thuyết được tính dựa trên ba yếu tố: Số bông/m2, số hạt chắc/bông và P1000 hạt. Năng suất lý thuyết nói lên tiềm năng sản xuất của giống sẽ đạt tới nếu thâm canh tốt. Qua số liệu theo dõi các giống lúa thí nghiệm cho thấy năng suất lý thuyết của các giống giao động từ 46,23 – 79,68 tạ/ha. Trong đó giống có năng suất lý thuyết cao nhất là TBR225 và thấp nhất là LTH31, giống đối chứng có NSLT là 67,86 tạ/ha.

Năng suất thực thu

Năng suất thực thu phản ánh kết quả thực tế cuối cùng của một quá trình sản xuất trên đồng ruộng, là chỉ tiêu đánh giá chính xác quá trình sinh trưởng và phát triển của các giống. Qua so sánh giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực thu cho thấy chúng có tỷ lệ thuận với nhau. Năng suất thực thu của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng 34,00- 53,36 tạ/ha. Giống đối chứng đạt 50,1 tạ/ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w