Thứ tự ưu tiên chọn giống

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 47 - 48)

Tiêu chuẩn để tuyển chọn ưu tiên theo các thứ tự sau: năng suất, chất lượng gạo, chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh.

2.4. Xử lý số liệu

Số liệu được thu thập và xử lý theo máy tính bỏ túi, phần mềm Startistix và Microsoft excel.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống lúa thí nghiệm

Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa được tính từ khi gieo hạt cho đến khi lúa chín, thời gian này ngắn hay dài tùy thuộc vào giống lúa, điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, các biện pháp canh tác.

Các giống lúa khác nhau thường có thời gian sinh trưởng khác nhau, khi gieo trồng chúng trong cùng điều kiện như nhau. Cùng một giống khi gieo trồng ở những vùng sinh thái, mùa vụ, mật độ, … khác nhau sẽ có thời gian sinh trưởng không giống nhau.

Điều tra thời gian sinh trưởng giống lúa là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, bố trí cơ cấu cây trồng - luân canh, xen canh, gối vụ hợp lý. Đồng thời tác động các

biện pháp kỹ thuật nhằm giúp cho cây lúa phát triển thuận lợi nhất thông qua các giai đoạn sinh trưởng của nó.

Chu kỳ sống của cây lúa trải qua các giai đoạn sau:

* Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng

Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ khi gieo đến khi lúa làm đòng. Giai đoạn này cây lúa hình thành và phát triển các bộ phận như lá, rễ, đẻ nhánh,... Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành bông thông qua hình thành số nhánh hữu hiệu. Đây là thời kỳ quyết định đến số bông/m2 hay số nhánh hữu hiệu cần thiết. Là thời kỳ dễ tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lúa hơn thời kỳ sau (thời kỳ sinh trưởng sinh thực) như bón phân thúc, điều chỉnh nước trên ruộng hợp lý,…

* Thời kỳ sinh trưởng sinh thực

Thời kỳ sinh trưởng sinh thực là thời kỳ phân hóa hình thành các cơ quan sinh dục, bắt đầu từ khi lúa làm đòng cho đến khi chín hoàn toàn. Bao gồm các quá trình làm đòng, trổ bông, hình thành hạt và chín. Quá trình làm đốt (phát triển thân) tuy là sinh trưởng dinh dưỡng nhưng lại tiến hành song song với quá trình phân hóa đòng nên nó cùng nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Đây là thời kỳ quyết định đến sự hình thành số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Có thể xem thời kỳ từ trổ đến chín là thời kỳ ảnh hưởng trực tiếp nhất đến năng suất thu hoạch.

Giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực có quan hệ mật thiết với nhau trong một thể thống nhất, nếu hai giai đoạn này cân đối với nhau là tiến đề quan trọng cho quá trình hình thành các yếu tố cấu thành năng suất tốt nhất.

Số liệu thu thập ở bảng 3.1 cho các nhận xét sau đây:

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w