0
Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Động thái tăng trưởng nhánh

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN TRONG VỤ HÈ THU 2014 TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 60 -61 )

Động thái tăng trưởng nhánh thể hiện khả năng đẻ nhánh sớm hay muộn, tập trung hay kéo dài. Theo dõi đặc điểm này giúp ta có cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, do thời tiết thuận lợi nên lúa bắt đầu đẻ nhánh từ một tuần sau khi cấy, đẻ nhánh rộ từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 sau khi cấy. Các giống có thời gian đẻ nhánh càng ngắn sẽ hạn chế hiện tượng đẻ nhánh lai rai, làm tăng số nhánh hữu hiệu trong quá trình sinh trưởng. Sau 4 tuần kể từ ngày cấy, các giống bắt đầu đứng cấy làm đòng, lúc này có hiện tượng giảm số nhánh/khóm, số nhánh tồn tại là nhánh hữu hiệu

3.6. Động thái ra lá của các giống lúa

Ra lá là một đặc điểm di truyền của cây lúa, tổng số lá trên cây ít thay đổi dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh và thường phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng: Đối với giống dài ngày số lá trên cây thường là 20 – 21 lá, giống trung ngày 16 – 18 lá trên cây, giống ngắn ngày 14 -15 lá trên cây.

Bộ lá của cây là một chỉ tiêu quan trọng mà qua đó chúng ta có thể xác định được giống đó thuộc ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày nhằm bố trí thời vụ hợp lý với cơ cấu cây trồng của từng vùng. Đồng thời lá còn là cơ quan quang hợp tích lũy chất khô chính, đặc biệt là ba lá trên cùng ảnh hưởng trực tiếp nhất đến năng suất.

Tốc độ ra lá của cây lúa cũng phụ thuộc theo các quá trình sinh trưởng phát triển: Giai đoạn đẻ nhánh lúa có tốc độ ra lá lớn nhất, giai đoạn gần trổ tốc độ ra lá chậm lại và ngừng khi lúa trổ cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT GẠO CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA THUẦN TRONG VỤ HÈ THU 2014 TẠI HUYỆN CAN LỘC, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 60 -61 )

×