Số nhánh hữu hiệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 58)

Nhánh hữu hiệu là những nhánh thành bông hữu hiệu sau này (bông có trên 10 hạt chắc), thời gian đẻ nhánh hữu hiệu được tính từ khi lúa đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh.

Sau khi lúa đạt nhánh tối đa, các nhánh vô hiệu bắt đầu chết dần, song song với quá trình đó một số nhánh hữu hiệu vẫn được sinh ra. Hầu hết những nhánh đẻ trước thường có tỷ lệ thành bông hữu hiệu cao hơn và to khỏe hơn những nhánh đẻ muộn, vì những nhánh đẻ trước có đầy đủ dinh dưỡng và thời gian phát triển dài hơn.

Bảng 3.6. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Tên giống cơ bảnDảnh Số nhánh tối đa(nhánh/khóm) Số nhánh hữu hiệu(nhánh/khóm) hữu hiệu (%)Tỷ lệ nhánh

LTH 31 1 6.81e 5.35 c 78.64 LTH35 1 7.62 c 6.08 b 79.86 TBR 225 1 8.24a 7.06a 85.68 ĐQ11 1 7.24 cd 5.48 c 75.68 KD 18 (Đ/C) 1 7.31 cd 6.11 b 83.58 Đ D 2 2 7.49 cd 6.19 b 82.63 QR 18 1 6.93d 5.57 c 80.32 CXT 30 1 7.95 b 6.69ab 84.25 LSD0.05 0,57 0,47

Ghi chú: Các chữ cái mũ khác nhau trên giá trị trong cùng một cột sai khác với n <0,05

Một giống không phải đẻ nhánh càng nhiều thì số nhánh hiệu mới nhiều vì có thể đẻ càng nhiều nhánh càng nhỏ yếu, hoặc chết nhiều do thiếu dinh dưỡng và ánh sáng. Chính vì vậy, thúc lúa đẻ sớm, tập trung bằng nhiều biện pháp kỹ thuật như: Bố trí thời vụ hợp lý, bón phân tập trung, điều chỉnh nước hợp lý,…là quan trọng trong kỹ thuật trồng lúa. Nhằm tạo cho bông lúa có đầy đủ dinh dưỡng để đạt số lượng hạt chắc nhiều, to, mẩy. Và hạn chế được hiện tượng đẻ nhánh vô hiệu, lai rai kéo dài.

Hình 4.2. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu/nhánh tối đa

Trong vụ này, tôi thấy rằng các giống có số nhánh hữu hiệu thay biến động từ 5,36 – 7,06 nhánh/khóm. So với giống đối chứng KD 18 (6,11 nhánh/khóm) Các giống LTH31 (5.36 nhánh/khóm) thấp hơn 0,75 nhánh/khóm, LTH35 (6,09 nhánh/khóm) thấp hơn 0,02 nhánh/khóm, DQ11 (5,48 nhánh/khóm), thấp hơn 0,64 nhánh/khóm, QR 18 (5,57 nhánh/khóm), thấp hơn 0,54 nhánh/khóm. Các công thức còn lại có số nhánh hữu hiệu cao hơn giống đối chứng KD18 là TBR225 (7,06 nhánh/khóm), cao hơn 0,95 nhánh/khóm, ĐD2 (6,19 nhánh/khóm) cao hơn 0,08 nhánh/khóm, CXT 30 (6,7 nhánh/khóm) cao hơn 0,59 nhánh/khóm.

Như vậy với các giống khác nhau thì có sự khác biệt nhau về nhánh hữu hiệu, thể hiện tính di truyền và phản ứng với điều kiện bên ngoài là khác nhau và đạt từ trung bình đến khá.

Bảng 3.7. Tốc độ tăng trưởng nhánh của các giống lúa thí nghiệm

(ĐVT: nhánh/7 ngày)

Tên giống

Khoảng thời gian

(số ngày sau cấy)

14 21 28 35 42 49 LTH 31 1,50 2,09 2,10 0,00 0,00 -1,46 LTH35 1,45 3,73 1,31 -0,04 -0,20 -1,29 TBR 225 1,69 3,42 1,86 -0,06 -0,18 -0,94 ĐQ11 1,07 3,13 1,90 -0,04 -0,30 -1,42 KD 18 1,20 3,25 1,72 -0,03 -0,69 -0,48 Đ D 2 1,10 3,17 2,09 -0,37 -0,36 -0,57 QR 18 0,94 3,44 1,45 -0,35 -0,33 -0,69 CXT 30 1,67 3,00 1,94 -0,14 -0,30 -0,81 3) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu

Tỷ lệ nhánh hữu hiệu là phần trăm của nhánh thành bông so với tổng số nhánh. Những nhánh đẻ sớm, nhận được nhiều dinh dưỡng, ánh sáng và có thời gian sinh trưởng dài nên đủ điều kiện để phát triển nhánh hữu hiệu. Ngược lại những nhánh đẻ muộn thường thiếu ánh sáng và dinh dưỡng thường thoái hóa dần và trở thành nhánh vô hiệu. Trong vụ sản xuất này, tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống đạt ở mức trung bình – khá, thay đổi từ 78,64 – 85,68%. Giống đối có số nhánh tối đa và lệ nhánh hữu hiệu khá cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w