Chiều dài bông lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 65 - 68)

Chiều dài bông là đặc tính hình thái của các giống chiều dài bông có liên quan với số hạt chắc trên bông, vì vậy có liên quan đến hình thái của các giống. Chiều dài bông do đặc tính di truyền quy định, tuy nhiên nó chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh như dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ... thông thường chiều dài bông có tỷ lệ thuận với số hạt/bông: Ở các giống thí nghiệm có chiều dài bông biến động trong khoảng từ 20,1 – 23,4 cm. So với giống đối chứng KD 18 (22,1 cm) chỉ có giống TBR225 và CXT30 có chiều dài bông lớn hơn, các công thức còn lại bé hơn.

Tất cả các giống đều có độ tàn lá điểm 5, là điểm trung bình và có độ rụng hạt ở điểm 1, khó rụng.

Tất cả các giống đều có độ thoát cổ bông từ điểm 3-5, trong đó so với giống đối chứng có độ thoát cổ bông là 4, giống TBR225 tốt hơn giống đối chứng (điểm 3), các giống LTH31 và LTH35 kém hơn (điểm 5), các giống còn lại đều ngang bằng.

4.8. Khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi và tình hình sâu bệnh hại4.8.1. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh 4.8.1. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh

Khả năng chống đổ ngả là một đặc tính biểu hiện khả năng chống chịu của thân lúa trước trọng lực của nó và điều kiện ngoại cảnh như mưa, gió. Khả năng chống chịu của lúa tốt hạn chế được đổ, ngả, rơi rụng hạt của lúa, thuận tiện cho công tác thu hoạch. Ngoài ra khả năng chống đổ ngả còn phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của các giống, kỹ thuật chăm sóc...

Qua theo dõi chúng tôi thu được kết quả sau:

Trước thời kì trổ bông các giống lúa đều không bị đổ, lúc này cây lúa còn thấp, chưa có bông, nhờ đặc tính của giống, tính chất đất và chế độ bón phân hợp lý, mặt khác trong giai đoạn này thời tiết thuận lợi nên tỷ lệ đổ ngả hầu như không có.

Bảng 3.11. Khả năng chống đổ ngả của các giống lúa thí nghiệm Tên giống Khả năng chống đổ Trước trổ Sau trổ Tỷ lệ đổ ngả ( %) Cấp đổ ngả LTH 31 0 50 5 LTH35 0 50 5 TBR 225 0 6,2 1 ĐQ11 0 0 0 KD 18 0 12 1 Đ D 2 0 0 0 QR 18 0 0 0 CXT 30 0 5 1

Sau trổ do có xuất hiện mưa rào kèm theo có dó mạnh vào ngày 27/8, mặt khác trọng lượng của bông tăng, cây cao hơn nên cây lúa bị đổ ngả. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chống đổ ngả của các giống thí nghiệm đều khá tốt, hầu hết các giống đều có khả năng chống đổ ngả sau mưa lớn là cấp 1. Chỉ riêng giống LTH31 và LTH35 có cấp đổ ngả 5.

3.8.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa1) Sâu đục thân 1) Sâu đục thân

Ở Việt Nam, trên đồng lúa thường có bốn loài sâu đục than hại lúa: sâu đục thân bướm 2 chấm (Scirpophaga incertulas Walker.), sâu đục thân 5 vạch đầu nâu (Chilo suppressalis Walker.), sâu đục thân 5 vạch đầu đen (Chilotraea auricilia

Dudgeon.), sâu đục thân bướm cú mèo (Sesamia inferens Walker.)

Ở các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, sâu đục thân lúa là đối tượng gây hại rất nghiêm trọng đối với sản xuất lúa, như năm 2009 tại Nghệ An có 5.245 ha bị nhiễm, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 207,5 ha, trong số này có đến 38 ha giảm năng suất đến hơn 70%.

Triệu chứng gây hại của sâu đục thân có thể thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa và tuổi phát dục của sâu. Cây lúa từ thời kỳ mạ đến trổ bông đều có thể bị nhiễm.

Cây lúa thời kỳ mạ khi bị hại có thể bị chết khô, rất dễ đứt gốc khi nhổ mạ. Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh bị hại có biểu hiện rõ: Sâu đục thân vào phần dưới của thân, cắt đứt tổ chức bên trong, phá hại tổ chức dẫn nhựa làm cho lá non trước tiên bị cuốn dọc, có màu xanh tái xẩm, dần dần chuyển thành màu vàng và héo khô. Nếu sâu phá hoại vào thời kỳ đẻ nhánh, tuy cây lúa vẫn có thể đẻ thêm nhánh hữu hiệu khác nhưng sẽ kém hơn nhánh cũ.

Thời kỳ đứng cái và đòng non, sâu phá hoại ở trong bẹ và đục vào ống, có khi phá nát đòng non. Cuối thời kỳ làm đòng sâu đục thân vào trong cuống đòng, cắt đứt vận chuyển dinh dưỡng làm cho bông lúa không trổ hoặc có trổ thì bông bị trắng (bạc bông).

Qua theo bảng số liệu Bảng 3.12 cho thấy, sâu đục thân phá hoại vụ Hè thu 2014 - 2015 ở các công thức thí nghiệm không nặng, mức độ thay đổi từ điểm 0 - 1, trong đó các công thức II và III (điểm 0) không bị sâu đục thân phá hoại, các công thức còn lại bị sâu đục thân phá hoại nhưng ở mức độ nhẹ (điểm 1).

Bảng 3.12. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

ĐVT: (điểm) Sâu,bệnh chính Giống Sâu cuốn lá nhỏ lứa II Sâu cuốn lá nhỏ lứa III Đục thân Rầy nâu Khô vằn Đạo ôn LTH 31 1 1 1 1 1 3 LTH35 1 1 0 1 5 3 TBR 225 1 1 0 0 1 2 ĐQ11 1 1 1 0 3 2 KD 18 1 0 1 0 5 3 Đ D 2 3 1 1 0 3 1 QR 18 3 1 1 1 3 3 CXT 30 1 1 1 1 1 3 2) Rầy nâu

Tại Hà Tĩnh, rầy nâu là đối tượng gây hại trên lúa cả vụ Hè Thu và vụ Xuân. Trong vụ sản xuất này, rầy nâu gây hại ở một số giống nhưng đang ở mức nhẹ, mức độ

gây hại từ điểm 0 – 1. Trong đó, các công thức V (đ/c), III và IV và VI (điểm 0) không bị nhiễm rầy nâu trong vụ này, những công thức còn lại bị nhiễm rầy nhẹ (điểm 1).

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w