Thời gian sinh trưởng Thời gian 7 ngày sau cấy

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61)

Thời gian 7 ngày sau cấy

Đây là khoảng thời gian đầu tiên cây lúa chuyển sang môi trường mới, lúa trãi qua quá trình bén rễ hồi xanh nên tất cả các quá trình sinh trưởng còn chậm, số lá sau khi cấy so với lá mạ hầu như không thay đổi.

Thời gian 17 ngày sau cấy

Đây là khoảng thời gian từ bén rễ hồi xanh đến đẻ nhánh rộ, cây lúa sinh trưởng mạnh nên tốc độ ra lá cũng nhanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau gần 1 tháng sau khi cấy, số lá của các giống thí nghiệm đã đạt tới 11 lá, cụ thể như sau:

Thời gian 27 ngày sau cấy

Tốc độ ra lá trong khoảng thời gian thay đổi từ 2,99- 3,25 lá, trong đó so với giống KD 18 có tốc độ ra lá là 3,05 lá/10 ngày, các giống có tốc độ ra lá lớn hơn giống đối chứng là BTR225 0,2 lá/10 ngày, ĐQ11 0,07 lá/10 ngày, ĐD2 0,9 lá/10 ngày, QR18 0,03 lá/10 ngày, CXT30 0,1 lá/10 ngày.

Thời gian 37 ngày sau cấy

Các công thức có tốc độ ra lá đạt khá cao từ 2,26 – 3,1 lá. Trong đó so với giống đối chứng là KD18 có tốc độ ra lá là 2,4 lá chỉ có giống ĐD2 có tốc độ ra lá chậm hơn (2,26 lá/10 ngày), các giống còn lại có tốc độ ra lá nhanh hơn giống đối chứng, trong đó giống TBR225 (3,1 lá) là lớn nhất.

Bảng 3.8. Động thái ra lá của các giống lúa thí nghiệm

ĐVT: Lá

Tên giống

Thời điểm (Số ngày sau cấy)

7 17 27 37 47 LTH 31 5,15 8,19 11,17 11,93 12,67 LTH35 5,15 8,14 11,33 11,83 12,42 TBR 225 5,42 8,67 11,77 12,23 12,70 ĐQ11 5,27 8,39 10,87 11,67 11,93 KD 18 5,27 8,27 10,67 11,65 12,32 Đ D 2 5,28 8,34 10,60 11,53 12,32 QR 18 5,14 8,23 10,90 11,58 12,32 CXT 30 5,58 8,73 11,63 12,47 13,18

Thời gian 47 ngày sau cấy

Trong giai đoạn này, cây lúa trong giai đoạn làm đòng nên tốc độ ra lá chậm lại và kết thúc khi lúa trổ, tốc độ ra lá trong thời kỳ này của các giống chỉ đạt từ 0,47 – 0,98 lá/10 ngày. Trong đó giống đối chứng đạt 0,98 lá/10 ngày, các giống còn lại đều thấp hơn, giống thấp nhất là LTH 35 đạt 0,5 lá/10 ngày.

Thời gian 57 ngày sau cấy

Đây là khoảng thời gian cây lúa gần kết thúc giai đoạn làm đòng, bắt đầu trổ, tốc độ ra lá gần như chậm lại, chỉ giao động trong khoảng 0,27 – 0,73 lá/10 ngày. Giống KD 18 Đ/c có tốc độ ra lá đạt 0,67 lá/10 ngày, giống ĐQ 11 có tốc độ ra lá chậm nhất (0,27 lá/10 ngày, giống QR 18 cao nhất, đạt 0,74 lá/10 ngày.

Thời gian sau 57 ngày sau cấy

Đây là giai đoạn cây lúa bước vào thời kỳ trổ đồng loạt, lá đòng đã xuất hiện hoàn chỉnh và số lá đã ổn định. Tốc độ ra lá của thời gian này của tất cả các giống thí nghiệm bằng 0. Điều này đúng với quy luật sinh trưởng phát triển của cây lúa.

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng số lá của các giống dao động từ 11,93 – 13,18 lá. Với số lượng lá này chứng tỏ các giống thí nghiệm thuộc mang đặc điểm tương đồng với bộ giống sản xuất trên địa bàn Hà Tĩnh.

Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng về lá của các giống lúa,

ĐVT: Lá/10 ngày

Tên giống

Khoảng thời gian ( Số ngày sau cấy)

7 17 27 37 47 LTH 31 4,16 3,04 2,98 0,77 0,73 LTH35 4,15 2,99 3,20 0,50 0,58 TBR 225 4,44 3,25 3,10 0,47 0,46 ĐQ11 4,25 3,12 2,48 0,80 0,27 KD 18 4,20 3,00 2,40 0,98 0,67 Đ D 2 4,27 3,06 2,26 0,93 0,79 QR 18 4,13 3,09 2,67 0,68 0,74 CXT 30 4,61 3,15 2,90 0,83 0,72 3.7. Một số chỉ tiêu về hình thái 1) Diện tích lá đòng (cm2)

Đây là chỉ tiêu có ý nghĩa rất lớn trong quang hợp và có mối tương quan mật thiết với năng suất. Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, lá đòng quyết định độ chắc của hạt. Sau khi lúa trổ, lá đòng đóng vai trò công năng, thực hiện quang hợp, tổng hợp vật chất khô và vận chuyển về hạt. Với mức LSD 0,05 = 4,552 thì diện tích lá đòng của các giống thí nghiệm được chia thành 5 nhóm khác nhau, diện tích lá đòng biến động từ 31,74 cm2 – 40,387 cm2. So với giống KD 18 ( 36,957 cm2), các giống có diện tích lớn hơn là CXT 30 và TBR 225, trong đó giống có diện tích lá đòng lớn nhất là TBR225 40.387 cm2, 5 giống còn lại có diện tích lá đòng thấp hơn, trong đó giống nhỏ nhất là LTH31, có diện tích là 31,474 cm2.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất gạo của một số giống lúa thuần trong vụ hè thu 2014 tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w