Trong xu thế của toàn cầu, Việt Nam đang từng bước phát triển đất nước. Bên cạnh quá trình CNH-HĐH đất nước thì quá trình đô thị hoá cũng diễn ra hết sức mạnh mẽ, đây chính là nguyên nhân khiến lượng rác thải, phế thải ngày một gia tăng. Theo số liệu thống kê từ các tỉnh, thành phố cho thấy, lượng chất thải rắn hữu cơ bình quân khoảng 0,8-1,2 kg/người/ngày .
Lượng phế thải rơm rạ để lại sau thu hoạch hàng năm cũng rất lớn, ước tính khoảng 76 triệu tấn. Ngoài ra, cả nước còn có hơn một triệu ha trồng ngô cho sản lượng khoảng 3,8 triệu tấn mỗi năm. (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011).
Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa thải ra khoảng 39,4 triệu tấn/năm rơm rạ phế thải. Trong trồng mía thải ra ngọn lá mía phế thải khoảng 2,47 triệu tấn/năm, lượng bã mía sau chế biến đường khoảng 1,42 triệu tấn/năm và bùn thải sản xuất mía đường khoảng 0,94 triệu tấn/năm. (Môi trường và Phát triển Nông nghiệp, Nông thôn bền vững ởĐồng bằng sông Cửu Long”, Chi cục BVMT Khu vực Tây Nam Bộ 2010)
Với lợi thế là đất nước nông nghiệp, hàng năm Việt Nam có tiềm năng sinh khối đáng kể từ những sản phẩm thừa trong quá trình chế biến nông, lâm sản như rơm rạ, trấu, mùn cưa, bã mía,…và một số chất thải nông nghiệp khác. Cụ thể, mỗi năm nguồn sinh khối trấu của nước ta khoảng 100 triệu tấn, mùn cưa 250 triệu tấn, vỏ lạc 4,5 triệu tấn, vỏ hạt điều, bã mía, gỗ vụn khoảng 400 triệu tấn. Trong đó, phụ phẩm trấu tập trung chủ yếu tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải Nam trung bộ. Phụ phẩm mùn cưa tập trung nhiều ở Miền Trung, Tây Nguyên, Tây Bắc. Vỏ cà phê có nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên (Báo cáo môi trường quốc gia, 2011)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18
Phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ngày nay là phổ biến.Trong những năm qua, phân hóa học đã đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng lúa. Do quá trình sử dụng phân hóa học đơn giản, dễ dàng và hiệu quả tác động cao nên trong trồng trọt nói chung và trồng lúa nói riêng nông dân không muốn bón phân hữu cơ. Tuy nhiên, song song với những lợi ích mà phân hóa học mang lại là diện tích và tốc độ đất canh tác bị thoái hóa ngày càng tăng. Theo số
liệu của vụ Khoa Học Công Nghệ và Chất lượng sản phẩm, bộ NN& PTNT hiện nay: Phân bón hoá học sử dụng ở Việt Nam:Phân đơn gồm 17 loại, NPK 1.084 loại, hữu cơ
khoảng 74 loại, vi sinh vật 20 loại. trung lượng, vi lượng 66 loại, các loại khác là 160 loại. Do đó lượng phân bón sử dụng hàng năm của nông nghiệp Việt Nam tương đối lớn khoảng 3 triệu tấn. ( Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm 2012)
Theo báo cáo của viện nghiên cứu Chulabhorn (Thái Lan ) và sở KH CN MT Hà Nội dưới tựa đề “Những vấn đề độc học môi trường do sử dụng hoá chất ở Việt nam” cho thấy mỗi năm Việt Nam sử dụng đến 9 triệu tấn hoá chất thuộc 500 loại khác nhau. Trong đó phần lớn là thuốc trừ sâu còn lại là thuốc trừ cỏ, trừ bệnh. Nhóm hữu cơ photphat chiếm khoảng 56%, phổ biến nhất là Wolfatox và Monitor, một loại thuốc gây độc hại cho môi trường và con người. Tuy nhiên chỉ có 70-75% các loại hoá chất này được xác định với tên chính xác, còn lại là những hoá chất không rõ xuất xứ. Đối với các hoá chất bảo vệ thực vật, có trên 200 chủng loại dưới 700 nhãn hiệu khác nhau, có vô số hoá chất không tên vẫn được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Đây là báo cáo được hai bên thực hiện do chương trình Phát triển LHQ từ năm 1998 đến 2012. Bao bì thuốc BVTV là chất thải nguy hại cần được thu gom, chúng khó phân huỷ và nằm rải rác trên đồng ruộng.
Tình trạng lạm dụng quá mức phân bón hoá học và hoá chất BVTV đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, tiềm ẩn rất nhiều những nguy cơ gây tai biến môi trường.