ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyệ n Yên D ũ ng, t ỉ nh B ắ c Giang

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

- Một số ứng dụng khác trong sử dụng rơm rạ ởn ước ta

K ẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế của huyệ n Yên D ũ ng, t ỉ nh B ắ c Giang

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Địa hình địa mạo

* Địa hình:

Huyện Yên Dũng có thể chia thành 2 vùng rõ rệt: Vùng đồi núi và vùng đồng bằng (Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng đến năm 2020)

Theo kết quả phân cấp theo địa hình tương đối, tổng diện tích canh tác của huyện là: 13.257,28 ha trong đó được chia ra 3 dạng:

- Địa hình cao là: 2.436,70 ha, chiếm tỷ lệ 18,38% - Địa hình vàn là: 6.590,19 ha, chiếm tỷ lệ 49,71% - Địa hình thấp là: 4.230,39 ha, chiếm tỷ lệ 31,91%

Như vậy, phần lớn diện tích canh tác của huyện Yên Dũng nằm ở mức địa hình vàn, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là gieo trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

* Th nhưỡng:

Đất đai huyện Yên Dũng bao gồm 18.856,89 ha gồm đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng nhưng có khả năng nông lâm nghiệp ( còn 2.520,79 ha đất sông ngòi, ao hồ, giao thông… không tiến hành khảo sát). Đất đai của huyện Yên Dũng được chia ra 12 loại khác nhau. Trong đó có 5 nhóm đất chính sau: (Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng đến năm 2020)

- Nhóm đất phù sa: diện tích 13.996,87 ha, chiếm 65,47% tổng diện tích tự

nhiên. Diện tích này phân bố ở ven các sông (Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam). Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp với các loại cây trồng ngắn ngày. Do chi phối của địa hình, khí hậu và tác động của con người trong quá trình khai thác, sử dụng đã làm phân hoá đất phù sa thành các loại đất chính: đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có tầng loang lổ, đất phù sa glây, đất phù sa úng nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

- Nhóm đất bạc mầu: Diện tích 1083,47 ha, chiếm 5,07% tổng diện tích tự

nhiên, với 1 loại đất chính là đất bạc mầu trên phù sa cổ. Loại đất này phân bố hầu hết các xã trong huyện.

- Nhóm đất đỏ vàng: diện tích 3497,49 ha, chiếm 16,36% tổng diện tích tự

nhiên. Đất thường có mầu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng tuỳ theo mẫu chất, quá trình phong hoá và quá trình tích luỹ hữu cơ. Nhóm đất vàng được chia thành 4 nhóm đất chính (đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ

và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa).

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: diện tích 100,68 ha, chiếm 0,47% tổng diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các thung lũng nhỏ hẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của các loại đất nên thường có độ phì khá thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: diện tích 178,38 ha, chiếm 0,82% tổng diện tích tự

nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các xã do dãy núi Nham Biền chạy qua. Đây là loại

đất bị phá huỷ bề mặt do bị rửa trôi xói mòn mạnh trong quá trình khai thác sử dụng tầng

đất mỏng, độ phì kém khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, đất đai của huyện Yên Dũng có hàm lượng dinh dưỡng từ trung bình đến nghèo, đất thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, khoai lang, các loại rau, đậu, đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như nhãn, vải, táo, cam, quýt, na, hồng ..

4.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Theo số liệu điều tra theo dõi trong vòng 30 năm (từ 1975-2005) của trạm khí tượng thuỷ văn Bắc Giang cho thấy, Yên Dũng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng và ẩm, hàng năm chia 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,7 oC. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,8oC vào tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,4oC vào tháng 1. Biên độ dao động nhiệt giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 12,4oC. Nhiệt độ cao tuyệt đối ghi nhận được ở

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1553mm, năm cao nhất đạt tới 2358mm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 là nguyên nhân gây ra ngập lụt.Tháng 8 có lượng mưa trung bình cao nhất tới 297mm, cá biệt có năm lên tới 756mm, tháng 12 có lượng mưa thấp nhất là 16mm. Cá biệt có những năm vào những tháng 11,12 hoàn toàn không mưa.

- Độẩm: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất là 85%, thấp nhất là 77%.

- Bức xạ nhiệt: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1722 giờ, thuộc loại tương

đối cao, thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm.

- Hướng gió: Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: gió Đông Bắc về mùa khô và gió Đông Nam về mùa mưa. Các tháng 4,5,6 thỉnh thoảng xuất hiện gió Tây Nam khô nóng, song ít ảnh hưởng tới sản xuất.

Các tháng 7,8,9 do mưa nhiều, cường độ mưa lớn nên hay gây ngập úng, ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất vụ mùa. Tháng1, tháng 12 thường có rét đậm, đôi khi có sương muối, gây khó khăn cho khâu làm mạ và gieo cấy vụ chiêm xuân. (Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Dũng đến năm 2020)

4.1.1.3. Đặc điểm thủy văn

Yên Dũng có 3 con sông lớn chảy qua:

+ Sông Cầu: chảy dọc theo huyện Yên Dũng và huyện Quế Võ, Bắc Ninh, chiều dài 25 km

+ Sông Thương: Chảy cắt ngang lãnh thổ huyện theo chiều Tây Bắc xuống

Đông Nam, chiều dài qua địa bàn huyện 34 km

+ Sông Lục Nam: Chảy dọc ranh giới giữa huyện Yên Dũng và huyện Lục Nam, chiều dài 6,7 km

Cả 3 dòng sông này hợp nhau ở ranh giới phía Đông của huyện. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho đời sống và sản xuất, đồng thời cũng là hệ tống thoát nước chính của các xã trong huyện.

Ngoài các sông, suối, nguồn nước mặt trên địa bàn huyện còn có 9 hồ chứa,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

4.1.1.4. Đặc điểm đất đai

Nhìn chung đất đai huyện Yên Dũng khá đa dạng, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất từ nghèo đến trung bình. Các nhóm đất phù sa, bạc màu, dốc tụ, thích hợp tròng các loại cây ngán ngày như lúa, ngô, đỗ, khoai tây, lạc... Nhóm đất

đỏ vàng ở khu vực chân đồi, tầng dày rất thích hợp trồng các lại cây ăn quả như

vải, na, hồng, rứa...

Yên Dũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 19.093 ha, bình quân diện tích tự

nhiên trên đầu người năm 2012 khoảng 1.472,78 m2/người. Trong tổng diện tích tự

nhiên của huyện thì đất nông nghiệp chiếm 65,61%, đất phi nông nghiệp chiếm 33,57%, đất chưa sử dụng chiếm 0,82% (Hình 4.1).

65%34% 34%

1%

1 Đất nông nghiệp2 Đất phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)