- Một số ứng dụng khác trong sử dụng rơm rạ ởn ước ta
1 Đất nông nghiệp 2 Đấ t phi nông nghi ệ p
4.2.2. Thực trạng phát sinh phế thải đồng ruộng tại huyện Yên Dũng
4.2.2.1. Thực trạng phát sinh phế thải đồng ruộng từ trồng và thu hoạch lúa
Huyện Yên Dũng có sông Thương chảy cắt ngang lãnh thổ theo chiều từ Tây Bắc xuống Đông Nam với chiều dài chảy qua địa bàn huyện là 34 km. Sông Thương chia cắt lãnh thổ huyện thành hai phần. Một phần phía Đông Bắc bao gồm 7 xã: Tân An, Quỳnh Sơn, Lãng Sơn, Hương Gián, Xuân Phú, Trí Yên, Lão Hộ và thị trấn Tân Dân; phần còn lại nằm phía Tây Nam bao gồm các xã Tiền Phong, Nội Hoàng, Tân Liễu, Yên Lư, Nham Sơn, Thắng Cương, Tư Mại, Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Đồng Việt, Đồng Phúc, Đức Giang và thị trấn Neo. Lãnh thổ bị chia cắt thành hai phần tách biệt tạo nên sự khác biệt về chếđộ canh tác, sản xuất nông nghiệp ở hai vùng của huyện.
Tại thời điểm nghiên cứu, các hộ dân đang trồng và thu hoạch cây trồng vụĐông Xuân. Lúa được trồng nhiều nhất tại xã Trí Yên với 485,9 ha và xã Lãng Sơn có diện tích trồng lúa là 473,4 ha thuộc khu vực 7 xã khu Đông Bắc; Tại các xã khu Tây Nam, xã có diện tích trồng lúa lớn nhất là xã Tư Mại với 611 ha. Hầu hết các xã trồng giống lúa BC 15.
Các loại phế thải đồng ruộng phát sinh do trồng lúa từ quá trình canh tác đến khi thu hoạch bao gồm: Vỏ thuốc bảo vệ thực vật (túi, chai, lọ), vỏ bao phân bón, đạm, lân, kali, rơm rạ sau thu hoạch. Tiến hành điều tra lượng rơm rạ phát sinh trên ba xã: Trí Yên, Lãng Sơn và Tư Mại. Chọn mẫu tại 3 mảnh ruộng ở xã Lãng Sơn, mỗi mảnh ruộng có diện tích 10 m2, tiến hành cân lượng rơm rạ tại mỗi mảnh sau khi thu hoạch và tuốt lúa. Kết quả thu được cho tại bảng sau:
Bảng 4.6. Bảng kết quả cân lượng rơm rạ thực tế tại xã Lãng Sơn Xã Diện tích (m2) Khối lượng rơm tươi (kg) Trung bình (kg) Hệ số tỉ lệ rơm/diện tich (kg/m2) Lãng Sơn M1 10 25,3 24,73 2,47 M2 10 24,1 M3 10 24,8
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44
- Trong đó Mi là mảnh ruộng thứ i.
Kết qủa tính toán từ bảng trên cho thấy hệ số phát sinh rơm rạ là 2,47 kg/m2. Vậy nếu thu hoạch 1 ha lúa thì lượng rơm rạ tươi phát sinh là: 2,47 x 10000 = 24700 (kg/ha) = 247 tạ/ha
Với hình thức gặt máy thì toàn bộ lượng rơm, rạ tươi ở lại trên cánh đồng sau thu hoạch. Một số xã người dân gặt tay thì lượng rơm tươi sau khi tuốt tại nhà bằng 25 % tổng lượng rơm rạ tươi bao gồm cả phần rạ ngoài cánh đồng.
Bảng 4.7. Khối lượng rơm rạ tươi phát sinh sau thu hoạch lúa vụĐông Xuân tại các xã nghiên cứu Xã Diện tích lúa (ha) Hệ số (tạ/ha) Tổng lượng rơm rạ (tạ) Trí Yên 485,9 247 120.017 Lãng Sơn 473,4 116.929 Tư Mại 611,0 150.917
(Nguồn:Kết quảđiều tra nông hộ 2014)
Xã Trí Yên bao gồm 11 thôn. Trong đó thôn có diện tích trồng lúa lớn nhất là thôn
Đan Phượng. Đây cũng là thôn áp dụng hình thức gặt máy thay cho hình thức gặt tay trước đây. Để áp dụng được hình thức gặt bằng máy đòi hỏi cánh đồng có diện tích lớn, địa hình tương đối bằng phẳng, chính sách dồn điền đổi thửa đã được triển khai. Các thôn còn lại chưa đáp ứng được các yêu cầu này nên người dân vẫn gặt lúa bằng tay. Tổng lượng rơm rạ ước tính toàn xã Trí Yên là 120.017 tạ. Trong đó 20% lượng rơm rạ người dân chuyển về nhà, 80% còn lại được bỏ tại ruộng. ( Kết quả điều tra nông hộ, 2014, xã Trí Yên)
Xã Lãng Sơn gồm 9 thôn. Trong đó thôn Tân Mỹ có diện tích trồng lúa lớn nhất trong xã. Tiến hành phát phiếu điều tra 50 hộ tại thôn Tân Mỹ, phỏng vấn một số hộ
tại các thôn khác về tình hình trồng lúa cho thấy toàn bộ các hộ dân đều sửđụng hình thức gặt tay để thu hoạch lúa; hình thức gặt ngang thân, ruộng chưa được dồn điền đổi thửa. Ước tính tổng lượng rơm rạ sau thu hoạch tại xã là 116.929 tạ, trong đó có 30% rơm rạ được vận chuyển về nhà. Phần rơm rạ còn lại để tại ruộng chiếm 70 %.( Kết quảđiều tra nông hộ, 2014, xã Lãng Sơn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45
Xã Tư Mại gồm 9 thôn trong đó thôn có diện tích trồng lúa lớn nhất là thôn Đông Khánh. Kết quả thu được từ phiếu điều tra và quá trình phỏng vấn nông hộ cho thấy: Các cánh đồng tại xã Tư Mại đã được dồn điền đổi thửa. Tại thôn Đông khánh, người dân áp dụng hình thức gặt máy cho 95 % diện tích lúa thu hoạch, 5 % diện tích lúa còn lại nằm dải rác giữa đường giao thông và nhà dân. Phần ruộng này manh mún, nhỏ lẻ
nên phải gặt bằng tay. Phỏng vấn các hộ dân tại một số thôn khác trong xã thu được kết quả tương tự. Ước tính tổng lượng rơm rạ tại xã Tư Mại là 150.917 tạ. Trong đó 98 % lượng rơm rạ này để lại ngoài đồng. ( Kết quảđiều tra nông hộ, 2014, xã Tư Mại)
Qua kết quả điều tra cho thấy phương thức gặt có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
phân bố rơm rạ sau thu hoạch. Với các xã gặt lúa bằng máy, lượng rơm rạ chủ yếu
được để lại ngoài ruộng; các xã còn lại người dân gặt lúa bằng tay nên quá trình tuốt lúa tại nhà, vì vậy có một lượng rơm tươi được chuyển về hộ gia đình. Tỉ lệ
giữa lượng rơm rạ tại nhà và lượng rơm ở lại ngoài đồng tại 3 xã nghiên cứu thể
hiện qua biểu đồ sau:
Hình 4.4: Biểu đồ so sánh phân bố rơm rạ tại 3 xã nghiên cứu
Tỉ lệ rơm rạđể lại ngoài đồng cao nhất tại xã Tư Mại và thấp nhất tại xã Lãng Sơn. Do tại xã Tư Mại người dân gặt máy, sau khi gặt, lúa tuốt tại ruộng nên rơm rạđể
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46
• Lượng vỏ thuốc BVTV và bao bì phân bón, phân đạm:
- Hầu hết các hộđược điều tra sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu 3 lần/vụ. Kết quảđiều tra cho dưới bảng sau:
Bảng 4.8. Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các xã nghiên cứu
Xã Số lần
Sử dụng thuốc
Số hộđiều tra sử dụng thuốc BVTV trong quá trình canh tác lúa (Hộ)
Trí Yên Lãng Sơn Tư Mại
3 58 50 50
4 2 0 0
Khối lượng vỏ
thuốc/sào/vụ (gam) 100 100 100
(Nguồn:Kết quảđiều tra nông hộ 2014)
- Các loại thuốc BVTV sử dụng phun cho lúa:
+ Khi lúa bén rễ khoảng 10 ngày: Thuốc trừ sâu bệnh (Zigan- 1,6 gam), thuốc bón lá (Foli – 15 gam), thuốc kích dễ (Mutizai – 15 gam).
+ Khi lúa làm đòng: Thuốc trừ sâu bệnh, thuốc nấm (Vali)
+ Lúa đòng già – chuẩn bị trổ bông: Thuốc trừ sâu bệnh, thuốc nấm, thuốc bón lá. Các loại thuốc tồn tại ở dạng bột là chủ yếu nên vỏ đựng là dạng túi, riêng thuốc Zigan có 2 loại: dạng nước và dạng bột, loại dạng nước đựng trong chai nhựa. Mỗi 1 vụ người dân phun thuốc làm 3 đợt, mỗi sào dùng hết 1 túi với liều lượng như
trên. Dạng thuốc sử dụng quyết định khối lượng vỏ thuốc sau sử dụng. Tiến hành cân vỏ túi sau khi sử dụng trong 1 vụ dùng phun cho 1 sào lúa cho kết quả:
Bảng 4.9 : Loại thuốc và khối lượng vỏ thuốc BVTV phun cho cây lúa
Thuốc Dạng thuốc Khối lượng/sào/vụ
(gam) Trung bình (gam)
Zigan, Mutizai, Foli, Vali
Bột 80
110
Nước 140
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47
Một số hộ phun 4 lần/ vụ là do trong quá trình sinh trưởng phát triển cây lúa bị
bệnh.( Sâu đục thân, sâu cuốn lá, giầy nâu...)
+ Ước tính tổng lượng vỏ thuốc, chai lọ mà người dân sử dụng trong 1 vụ tại các xã nghiên cứu dưới bảng sau:
Bảng 4.10: Khối lượng vỏ thuốc BVTV trong vụĐông Xuân tại 3 xã nghiên cứu
Xã Diện tích lúa (ha) Hệ số (kg/ha) Tổng lượng vỏ thuôc BVTV (kg) Trí Yên 485,9 3,05 1.482 Lãng Sơn 473,4 1.444 Tư Mại 611,0 1.864
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ)
Lượng phế thải từ vỏ thuốc BVTV là rất nhỏ so với lượng rơm rạ, nhưng đây là dạng chất thải nguy hại nên có ảnh hưởng lớn đến môi trường cũng như tác hại đến sức khỏe người dân. Với những vụ mùa có nhiều sâu bệnh, sốđợt phun, lượng thuốc, loại thuốc đều tăng lên nên khối lượng vỏ thuốc cũng tăng, vượt các con số nghiên cứu
ở trên rất nhiều. Ngoài phế phẩm từ các loại thuốc BVTV thì vỏ bao bì các loại phân bón cũng chiếm một lượng đáng kể. Các loại phân bón gồm lân, đạm, kali được sử
dụng như sau:
+ Phân lân:Bón lót trước khi cấy 10 kg/sào + Đạm: Sau khi cấy 10 ngày: 5 kg/sào + Kali: Lúa làm đòng: 5 kg/sào
Trong quá trình bón, người dân sử dụng bao bì, túi nilon đểđựng các loại phân bón khi vận chuyển từ nhà ra ruộng. Qua điều tra cho thấy cứ 10 hộ thì có khoảng 2 hộ sử
dụng bao đựng phân bón chiếm tỉ lệ 20 %, số hộ còn lại đựng phân bón bằng túi nilon.
4.2.2.2. Thực trạng phát sinh phế thải đồng ruộng từ trồng và thu hoạch lạc
Qua bảng 4.5 và kết quả điều tra thực tế thu được thì xã Lãng Sơn là xã có diện tích trồng lạc lớn với 17 ha. Trong đó các thôn trồng lạc nhiều là thôn Trại Thượng, thôn Sơn Thịnh, và thôn Mỹ Tượng. Tiến hành cân lượng phế phẩm sau thu hoạch lạc trên 3 ô ruộng diện tích 10 m2 tại thôn Trại Thượng cho kết quả:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48
Bảng 4.11. Kết quả cân phế phẩm tươi từ cây lạc thực tế
Mảnh ruộng Diện tích (m2) Khối lượng thân, lá (kg) Trung bình (kg) Hệ số tỉ lệ phế phẩm/diện tich (kg/m2) Chú thích M1 10 8,3 8,6 0,86 Cân buổi sáng (9h), trời nắng. M2 10 8,9 M3 10 8,6
(Nguồn: Kết quảđiều tra nông hộ2014)
Trong đó Mi: mảnh ruộng thứ i
Các hộ dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Lượng phân bón rất ít không
đáng kể. Phế phẩm trồng trọt từ cây lạc chủ yếu là từ thân và lá lạc sau thu hoạch. Ước tính tổng lượng thân và lá lạc sau thu hoạch của xã Lãng Sơn là:
17 x 10.000 x 0,86 = 146200 kg = 1.462 tạ/vụ
4.2.2.3. Thực trạng phát sinh phế thải đồng ruộng từ quá trình trồng và thu hoạch rau màu
Rau được trồng phổ biến ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Xã có diện tích trồng rau lớn nhất là xã Cảnh Thụy do có lợi thế vềđiều kiện đất đai, địa hình phù hợp
để trồng các loại rau màu, cùng vị trí địa lý thuận lợi do nằm cạnh thị trấn Neo. Các loại rau trồng phục vụ nhu cầu người dân trong xã và thị trấn Neo, ngoài ra rau tại đây
được bán cho các huyện và tỉnh lân cận.
Xã Cảnh Thụy gồm 9 thôn, hầu hết các thôn đều có diện tích rau màu tương đối lớn, trong đó 3 thôn có diện tích trồng nhiều hơn cả là: thôn Sóc Tây, thôn Bình Voi, và xóm Nhất.
Tùy theo loại rau và thực tế quay vòng của mỗi loại rau mà tính diện tích gieo trồng bằng cách lấy diện tích canh tác nhân cho hệ số quay vòng trung bình của loại rau đó. Riêng đối với rau muống nước do để gốc nên diện tích gieo trồng là diện tích canh tác không nhân hệ số.
- Các loại rau được phân thành các nhóm như sau:
+ Nhóm rau ăn lá ngắn ngày: cải xanh, cải ngọt, cải trắng, cải thìa, xà lách, rau dền, mồng tơi, rau đay, rau muống...
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49
+ Nhóm rau ăn bông, ăn lá dài ngày: Cải bắp, cải bông.
+ Nhóm rau ăn củ quả ngắn ngày: Đậu cô ve, đậu đũa, dưa leo, mướp đắng, mướp, cải củ.
+ Nhóm rau ăn quả dài ngày: Bầu, bí, cà chua, cà các loại, ớt. - Diện tích và năng suất và sản lượng rau toàn xã là:
+ Tổng diện tích gieo trồng: 405 ha + Năng suất bình quân: 21,86 tấn/ha + Tổng sản lượng: 8.853,3 tấn
Bảng 4.12. Diện tích, sản lượng và các loại phế phẩm tươi từ rau xanh tại xã Cảnh Thụy STT Nhóm rau Diện tích gieo trồng (ha) Sản lượng (tấn) Các loại phế phẩm
1 Ăn lá ngắn ngày 160 4.195,2 Thân; lá già, úa
2 Ăn bông, ăn lá dài ngày 80 864 Thân; dễ; lá già, úa 3 Ăn củ quả ngắn ngày 125 2.608,7 Thân, lá, gốc, dễ
4 Ăn củ quả dài ngày 40 1.185,4 Thân, lá, gốc, dễ
Tổng 405 8.853,3
(Nguồn:Kết quảđiều tra nông hộ 2014)
Qua bảng trên cho thấy các loại cây ngắn ngày có diện tích gieo trồng tương đối lớn, do các loại cây này có thể trồng nhiều hơn 1 vụ/ năm. Các loại phế phẩm phát sinh từ trồng và thu hoạch rau chủ yếu là lá và thân cây, trong đó các loại cây ăn củ, quả đóng góp phần lớn lượng phế thải vì phần thân và lá sau thu hoạch của các loại cây này chiếm tỉ lệ lớn trên tổng sinh khối loại cây đó.
- Tình hình sử dụng thuốc BVTV:
+ Một số sâu bệnh hại chính thường gặp trên rau: sâu ăn tạp, bọ nhẩy, bọ trĩ, rầy mềm, sâu đục quả, dòi đục lá, bệnh sương mai, rỉ trắng, thán thư, thối nhũn, chết dây,
đốm lá…
+ Sử dụng thuốc trừ sinh vật hại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
phong phú với 20 loại thuốc trừ sâu (TTS), 17 loại thuốc trừ bệnh (TTB). Trong đó nông dân đã sử dụng các loại thuốc ít độc và thuốc vi sinh để phòng trừ sâu bệnh (Biocin, Tập kỳ, Dipel, Delfin) và sử dụng luân phiên nhiều loại thuốc với nhau nhằm hạn chế sự kháng thuốc của sâu bệnh. Về hiệu quả phòng trừ đa số nông dân đều cho rằng sử dụng thuốc BVTV có tác dụng tốt (TTS 46,4 %, TTB 31,2 %) và khá (TTS 48,6 %, TTB 50,7 %) để
phòng trừ sinh vật hại. Về thuốc trừ cỏ nông dân ít sử dụng (chỉ có 4,25 % nông dân sử
dụng thuốc trừ cỏ), đa số dùng biện pháp nhổ cỏ bằng tay đối với cây rau ăn lá và áp dụng biện pháp phủ bạt đối với cây rau ăn củ, quả ngắn ngày và dài ngày.
+ Số lần phun xịt thuốc bảo vệ thực vật/lứa rau:
Qua kết quả điều tra nhận thấy số lần nông dân phun xịt thuốc trừ sâu bệnh tuỳ
thuộc vào mật số, tỷ lệ sinh vật hại gây hại trên đồng ruộng. Đối với rau ăn lá ngắn ngày trung bình phun từ 2-3 lần trên 1 lứa rau, tuy nhiên đối với nhóm rau ăn củ, quả
ngắn ngày (đậu cove, dưa leo…) đa số nông dân vẫn còn giữ tập quán phun nồng độ
thấp để phòng ngừa cách 2 – 3 ngày/lần, trung bình 7 – 12 lần/lứa, cá biệt có hộ phun 20 lần/lứa rau. Đối với nhóm rau ăn củ, quả dài ngày phun 3-7 lần/lứa rau.
- Với liều lượng phun như vậy lượng vỏ thuốc, vỏ chai, lọ đựng thuốc BVTV dùng cho các loại rau trên địa bàn xã Cảnh Thụy là rất lớn.