Giải pháp kỹ thuật Cày vù

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 66)

- Một số ứng dụng khác trong sử dụng rơm rạ ởn ước ta

1 Đất nông nghiệp 2 Đấ t phi nông nghi ệ p

4.4.3. Giải pháp kỹ thuật Cày vù

Cày vùi

Nếu không có điều kiện đem rơm ra khỏi đồng ruộng thì nên xử lý rơm rạ bằng cách cày vùi , để duy trì lượng đạm trong đất. Khi rơm rạ được cày vùi trong đất lâu ngày sẽ bị phân hủy thành phân hữu cơ. Tuy nhiên để cho rơm rạ phân hủy tốt hơn, nhanh hơn, không gây ngộđộc hữu cơ cho ruộng lúa, người dân có thể dùng chế phẩm vi sinh phun lên rơm rạ, hoặc dùng vôi bột rải vào ruộng trước khi cày xới, để làm cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

rơm phân hủy nhanh với thời gian khoảng 12-15 ngày, trước khi dọn đất để sản xuất vụ lúa mới . Việc cày vùi rơm rạ vào đất sẽ tạo cho đất có nhiều chất hữu cơ, giúp cho cây lúa bén rể tốt hơn. Việc trồng trọt chỉ nên bắt đầu sau 2 đến 3 tuần vùi rơm rạ. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học cho thấy, cày khô, nông 5-10 cm để vùi rơm rạ và tăng cường sự thoáng khí cho đất trong thời kỳ bỏ hoá có tác dụng tốt đến độ phì đất trong hệ thống thâm canh lúa-lúa. Việc cày khô, nông nên tiến hành sau 2 đến 3 tuần sau khi thu hoạch ở những cánh đồng mà thời kỳ bỏ hoá khô-ướt giữa 2 vụ lúa tối thiểu là 30 ngày. Các lợi ích gồm có:

+ Số lượng Carbon (C) quay vòng hoàn toàn sẽ đạt được nhiều hơn nhờ vào sự

phân giải hảo khí (khoảng 50% C trong vòng 30-40 ngày), do đó hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng xấu của các sản phẩm phân giải yếm khí trong giai đoạn sinh trưởng

đầu của cây lúa.

+ Tăng cường sự thoáng khí cho đất, nghĩa là oxy hoá Fe2+ và những chất khử

khác tích luỹ trong suốt quá trình ngập nước.

+ Tăng cường được sự khoáng hoá N và sự giải phóng P cho cây trồng sau, cho

đến giai đoạn phân hoá đòng.

+ Làm giảm được sự phát sinh cỏ dại trong suốt thời kỳ bỏ hoá.

+ Làm cho quá trình làm đất được dễ dàng hơn (thường không cần cày đất lần 2). + Sự phóng thích CH4 sẽ ít hơn so với việc vùi rơm rạ lúc làm đất ngay trước khi gieo trồng.

Rơm rạ sau thu hoạch hoặc được bỏ lại ruộng hoặc được mang ra khỏi cánh đồng tùy vào mục đích của mỗi hộ dân. Biện pháp tốt nhất là nên mang hết rơm ra khỏi ruộng, sau đó tận dụng lượng rơm này trồng nấm, để tăng thêm nguồn thu nhập. Ngoài ra những bã rơm mục sau khi thu hoạch nấm xong, có thể dùng làm phân bón hữu cơ cung cấp lại cho đồng ruộng, sẽ tạo cho đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ

cho đất. Giúp tiết kiệm được một lượng lớn phân hóa học bón cho đồng ruộng:

Trồng nấm:

Việc trồng các loại nấm ăn được bằng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ là một quá trình có giá trị gia tăng nhằm chuyển hoá loại nhiên liệu này từ chỗ được coi là phế thải thành thức ăn cho người. Trồng nấm đựơc coi là một trong những phương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

pháp sinh học tận dụng nguồn rơm rạ có hiệu quả nhất bởi nguồn đầu mẩu rơm rạ có thể dùng quay vòng được. Nấm rất giàu protein và là loại thực phẩm ăn ngon. Hàm lượng protein trong nấm đạt từ 26,3- 36,7 %. Trồng nấm là một trong những phương pháp thay thế để giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến các phương pháp xử lý hiện nay như đốt ngoài trời hay cho cầy xới với đất. Trồng nấm trên nền rơm rạ còn mang lại những biện pháp khuyến khích kinh tế đối với nghề nông, coi nguồn phế thải như một nguồn nguyên liệu có giá trị và có thể phát triển các cơ sở

kinh doanh sử dụng chúng để sản xuất các loại nấm giàu dinh dưỡng. Vì vậy việc trồng nấm có thể trở thành một nghề nông mang lại lợi nhuận cao, có thể tạo ra thực phẩm từ rơm rạ và giúp thanh toán loại phế thải này theo cách thuận tiện với môi trường. Với hiệu suất chuyển hoá sinh học 10% và 90% hàm lượng ẩm ở nấm tươi, một tấn rơm rạ khô có thể cho sản lượng khoảng 1000 kg nấm sò.(Nguyễn Hữu Đống,

Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thị Sơn, 2003).

Trên địa bàn huyện Yên Dũng, hiện tại đang có một số hộ gia đình trồng nấm tại các xã: Tư Mại, Tiến Dũng, Đồng Phúc. Nhưng các mô hình này xuất hiện dạng tự

phát, nhỏ lẻ, quy mô nhỏ. Với lượng rơm rạ lớn hàng năm bịđốt hay vùi xuống ruộng, các hộ dân hoàn toàn có thể phát triển mô hình trồng nấm rộng rãi. Điều kiện khí hậu thuận lợi vềđộ ẩm, nhiệt độ, chếđộ gió mùa tại huyện Yên Dũng rất phù hợp để phát triển mô hình trồng nấm rơm và nấm sò (nấm bào ngư).

Sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu sản xuất khí sinh học

Phế thải đồng ruộng như rơm, rạ, thân lá thực vật… là nguồn nguyên liệu có thể sản xuất khí sinh học. Với một số hộ chăn nuôi vừa và nhỏ, lượng phân chuồng không đủ cung cấp cho hầm biogas thì có thể kết hợp phế thải đồng ruộng sau khi thu hoạch cũng mang lại hiệu quả cao. Loại phế thải này có hàm lượng nitơ thấp nhưng lại giàu xenluloza. Vì vậy khi sử dụng phế thải có nguồn gốc thực vật để lên men sản xuất khí sinh học cần băm hoặc nghiền nhỏ để cho vi khuẩn dễ tiếp xúc với cơ chất, đặc biệt cần bổ sung thêm nguyên liệu giàu nitơ như nước tiểu, phân động vật. Phân động vật với các phế thải rắn như rơm rạ là cơ chất thích hợp cho lên men kị khí.

Với phương pháp này không những mang lại hiệu quả thiết thực là hạn chế gây ô nhiễm môi trường như xử lý được triệt để nguồn phế thải hữu cơ, chất thải chăn nuôi mà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

còn mang lại hiệu quả kinh tế cao, cải thiện đời sống nhân dân. Bởi vì sản phẩm chính của hầm biogas là khí mêtan là chất khí cháy được, khí biogas được thu lại và sử dụng làm chất đốt phục vụ cho sinh hoạt gia đình. Bên cạnh đó bùn thải của hầm biogas cũng được sử dụng làm phân bón, đây là nguồn phân bón có chất lượng an toàn cho canh tác, hạn chế

sâu bệnh giảm dịch hại từ 70-80%, giúp người dân giảm được chi phí đầu tư, tăng năng suất và chất lượng nông sản.

Chi phí xây dựng hầm biogas trung bình 5,5-7,5 triệu đồng. Việc sử dụng hầm biogas giúp mỗi hộ gia đình tiết kiệm được 1-1,2 triệu đồng/năm.

X lý rơm r thành phân bón hu cơ Nguyên liệu chuẩn bị - Tàn dư rơm rạ - Phân chuồng - Đạm - Lân - Ka li

Các bước tiến hành: Rơm rạ được thu gom, phân loại và trộn đều với các chất phụ gia, chế phẩm vi sinh vật (Biomix, EMUNI, EM…) dạng dịch và dạng chất mang.

Dùng cào cuốc đánh thành đống rộng khoảng 2m cao 1,5m, chia thành các lớp, mỗi lớp dày khoảng 30 cm được rắc phân gia súc, gia cầm và phụ gia, tưới men vi sinh. Sau đó, đống ủđược phủ bên ngoài bằng lớp bùn hoặc bạt nilon. Cứ sau 10 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ 1 lần để nhiên liệu được ủđều. Trung bình sau 35 – 45 ngày

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

Thu gom tàn dư Chế phẩm vi sinh vật thực vật (xử lý và Bổ sung phụ gia NPK loại bỏ tạp chất) Bổ sung nước đảm bảo độ ẩm 60-70% Kiểm tra chất lượng Bổ sung thêm NPK (nếu cần) Hình 4.7. Sơđồ quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng (Đề tài B2004 – 32 – 66. ĐHNNHN)

Các phế thải nông nghiệp sau khi ủ 30 – 45 ngày trở thành hỗn hợp tơi xốp có màu đen, không có mùi hôi thối. Nếu dùng men vi sinh vật tạo ra nguồn phân ủ thì giảm được một lượng chi phí lớn đầu vào cho nông dân và cải tạo đất giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tạo ra một sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ

cộng đồng, hướng tới một thương hiệu gạo an toàn, chất lượng. Rơm rạ sau thu hoạch

được các hộ nông dân thu gom tập kết vào 1 địa điểm thuận lợi cho việc ủ hoặc thu

Đống ủ Theo dõi diễn biến nhiệt độ đống ủ Đống ủ sau 30 - 45 ngày Tái chế làm phân hữu cơ Sử dụng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

gom về tại các gia đình. Việc dùng men vi sinh xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ phục vụ

cho sản xuất lúa gạo an toàn đã tận dụng toàn bộ lượng rơm rạ của nông nghiệp sau mỗi vụ thu hoạch lúa cùng với chế phẩm sinh học tạo ra nguồn phân ủ bón lót cho cây trồng, cải tạo đất, đảm bảo năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm lúa an toàn ít tồn dư

hoặc không còn tồn dư các hoá chất độc hại trong sản phẩm lúa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Số phân này chúng ta chỉ cần san ra tại ruộng để tăng độ phì cho đất trong diện tích ruộng đó, không cần phải vận chuyển xa. Dùng bón lót trước khi trồng cây, loại phân này giúp giảm từ 20 – 30% lượng phân hoá học và làm tăng năng suất cây trồng từ 5 - 7%. (Nguyễn Xuân Thành và cộng sự, 2011)

Hàng năm nông dân đổ xuống đồng ruộng lượng lớn phân hoá học, thuốc bảo vệ

thực vật làm cho cấu trúc đất bị thay đổi. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đồng ruộng sẽ mất dần độ phì nhiêu, môi trường ô nhiễm, sức khoẻ con người bịảnh hưởng. Do vậy, việc sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, xã hội. Mô hình này cần được cơ quan quản lý khuyến khích các doanh nghiệp, chủ đầu tư tiến hành sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm rạ trên quy mô công nghiệp.

Xử lý phế thải đồng ruộng nguy hại

Đối với chất thải rắn là bao bì, chai lọđựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có tính nguy hại cao thì phải làm tốt công tác thu gom sau đó có thể sử dụng các phương pháp xử lý như sau: Phế thải được mang đến một nơi thích hợp rồi đốt cháy, hoặc

được mang đến một khu vực hợp lý để chôn theo đúng quy định.

Để đảm bảo duy trì bền vững hoạt động thu gom và xử lý bao bì, các xã cần tiến hành hoạt động xã hội hóa để khuyến khích sự tham gia của người dân. Công tác thu gom bao bì thuốc BVTV phải được tiến hành trên nguyên tắc coi công tác thu gom là bắt buộc, trong đó vai trò quản lý của nhà nước là chủ đạo, sự tham gia của người dân mang tính quyết định, phải có cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thu gom và phải có hợp đồng và quy chế rõ ràng. Mô hình được tổ chức trên cơ sở có sự tham gia của chính quyền, người dân và tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thu gom và phải có quy chế nội bộđể xác định rõ quyền lợi, trách nhiệm của mỗi chủ thể tham gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64

Tùy theo điều kiện cụ thể, mỗi địa phương có thể áp dụng 1 trong 3 mô hình thu gom bao bì là:

- Thu gom phân tán: việc thu gom và xử lý được thực hiện ngay tại các bể đặt gần ruộng.

- Thu gom tập trung: bể thu gom và xử lý được đặt ởđầu lối về làng.

- Thu gom tập trung kết hợp quản lý thuốc bảo vệ thực vật: bể thu gom được

đặt ngay cạnh bể nước sử dụng để pha thuốc cho toàn khu vực canh tác. Sau khi pha thuốc xong, nông dân có thể bỏ vỏ ngay vào thùng. Do bể cũng được đặt ngay sát quầy bán thuốc nên đại lý có thể giám sát, nhắc nhở hay thu gom vào.

Hình thức thu gom phân tán là hình thức truyền thống, có ưu điểm là huy động

được sự tham gia của cộng đồng, do đó hạn chế chi phí công thu gom. Tuy nhiên, để

nâng cao hiệu quả thu gom, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát, các địa phương có thể tổ chức hình thức thu gom tập trung khi tính tự giác của người dân chưa cao, sau đó sẽ chuyển dần sang hình thức thu gom phân tán khi nhận thức và kỹ năng của người dân đã được nâng lên.

Phụ thuộc vào chu kỳ, tần suất phun thuốc BVTV và bón phân mà có thời gian

đi thu gom rác thải tại các bể chứa hợp lý. Khối lượng loại phế phẩm này không nhiều nhưng để tránh rò rỉ hóa chất tịa các bể, tránh ô nhiễm mùi, tốt nhất nên tiến hành thu gom theo định kỳ khoảng 1 lần/tháng.

Sau thu gom và làm sạch, tùy thuộc vào điều kiện, mỗi địa phương có thể xử lý bao bì sau làm sạch bằng các hình thức khác nhau như bảo quản chờ tiêu hủy tập trung,

đốt cùng rác sinh hoạt hoặc tái sử dụng các loại bao bì có thể tái chế.

- Tiến hành xử lý bao bì thuốc BVTV quy mô cộng đồng bằng phương pháp oxy hóa theo công nghệ của Viện Nông Nghiệp Môi Trường, tiến hành sử dụng các tác nhân oxy hóa để làm sạch nước ngâm bao bì và xử lý dư lượng thuốc còn sót lại trong bao bì; Fenton là tác nhân oxy hóa tốt để xử lý dư lượng của thuốc BVTV còn sót lại trong bao bì, tác nhân này còn có hiệu quả xử lý cao đối với tất cả các nhóm thuốc BVTV, mặc dù vậy, với các loại túi Poly Ethylen tráng bạc, hiệu quả chỉ phát huy hiệu quả khi lượng thuốc trong bao hòa tan vào dung môi xử lý. Bể thu gom và xử lý bao bì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

thuốc BVTV phải đáp ứng yêu cầu cho việc chứa và làm sach bao bì; chất liệu bể phải phù hợp, không bịăn mòn hóa chất, không bị rỉ sét và an toàn khi sử dụng.

- Sau khi xử lý bao bì thuốc BVTV phân ra 2 loại:

+ Túi Poly Ethylen và chai nhựa: Đóng rắn rồi đem chon lấp, hoặc nghiền nhỏ

phối trộn cùng xi măng để đóng gạch, loại gạch này có thể sử dụng trong công việc kè hệ thống kênh mương hoặc đường xá.

+ Chai lọ thủy tinh: Bán lại cho các đơn vị sản xuất thuốc BVTV để sử dụng đóng gói cho các sản phẩm sau, hoặc chuyển đến các nhà máy chế biến thủy tinh để tái chế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 66

PHẦN 5

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)