- Một số ứng dụng khác trong sử dụng rơm rạ ởn ước ta
1 Đất nông nghiệp 2 Đấ t phi nông nghi ệ p
4.3.5. Ưu điểm, nhược điểm của các biện pháp quản lý phế thải đồng ruộng của người dân tại huyện Yên Dũng
người dân tại huyện Yên Dũng
Các phế phẩm từ lạc và rau:
Các phế phẩm từ lạc và rau bao gồm thân, lá, gốc, rễ thừa, hầu hết chúng được xử lý tốt. Thân và lá lạc khi được vùi vào đất trả lại hữu cơ, tăng lượng đạm cho đất; với đất chuyên trồng màu, lượng phế phẩm này một phần nhỏ làm thức ăn cho gia súc, phơi khô đun nấu, còn lại đốt tại ruộng bón tro trả lại chất khoáng và dinh dưỡng cho
đất. Các phế phẩm từ rau chỉ một phần nhỏ bỏ lại ruộng, hầu hết phơi khô đốt, các phần thân và lá có thể được tận dụng làm thức ăn cho vật nuôi. Các biện pháp này người dân thực hiện tương đối tốt và hợp lý.
Phế phẩm từ lúa
• Vùi rơm rạ vào đất:
Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy
đi từđất, nên nó có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm rạ ra
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
khỏi đồng ruộng, nhưng về lâu dài biện pháp này mang lại yếu tố tích cực là thấy rõ. Nếu kết hợp song song việc bón phân hàng vụ cho lúa cùng với việc vùi rơm rạ vào đất sẽ bảo toàn được dinh dưỡng N, P, K và S cho lúa, và nhiều khi còn làm tăng được dự
trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng.
Nhưng việc vùi rơm rạ vào đất ướt, sẽ gây ra tình trạng cố định tạm thời của
đạm (N) và làm tăng lượng metan (CH4) phóng thích trong đất, gây ra tình trạng tích luỹ khí nhà kính. Khi vùi một lượng lớn rơm rạ tươi sẽ rất tốn lao động và cần có những máy móc thích hợp cho việc làm đất cũng như có thể gây ra những vấn đề về
bệnh cây, gây ngộđộc hữu cơ cho đất (Lê Xuân Đính ,2013). Theo nghiên cứu của hai nhà khoa học Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng của Đại học Cần Thơ cho thấy việc vùi rơm rạ vào đất ruộng làm tăng 150 % lượng phát thải khí CH4.
• Đốt rơm rạ:
Rơm rạ sau khi được phơi khô tại nhà hoặc để tự khô tại cánh đồng thì có một lượng không nhỏ bịđốt. Đây là biện pháp xử lý mà theo các hộ gia đình được điều tra
đều cho rằng không tốn công và chi phí xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau mỗi vụ lúa.
Đồng thời tiêu diệt được mầm mống dịch hại và một phần cỏ dại có trên đồng ruộng. Ngoài ra còn tạo ra một lượng tro làm phân bón trả lại cho đất. Nhưng khi đốt rơm rạ
các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành chất vô cơ nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Một thửa ruộng nếu bị nung đốt nhiều lần sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng.
Việc đốt đồng còn tiêu diệt các loại côn trùng có ích, đây là một trong những nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa - một trong những nguyên nhân gây bộc phát sâu bệnh trên đồng ruộng, buộc bà con nông dân phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, khiến chi phí sản xuất lúa cao.
Một tác hại khác của đốt rơm rạ là gây ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ khi đốt rơm rạ, không chỉ có khí CO2 (dioxid cacbon) thải vào không khí, mà các khí độc khác như
CH4 (metan), khí CO (cacbon monoxid) và một ít khí SO2 (dioxid sunfur) cũng thải vào. Hơn nữa, thành phần chủ yếu của rơm rạ là chất xenlulozơ, hemixenlulozơ và các chất hữu cơ kết dính... khi đốt cháy sẽ tạo ra các loại khí độc, con người hít vào sẽ gây
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56 ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là sẽ dễ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp, gây co thắt phế quản và không loại trừ nguy cơ gây ung thư phổi.
Đốt bỏ rơm rạ còn là một sự lãng phí. Theo Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế
(IRRI), trong 1 tấn rơm chứa 5-8kg đạm; 1,2kg lân; 20kg kali; 40kg silic và 400kg carbon. Do vậy, đốt bỏ rơm rạ cũng có nghĩa là đã bỏ đi một lượng phân bón, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa.
Tại thời điểm thu hoạch, độ ẩm của rơm rạ lên tới 60 %. Tuy nhiên trong điều kiện khô hanh, rơm rạ có thể trở nên khô nhanh đạt đến trạng thái độ ẩm cân bằng vào khoảng 10 – 12 %. (Cục thông tin khoa học và công nghệ quốc gia)
Sử dụng hệ số phát thải rơm rạ (EFs) của Thái Lan và Trung Quốc được tổng hợp từ những nghiên cứu mới nhất, tính theo đơn vị (g/kg) cho thấy khi đốt rơm rạ sẽ
thải ra không khí các loại chất thải với hệ số: PM2.5: 8,3; PM10: 9,1; SO2: 0,18; CO2: 1177; CO: 93; NOx: 2,28; CH4: 9,59. Theo ước tính của Gadde & cộng sự (2007) thì tỷ
lệ rơm rạ khô so với sản lượng lúa là 75%. (Nguyễn Mậu Dũng, 2012). Ước tính sản lượng lúa vụ Đông Xuân của huyện Yên Dũng là: 451.930 tạ, nên khối lượng rơm rạ
khô là 338.947 tạ. Vì tỉ lệ rơm rạ bị đốt trên tổng lượng rơm rạ là 26,72 % nên khối lượng rơm rạ bị đốt ước tính khoảng 90.566 tạ. Khối lượng bụi, khí thải từ quá trình
đốt rơm rạ là: + PM2.5: 75.169 kg + PM10: 82.415 kg + SO2: 1.630 kg + CO2: 10.659.618 kg + CO: 842.263 kg + NOx: 20.649 kg + CH4: 86.852 kg
- Tổng lượng bụi từ quá trình đốt rơm rạ là 157,58 tấn, lượng bụi này gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân, tạo ra các loại bệnh về hô hấp khi hít phải.
- Các loại khí thải trên đều là khí nhà kính có nguy cơ gây biến đổi khí hậu và phá hủy tầng Ozon đặc biệt là khí CO2 với 10.659,62 tấn chiếm 91,81 % tổng lượng khí phát thải.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
Phế phẩm phát sinh từ quá trình canh tác:
• Vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật và phân bón:
Với 85 % lượng vỏ bao bì, thuốc bảo vệ thực vật được người dân bỏ lại ngoài cánh
đồng sau khi sử dụng gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước, đất. Các loại phế thải này cấu tạo từ polime, thủy tinh, nhựa nên khó phân hủy. Lượng hóa chất tồn dư trong các vỏ thuốc này ngấm vào đất, nước ảnh hưởng đến hệ sinh vật đồng ruộng.