KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 76)

- Một số ứng dụng khác trong sử dụng rơm rạ ởn ước ta

1 Đất nông nghiệp 2 Đấ t phi nông nghi ệ p

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.1. Kết luận

Huyện Yên Dũng có dân số chủ yếu làm nghề nông, diện tích đất canh tác hàng năm là 17.658 ha, trong đó các loại cây trồng chính là lúa, lạc và rau màu.

Qua quá trình điều tra 160 hộ trồng lúa vụ Đông Xuân tại 3 xã Trí Yên, Lãng Sơn, Tư Mại với tổng diện tích canh tác là 81,86 ha, sản lượng lúa là 4.861 tạ cho thấy khối lượng rơm rạ phát sinh là 21.607 tạ; khối lượng bao bì, chai lọ thuốc BVTV, phân bón là 221 kg.

Các hình thức xử lý rơm rạ chính tại 3 xã điều tra là: Vùi, đốt, làm thức ăn gia súc,

đun nấu. Phương thức gặt lúa quyết định sự khác nhau giữa tỉ lệ các hình thức xử lý rơm rạ. Đối với các xã gặt máylượng rơm rạđể lại ruộng rồi cày vùi xuống đất chiếm 72 %; lượng rơm rạ bị đốt chiếm 22 %; lượng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc và chất độn chuồng là 1 %; còn lại 5% lượng rơm rạ dùng đểđun nấu.

Với các xã có hình thức gặt lúa bằng tay, lượng rơm rạ để lại ruộng rồi cày vùi vào đất chiếm 63%; lượng rơm rạ bị đốt chiếm 35,5 %; lượng rơm rạ làm thức

ăn cho gia súc và chất độn chuồng là 0,9 %; còn lại 0,6 % lượng rơm rạ dùng để đun nấu.

Tổng lượng rơm rạước tính của cả huyện Yên Dũng trong vụĐông Xuân là: 1.839.903 tạ. Người dân sử dụng một phần nhỏ rơm rạ để làm thức ăn cho gia súc: 0,97 % (17.847 tạ); dùng đểđun nấu: 3,46 % (63.661 tạ); chủ yếu lượng rơm rạ này

được vùi tại ruộng: 68,85 % (1.266.773 tạ); và phơi khô đem đốt: 26,72 % (491.622 tạ)

Ngoài phế phẩm từ lúa, hàng năm quá trình canh tác lạc và rau xanh cũng để lại một lượng phế phẩm không nhỏ. Ước tính tổng lượng thân và lá lạc sau thu hoạch của xã Lãng Sơn là: 1.462 tạ/vụ. Hầu hết lượng thân và lá lạc được vùi tại ruộng như một loại phân xanh có ích. Rau xanh trồng chủ yếu tại xã Cảnh Thụy với các loai rau phong phú về

chủng loại. Lượng phế phảm từ trồng và thu hoạch rau hàng năm tại xã rất lớn, nhưng hầu hết chúng được tận dụng làm thức ăn cho gia súc hoặc làm phân xanh bón trả lại cho đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 67

dưới hình thức vùi tại ruộng, thân và lá một số loại rau dễ khô người dân tiến hành đốt tại ruộng, một phần nhỏ chúng được bỏ thối rữa, rửa trôi theo nước mưa.

Tổng lượng vỏ, túi, chai lọ thuốc BVTV sử dụng trong trồng lúa vụĐông Xuân trên địa bàn huyện Yên Dũng ước tính: 22.719 kg . Trong đó 85 % (19.311 kg) người dân sau khi sử dụng bỏ lại cánh đồng; 15 % (3.408 kg) được gom lại và đốt cùng rác thải sinh hoạt.

Vỏ bao bì đựng các loại phân bón: Đạm, lân, kali sử dụng trong trồng lúa trên toàn huyện tương đối lớn. Nhưng do phế thải loại này có thể tái sử dụng cho lần sau nên người dân không vứt bừa bãi. Một lượng không đáng kể túi nilon nhỏ còn lại trên cánh đồng, hoặc vứt xuống các mương máng gần ruộng.

Lượng phát sinh phế thải đồng ruộng trên địa bàn huyện Yên Dũng là tương đối lớn, và chúng chưa được xử lý một cách phù hợp nhất. Việc đốt rơm rạ gây lãng phí nguồn chất hữu cơ, ảnh hưởng tới chất lượng môi trường không khí, hình thức vùi rơm rạ

làm tăng lượng phát sinh khí metan. Vỏ thuốc, bao bì hóa chất dùng trong nông nghiệp chưa được thu gom và xử lý gây nguy cơ ô nhiễm môi trường đất và nước. Vì vậy để tận dụng được lượng hữu cơ dồi dào, hạn chế lượng khói bụi từ việc đốt rơm rạ, các biện pháp phù hợp được đưa ra là cày vùi hợp lý, sử dụng chúng làm nguồn hữu cơđể sản xuất phân hữu cơ hoặc phân hữu cơ vi sinh; làm giá thể và nguồn cơ chất để trồng nấm.

5.2. Kiến nghị

- Phạm vi thực hiện đề tài về thời gian chỉ nghiên cứu trong vụ Đông Xuân, chưa phản ánh đầy đủ thực trạng phát sinh và quản lý các loại phế thải đồng ruộng của người dân tại huyện Yên Dũng, cần có nghiên cứu thêm tình hình sản xuất nông nghiệp trong cả vụ mùa, đặc biệt với đối tượng là cây lúa.

- Đối với các loại rau, cần có nghiên cứu cụ thể cho một đối tượng rau nhất

định, vì số lượng và chủng loại rau rất da dạng và phong phú. Khó xác định được diện tích gieo trồng cụ thể, lượng phế phẩm phát sinh thực tế...

- Hiện nay, tại một số xã trong huyện có hộ dân trồng nấm, mô hình này cần

được nhân rộng trên phạm vi toàn huyện, không chỉ giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân, còn hạn chế được tình trạng đốt rơm rạ, do chúng được sử dụng làm nguyên liệu trồng nấm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 68

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)