- Một số ứng dụng khác trong sử dụng rơm rạ ởn ước ta
1 Đất nông nghiệp 2 Đấ t phi nông nghi ệ p
4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hộ
4.1.2.1 Tình hình dân số và lao động
Tổng nhân khẩu của huyện năm 2012 là 129.639 người, so với năm 2011 giảm 0,32%, trong đó nam chiếm 49,66% nữ chiếm 50,34%. Dân số của huyện được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã. Dân số nông thôn chiếm tỷ
lệ cao 85,6% và chủ yếu làm nghề nông. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội, đồng thời cũng là thách thức của huyện trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình chuyển sang giai đoạn tăng cường hiệu quả sản xuất và cải thiện năng suất lao động.
Năm 2012 Yên Dũng có 35.897 hộ trong đó hộ sản xuất nông nghiệp có 31.345 chiếm 87,32 % trong tổng số hộ toàn huyện, hộ phi nông nghiệp có 4.552 hộ chiếm 12,68%.
Tổng lao động của huyện năm 2012 là 131.205 người, bình quân 3 năm tăng 0,85%. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm so với năm 2011 giảm 8,84%, còn lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm năm 2012 tăng 3,95%. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
* Tăng trưởng kinh tế:
Kinh tế của huyện có bước chuyển biến đáng kể trong phát triển kinh tế, về
giá trị sản xuất tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2008 - 2010 là 0,13%; trong đó giá trị ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân 7,2%; công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng bình quân 52,2%; thương mại dịch vụ tăng bình quân là 8,3%.
* Cơ cấu kinh tế:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
tích cực, với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng cao ngày càng lớn hơn. Xem xét cơ cấu kinh tế ba ngành (nông lâm nghiệp, thuỷ sản; công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp - xây dựng cơ bản; thương mại dịch vụ) thì thấy rằng tỷ trọng nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng giá trị sản xuất đã giảm khá đều và tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đã tăng lên tương ứng. Cơ cấu ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản giảm dần từ 48,7% năm 2011 xuống còn 44,68% năm 2012, cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản của huyện Yên Dũng tăng khá, do huyện có vị trí địa lý thuận lợi phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản, năm 2012 chiếm 36,21% tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện; cơ cấu ngành thương mại dịch vụ của huyện trong những năm qua luôn giữ ở
mức ổn định và tăng nhẹ từ 15,39 năm 2010 đến 19,11% năm 2012 trong tổng giá trị sản xuất toàn huyện. 56,2 29,7 14,1 54,34 31,35 14,31 44,13 40,48 15,39 48,87 33,22 18,08 44,68 36,21 19,11 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nông nghiệp, thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ
Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng 5 năm 2008 -2012
(Nguồn: Chi cục thống kê và phòng Công thương huyện Yên Dũng, 2012)
Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Cụ thể:
* Kinh tế nông nghiệp
Trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, huyện Uỷ đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới”. Trong 5 năm huyện đã đầu tư kinh phí trên 10 tỷđồng để hỗ trợ, khuyến khích nông dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa thơm, gạo thơm chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm… Một số loại nông sản đã gắn kết với khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, qua
đó góp phần khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất. Diện tích lúa vụ Chiêm xuân 7.449 ha, năng suất 60,7 tạ/ha, sản lượng 45.215,43 tấn; diện tích lúa vụ Mùa 6.696 ha, năng suất 56 tạ/ha, sản lượng 37.497,6 tấn. Công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng được chú trọng. Đã trồng mới 758 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đến nay tỷ lệ che phủ
rừng chiếm 10,8%. (Nguồn: Chi cục thống kê và phòng Công thương huyện Yên Dũng, 2012)
*Trồng trọt:
Sản lượng của cây lương thực tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây lương thực được tăng lên hàng năm. Tổng diện tích lúa toàn huyện là 14.145 ha, sản lượng trên 82.713 tấn, năng suất trung bình 58,5 tạ/ha. Trong đó, tổng diện tích lúa hàng hóa 3.965 ha, chiếm 28,03%; diện tích lúa cao sản 4.420 ha, chiếm 31,25%; diện tích lúa sản xuất theo kỹ thuật SRI, “3 giảm 3 tăng” 4.935ha, chiếm 34,9%; diện tích gieo sạ 2.543 ha, chiếm 18% tổng diện tích. Diện tích cây công nghiệp ngắn ngày vụ Mùa 448 ha, cây rau màu thực phẩm 3.238 ha. UBND huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều mô hình sản xuất trên địa bàn và “Cánh đồng mẫu lớn”
sản xuất lúa diện tích 50ha tại xã Cảnh Thụy, “Cánh đồng mẫu lớn” sản xuất lúa thơm diện tích 50ha tại xã Tư Mại.
*Chăn nuôi:
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn lợn
được triển khai rộng rãi. Chỉ đạo duy trì, phát triển số lượng gia súc, gia cầm. Tổng
đàn lợn 73.500 con; đàn trâu 1.250 con; đàn bò 8.500 con,; tỷ lệ bò lai Zebu đạt 83%;
đàn gia cầm 850.000 con. Năm 2012, xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm có biểu hiện chứng bệnh tai xanh ở đàn lợn tại một số xã và dịch cúm gia cầm ở xã Tân Liễu,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
UBND huyện đã tập trung cao các biện pháp phòng, chống dịch, đồng thời tổ chức tốt công tác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn
Thủy sản tiếp tục được khuyến khích phát triển, hàng năm huyện đều quan tâm hỗ trợ và chủ động cung ứng các loại giống đến nông dân, đồng thời tạo thuận lợi cho chuyển đổi 955 ha diện tích cấy lúa trũng sang nuôi trồng thủy sản. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn huyện là 1.067 ha, sản lượng thủy sản 3.747 tấn. (Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội huyện năm 2012)
Bảng 4.1. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm
TT Loài ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1 Đàn trâu Con 2.400 2.257 2.180 1.715 1.250 2 Đàn bò Con 16.275 16.031 15.550 9.655 8.500 3 Đàn lợn Con 84.172 81.031 78.600 69.422 73.500 4 Gia cầm Nghìn con 679 771 781 575 850 5 Thuỷ sản Diện tích Ha 1053 1163 1263 929,95 1.067 Năng suất tạ/ha 15 23 25 28 35 Sản lượng tấn 1579,5 2.725 3.137 2.682 3.747 Giá trị Tr. đ 18.386 21.666 24,808 22,187
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng 2011,2012) 4.1.2.2. Văn hoá - xã hội
* Công tác dân số, y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
Toàn huyện hiện có 1 bệnh viện, 2 phòng khám đa khoa và 24 trạm y tế xã, 251 cán bộ y tế (trong đó có 52 bác sỹ), 260 giường bệnh. Có thể nói mạng lưới y tế của huyện thuộc loại khá, song chất lượng chuyên môn và cơ sở vật chất còn yếu.
Trong những năm qua mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng việc thực hiện các chính sách xã hội đã được các cấp, các ngành quan tâm và có nhiều tiến bộ. Huyện thường xuyên tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ và tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, vận động nhân dân quyên góp xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm cho các gia đình chính sách.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Bảng 4.2. Dân số và phân bố dân cư tại các xã nghiên cứu:
(Đơn vị: Người) STT Xã Tổng số Thành thị Nông thôn 1 Lãng Sơn 6.068 0 6.068 2 Trí Yên 4.527 0 4.527 3 Cảnh Thụy 6.036 0 6.036 4 Tư Mại 7.712 0 7.712
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Dũng năm 2012)
Dân số tại các xã nghiên cứu toàn bộ sống ở nông thôn, làm nông nghiệp là chủ yếu.
* Giáo dục đào tạo
Hiện nay huyện Yên Dũng có 25 trường tiểu học với 488 lớp học, 13459 học sinh và 813 giáo viên, 21 trường trung học cơ sở 414 lớp học, 15779 học sinh và 832 giáo viên, 3 trường trung học phổ thông với 120 lớp học, 5749 học sinh và 198 giáo viên. Ngoài ra toàn huyện cũn cú 24 trung tâm học tập cộng đồng ở các xã, thị trấn. Hoạt động của trung tâm được duy trì tốt, góp phần nâng cao dân trí.
Công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ở bậc tiểu học đạt 100%, bậc trung học cơ sở đạt 99,8%, tiến tới phổ cập giáo dục ở bậc trung học phổ thông. * Hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao
+ Về văn hoá: Công tác văn hoá xã hội được đẩy mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu, các giá trị văn hoá dân tộc được khơi dậy và gìn giữ. Toàn huyện đã xây dựng được 199 làng văn hoá (9 làng văn hoá cấp tỉnh, 76 làng văn hoá cấp huyện), 50 xóm văn hoá, 32.411 hộđạt danh hiệu gia đình văn hóa.
+ Về thông tin: Hiện nay toàn huyện có 75 trạm đài cơ sở, công tác xã hội hoá thu được nhiều kết quả tốt. Toàn huyện đã xây dựng được 172 nhà văn hoá các thôn, khu phốđạt tỷ lệ 84,7%.
+ Về thể dục thể thao: Phong trào thể dục thể thao được duy trì và phát triển trong các trường học, các xã, thị trấn, cơ quan, xí nghiệp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38