Sử dụng rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 31)

Hiện nay tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạđể làm phân bón. Chẳng hạn, tại tỉnh Quảng Nam, người dân đã ứng dụng công nghệ vi sinh phân hủy rơm rạ để làm phân bón ở Hội An. Kết quả sử dụng phân hữu cơ vi sinh từ phế phẩm nông nghiệp đã cho thấy cây phát triển tốt hơn so với mẫu

đối chứng về mật độ gieo trồng, bộ lá xanh, mượt, cây cao, chắc khoẻ và đặc biệt là đã hạn chếđược nấm bệnh cho cây trồng.

Tại Hải Dương, huyện Bình Giang đã kết hợp với công ty cổ phần công nghệ

sinh học Fitohoocmon và Công ty TNHH NAB đã thử nghiệm thành công mô hình xử lý rơm rạ ủ làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ cho sản xuất lúa gạo an toàn tại xã Nhân Quyền và xã Thái Hòa, huyện Bình Giang với 280 tấn rơm rạ xử lý. Huyện Bình Giang là huyện trong điểm sản xuất lúa của tỉnh Hải Dương với diện tích gieo cấy là 12.600 ha/năm lượng rơm rạ sau khi thu hoạch là rất lớn. Nếu dùng men vi sinh tạo ra nguồn phân ủ thì giảm được một lượng chi phí lớn đầu vào cho nông dân và cải tạo đất giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời tạo ra một sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe cộng đồng, hướng tới một thương hiệu gạo an toàn chất lượng. Rơm rạ sau thu hoạch được các hộ nông dân thu gom tập kết vào mộđịa điểm thuận lợi cho việc ủ hoặc thu gom về tại các gia đình. Việc dùng men vi sinh xử lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23

rơm ra làm phân hữu có phục vụ cho sản xuất lúa gạo an toàn đã tận dụng toàn bộ

lượng rơm rạ của nông nghiệp sau mỗi vụ thu hoạch lúa cùng với chế phẩm sinh học tạo ra nguồn phân ủ bón lót cho cây trồng, cải tạo đất, đảm bảo năng suất cây trồng, tạo ra sản phẩm lúa an toàn ít tồn dư hoặc không còn tồn dư các hóa chất độc hại trong sản phẩm lúa, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Để sử

dụng rơm rạ thành phân bón cho đồng ruộng, Viện Công nghệ Sinh học (Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam) đã áp dụng thành công phương pháp sản xuất phân bón từ

rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh. Đây là một giải pháp thiết thực, hữu ích và hiệu quả kinh tế cao. Công nghệ này đã được triển khai thành công trên diện rộng ở

các tỉnh phía Bắc từ năm 2004 đến nay. Áp dụng phương pháp này không chỉ giúp cho đồng ruộng tăng được độ phì nhiêu rất nhiều, giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận trong sản xuất lúa mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ rơm rạ. Phương pháp xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ như sau: Sau vụ gặt, nông dân chỉ cần thu gom rơm rạ vào một góc ruộng, hòa chế phẩm vi sinh (sản phẩm vi sinh do Viện Công nghệ sinh học cung cấp) cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ. Sau khi tưới chế phẩm sinh học che phủ rơm rạ bằng nilon hoặc lấy bùn trát kín thành đống lớn, chỉ sau 17- 25 ngày rơm rạ sẽ mủn ra và trở thành một loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Số phân này chúng ta chỉ cần san ra tại ruộng để tăng độ phì cho diện tích ruộng đó, không cần phải vận chuyển xa. Dùng bón lót trước khi trồng cây, loại phân này giúp giảm từ 20-30% lượng phân hóa học và làm tăng năng suất cây trồng từ 5-7%.

Hàng năm, nông dân đổ xuống đồng ruộng lượng lớn phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật làm cho cấu trúc đất bị thay đổi. Nếu cứ tiếp tục như vậy, đồng ruộng sẽ

mất dần độ phì nhiêu, môi trường ô nhiễm, sức khoẻ con người bịảnh hưởng. Do vậy, việc sử dụng rơm, rạ làm phân bón hữu cơ có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)