Phế thải rơm rạ sau thu hoạch lúa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 58)

- Một số ứng dụng khác trong sử dụng rơm rạ ởn ước ta

1 Đất nông nghiệp 2 Đấ t phi nông nghi ệ p

4.3.1. Phế thải rơm rạ sau thu hoạch lúa

Phương thức xử lý rơm rạ của người dân ở các xã phụ thuộc vào hình thức gặt tại địa phương.

- Kết quả điều tra 80 hộ (30 hộ tại thôn Đan Phượng xã Trí Yên, 50 hộ tại xã Tư Mại) có hình thức gặt máy cho thấy, hầu hết các hộđể lại lượng rơm rạ khô ngoài cánh đồng khoảng 90 %, còn lại 10 % rơm rạđược chuyển về nhà.

+ Trong đó, các chủ hộ cho biết khoảng 80 % lượng rơm rạ bỏ lại ngoài đồng

được cày úp rồi vùi xuống ruộng. Một số hộ chờ rơm rạ khô rồi gom lại đốt chiếm khoảng 20 % lượng rơm rạ tại cánh đồng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

+ Lượng rơm rạ vận chuyển về nhà được dùng đểđun nấu chiếm 50 % ; làm thức

ăn cho gia súc và chất độn chuồng chiếm 10 % ; 40 % phơi rồi đốt tập trung

- Với 80 hộ (30 hộ thuộc các thôn khác tại xã Trí Yên, 50 hộ xã Lãng Sơn)

được điều tra đều gặt bằng hình thức gặt tay (gặt ngang thân, phần ngọn chiếm 25 % tổng khối lượng thân lúa) cho kết quả: 30 % khối lượng rơm rạ được chuyển về

các hộ gia đình, 70% lượng rơm rạ còn lại để nguyên tại cánh đồng.

+ Số rơm rạ tại hộ dân được sử dụng và các mục đích: Đun nấu: 2% ; làm thức

ăn gia súc và chất độn chuồng: 3 %, còn lại là đốt: 95%

+ Phần rơm rạ tại cánh đồng người dân đợi khô rồi đốt: 10 % ; để nguyên rồi cày vùi xuống lớp đất: 90 %

Nhận xét:

Đối với các xã có hình thức gặt lúa bằng máy, lượng rơm rạ để lại ruộng rồi cày vùi xuống đất chiếm 72 %; lượng rơm rạ bịđốt chiếm 22 %; lượng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc và chất độn chuồng là 1 %; còn lại 5% lượng rơm rạ dùng đểđun nấu. Với các xã có hình thức gặt lúa bằng tay, lượng rơm rạđể lại ruộng rồi cày vùi vào

đất chiếm 63%; lượng rơm rạ bịđốt chiếm 35,5 %; lượng rơm rạ làm thức ăn cho gia súc và chất độn chuồng là 0,9 %; còn lại 0,6 % lượng rơm rạ dùng đểđun nấu.

Hình 4.5: Biểu đồ so sánh các hình thức xử lý rơm rạ giữa phương thức gặt tay và gặt máy

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Các xã áp dụng hình thức gặt máy có tỉ lệ rơm rạ vùi tại ruộng cao hơn vì toàn bộ lúa được tuốt tại ruộng, nên lượng rơm rạ để tại ruộng, người dân cứ để khô tự

nhiên rồi cày vùi xuống cho vụ sau, một lượng nhỏ hộ dân gom lại rồi đốt tại cánh

đồng, số ít khác chuyển một phần rơm rạ về làm thức ăn cho gia súc. Điều này giải thích nguyên nhân tỉ lệ rơm rạ bịđốt tại hình thức gặt tay lớn hơn so với gặt máy, do lượng rơm chuyển về hộ gia đình lớn, người dân sửụng một phần nhỏ cho đun nấu và làm thức ăn gia súc, còn lại thì đốt.

- Các xã áp dụng hình thức gặt tay gồm 7 xã khu Đông Bắc: Tân An, Quỳnh Sơn, Lãng Sơn, Hương Gián, Xuân Phú, Trí Yên, Lão Hộ, và thị trấn Tân Dân. Tổng diện tích gieo trồng lúa vụ Đông Xuân là 2.603,3 ha chiếm 35% tổng diện tích lúa

Đông Xuân cả huyện.

- Các xã còn lại nằm phía Tây Nam bao gồm các xã Tiền Phong, Nội Hoàng, Tân Liễu, Yên Lư, Nham Sơn, Thắng Cương, Tư Mại, Cảnh Thụy, Tiến Dũng, Đồng Việt, Đồng Phúc, Đức Giang và thị trấn Neo, có tổng diện tích lúa Đông Xuân là 4.846 ha chiếm 65 % tổng diện tích lúa Đông Xuân toàn huyện.

Bảng 4.13. Tỉ lệ khối lượng rơm rạ phân theo các hình thức xử lý

Diện tích (ha) Khối lượng rơm rạ (tạ) Vùi (%) Đốt (%) Thức ăn gia súc (%) Đun nấu (%) Gặt máy 4.846 1.196.962 46,80 14,30 0,65 3,25 Gặt tay 2.603 642.941 22,05 12,42 0,32 0,21 Tổng 7.449 1.839.903 68,85 26,72 0,97 3,46

- Tổng lượng rơm rạ ước tính của cả huyện Yên Dũng trong vụ Đông Xuân là: 1.839.903 tạ. Người dân sử dụng một phần nhỏ rơm rạ để làm thức ăn cho gia súc: 0,97 % (17.847 tạ); dùng đểđun nấu: 3,46 % (63.661 tạ); chủ yếu lượng rơm rạ này được vùi tại ruộng: 68,85 % (1.266.773 tạ); và phơi khô đem đốt: 26,72 % (491.622 tạ)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Hình 4.6. Cơ cấu hình thức xử lý rơm rạ tại huyện Yên Dũng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng phế thải đồng ruộng và đề xuất giải pháp quản lý tại huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)