Xét về cấu tạo và chức năng ngữ pháp

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 33 - 37)

5. Nội dung của luận văn

2.2.1. Xét về cấu tạo và chức năng ngữ pháp

Tổ hợp cú đơn là những tổ hợp có ít nhất từ hai cú đơn trở lên, mỗi thành tố tương ứng với một kết cấu C-V. Ở đây, chúng tôi tập trung vào các ngữ liệu ghi lại các đoạn thoại giữa trẻ với trẻ, trẻ và những người lớn xung quanh.

Trong các tổ hợp cú đơn này, có thể có từ hai hoặc hơn hai cú đơn. Ví dụ: (54) Tú Anh 1: Sao cậu lại tô màu xấu thế?

Minh Ngọc 1: Ai bảo là xấu?

Minh Ngọc 2: Tớ/ cứ thích/ cho thêm/ nước vào đấy (cho màu nhạt hơn).

Ví dụ (54) ghi lại đoạn thoại giữa hai trẻ trong góc Tạo hình, khi trẻ cùng thực hiện bài vẽ ngôi nhà. Trong đó, đoạn thoại gồm bốn ngữ đoạn và mỗi ngữ đoạn là một cú bởi chúng thể hiện các chức năng lời nói riêng biệt. Trong lượt lời đầu tiên của mình, Tú Anh thực hiện hành động chê màu sắc trong bài vẽ của bạn dưới hình thức một câu hỏi (Sao cậu lại tô màu xấu thế?) nhưng sau đó lại khen sản phẩm của chính mình bằng một nhận định (Màu xanh da trời của tớ/ cực đậm). Còn Minh Ngọc đã phủ định lời chê cũng bằng chính câu hỏi (Ai bảo là xấu?) và lí giải ngay tại sao mình lại tô như thế (Tớ cứ thích cho thêm nước vào đấy). Như vậy, đoạn thoại này gồm bốn cú đơn. Mỗi cú đơn có thể là nòng cốt C-V hoặc C-V-B.

Các thành phần cấu tạo thành chủ ngữ, vị ngữ hay bổ ngữ trong mỗi cú đơn có thể là từ. Chúng thuộc về các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ…Ví dụ:

(55) Thảo Ly: Giả vờ đây/ là nhà của em bé nhé (chỉ vào cầu trượt) Tít: Đây/ là cầu trượt chứ.

(56) Minh Trâm: Tớ/ là siêu nhân hồng xinh đẹp đây. Đức Anh: Xinh đẹp gì/ mà lười ăn.

Ở độ tuổi 3 - 4 tuổi, chủ yếu trẻ sử dụng các cú đơn hạt nhân với các mô hình: Danh từ - động từ; danh từ - tính từ, danh là danh [25, 122]. Với kết quả khảo sát thì chúng tôi nhận thấy trẻ 4 -5 tuổi đã biết phát triển các từ thành nhóm từ (nhóm danh từ, nhóm động từ, nhóm tính từ) giữ vị trí các thành phần chính trong cú. Ví dụ:

(57) Đừng có mà khoe khoang// tất cả các đồ chơi của tớ ở nhà còn

đẹp hơn. (Cú đơn thứ hai có nhóm danh từ làm chủ ngữ)

(58) Bạn Mai Anh hiền và xinh đẹp nhất lớp//em yêu bạn ấy nhất. (Cú

đơn thứ nhất có nhóm tính từ làm vị ngữ).

Như vậy, nếu cấu trúc của các nhóm từ trong các cú đơn của trẻ 3 – 4 tuổi thường đơn giản [17], chủ yếu chỉ có một tầng thì các nhóm từ trong các

tổ hợp cú đơn của trẻ 4 - 5 tuổi đã phong phú, đa dạng hơn, có thể là từ nhưng cũng có thể là các ngữ.

Ngoài thành phần chính, trong các cú đơn mà trẻ còn xuất hiện các thành phần như trạng ngữ (ví dụ 59), khởi ngữ (ví dụ 60), tình thái ngữ (ví dụ 61). Ví dụ:

(59) Tuấn Việt: Các bạn đâu hết rồi nhỉ?

Gia Linh: Các bạn đang tập thể dục ngoài sân đấy.

(60) Đức Long: Bạn cho tớ mượn đi (chỉ vào xe cẩu).

Thái Anh: Xe cẩu màu xanh này tớ để dành cho em Bin đấy. (61) Gia Văn 1: Ngọc đừng ôm anh nữa.

Bảo Ngọc 1: Sao lại không được ôm?

Gia Văn 2: Không chẳng lẽ anh và Ngọc là vợ chồng à? Bảo Ngọc 2: (đi ra chỗ khác chơi).

Trong số các thành phần phụ thì trạng ngữ là thành phần có tần suất xuất hiện nhiều hơn cả bởi trẻ 4 – 5 tuổi đã biết thể hiện mối quan hệ về thời gian, không gian, nguyên nhân… nên trẻ thường sử dụng trạng ngữ chỉ không gian, thời gian, mục đích… nhiều hơn hơn các thành phần phụ khác. Trong các ngữ liệu có xuất hiện thành phần trạng ngữ thì chủ yếu là các trạng ngữ:

hôm qua, hôm nọ, lúc nãy, ngày mai, ở trường, ở nhà, ngoài đường, tại…

- Số lượng:

Về lí thuyết, số luợng thành tố trong tổ hợp cú tối thiểu phải là hai. Trong các đoạn thoại giữa trẻ với trẻ, trẻ với những người lớn xung quanh, chúng tôi nhận thấy trẻ thường sử dụng các tổ hợp cú đơn có 2 - 4 thành tố. Số lượng thành tố nhiều trong tổ hợp cú đơn lại ít xuất hiện trong ngôn ngữ của trẻ. Điều này thể hiện quy luật tất yếu trong giao tiếp, thông tin được thể hiện thường ngắn gọn. Nếu có xuất hiện các tổ hợp cú đơn nhiều thành tố đó là khi trẻ kể lại chuyện hoặc nhắc lại các thông báo của cô…Ví dụ:

(62) Chiều mẹ chở con về nhà bà ngoại//cái xong con được ăn lẩu Thái//cay ơi là cay//mà con với em Bi vẫn ăn được luôn// xong đi về nhà viết bài// lại vừa xem “Chiến cơ siêu hạng”// bị mẹ đánh.

(63) Bố ơi// siêu nhân này khỏe lắm// có gậy to đấy bố ạ// các bạn có siêu nhân hết/ thích lắm// phải cho siêu nhân ngủ cùng.

Ví dụ trên cho thấy số cú đơn trong tổ hợp có thể lên tới 6, 7 thành tố. Các thành tố này phục vụ cho việc trẻ kể lại những việc trẻ đã làm từ trước đó hoặc những việc trẻ đã chứng kiến, đã nghe thấy...

Tuy nhiên, do khả năng diễn đạt chưa mạch lạc nên có thể trẻ chưa biết tổ chức thành câu hay thành đoạn văn. Ngay trong chính các các cú đơn, các thành phần chính như chủ ngữ bị tỉnh lược dẫn tới tình trạng nội dung thông báo của câu không rõ ràng (hiện tượng mơ hồ về nghĩa). Ở ví dụ (62), khi trẻ kể với cô giáo nội dung trên thì cô giáo có thể xác định chủ thể của hàng loạt các sự kiện (đi về nhà, vừa viết bài vừa xem tivi, bị mẹ đánh) là “con” hoặc cũng có thể coi “em Bi” là chủ thể.

Như vậy, bên cạnh việc sử dụng các cú đơn có đúng cấu trúc ngữ pháp thì chúng tôi vẫn nhận thấy hiện tượng tỉnh lược thành phần chính trong các tổ hợp cú đơn (chủ yếu là tỉnh lược thành phần chủ ngữ).

Cụ thể là trong các đoạn thoại, khi thành phần chính đã xuất hiện ở cú trước thì cú sau trẻ thường lược bỏ thành phần chính. Ví dụ:

(64) Đức Minh: Tớ xếp xong rồi đấy.

Vũ Thế: (…)Xong rồi// thì (…) ngồi im đi. {(…) là thành phần bị tỉnh lược}

Tuy nhiên trong các tổ hợp cú đơn có nhiều thành tố thì sự tỉnh lược càng thể hiện rõ rệt, mà ví dụ (63) là điển hình:

(63) Bố ơi// siêu nhân này khỏe lắm// (siêu nhân) có gậy to đấy bố ạ// các bạn có siêu nhân hết// (con thấy) thích lắm// (con) phải cho siêu nhân ngủ cùng.

Ví dụ (63) có 6 cú đơn nhưng tới 3 cú bị tỉnh lược chủ ngữ. Nói cách khác, khi ở cú trước đó đã có thành phần chủ ngữ thì trẻ thường có xu hướng sử dụng luôn chủ ngữ đó để duy trì cho cú kế sau. Chính sự tỉnh lược này khiến người nghe thấy có sự mơ hồ về nghĩa. Ở cú thứ 5, thứ 6 của tổ hợp cú (63), người nghe có thể hiểu chủ ngữ là “con” nhưng cũng có thể hiểu chủ ngữ là “các bạn”.

Qua việc phân tích trên, chúng tôi nhận thấy nếu tổ hợp cú đơn xuất hiện trong các đoạn thoại (ngôn ngữ đối thoại) của trẻ thì hầu như nó có cấu trúc ngữ pháp điển hình và với sự có mặt đa dạng của các thành phần câu. Tuy nhiên, trẻ tự kể chuyện (ngôn ngữ độc thoại), thì số lượng thành tố trong tổ hợp cú nhiều hơn nhưng cấu trúc cú pháp lại không chính xác (tỉnh lược một hoặc hai thành phần nòng cốt).

2.2.2.Xét về tính chất

Quan hệ của các yếu tố tạo thành cú đơn trong các tổ hợp cú đơn chủ yếu là quan hệ chủ - vị. Đây là quan hệ ngữ pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau. Thành tố chủ thường đứng trước thành tố vị. Hoặc các thành tố trong tổ hợp cú đơn cũng được hiện thức hóa bằng cấu trúc CN – VN – BN. Ngoài ra quan hệ này còn được thể hiện thông qua các hư từ (là, thì…) và ngữ điệu. Trong đó sự xuất hiện của hư từ “” chiếm ưu thế hơn cả.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 33 - 37)