Những phương tiện biểu thị tình thái

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 64 - 69)

2.2.2 .Xét về tính chất

3.5. Mối quan hệ ngữ nghĩa trong các tổ hợp cú

3.5.2. Những phương tiện biểu thị tình thái

Để thể hiện nghĩa tình thái trong phát ngôn, trẻ 4 – 5 tuổi cũng sử dụng cả ngữ điệu và các phương tiện biểu thị tình thái (phương tiện từ vựng). Nguyễn Văn Hiệp đã chỉ ra 12 nhóm phương tiện biểu thị tính thái trong tiếng Việt [13, tr.140 -141]: Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ, các vị từ tình thái tính, các quán ngữ chỉ tình thái, các vị từ ngôn hành, các thán từ, các tiểu từ tình thái cuối câu, các trợ từ, kiểu câu điều kiện…

Mặc dù, các phương tiện biểu thị tình thái trong ngôn ngữ của trẻ không thực sự phong phú như trong cách liệt kê của Nguyễn Văn Hiệp [13], song chúng tôi nhận diện được sự có mặt của các phương tiện biểu thị tình thái sau trong các tổ hợp cú:

- Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ vị từ: đã, sẽ, đang, từng, vừa, mới…Ví dụ:

(144) Con sẽ là siêu nhân hồng giúp mẹ mua cà chua// siêu nhân bay vèo xuống tầng 1 là có.

(145) Nếu con từng được ăn bánh Trung thu/ thì bây giờ chả thèm nữa. - Các vị từ tình thái tính làm chính tố trong ngữ đoạn vị từ: muốn, được,

bị bỏ, hãy, đừng, chớ.. thường đứng ở giữa phát ngôn. Ví dụ:

(146) Mẹ đừng gọi con là Bông nữa// Bạn Minh Đức bảo nhà bạn ấy có con chó tên là Bông đấy.

Trong ví dụ trên, “đừng” thể hiện hiện tình thái người nói ngăn cản người nghe sắp thực hiện hành động.

Hoặc các ví dụ:

(147) Cậu bỏ tớ ra// có muốn đánh nhau không thì bảo?

(148) Mẹ phải ngồi xuống chứ// học sinh muốn ăn đòn à?

(149) Hôm nay, con được cô giáo công nhận là tổ trưởng đấy.

- Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề: tôi nghĩ rằng…Ví dụ:

(150) Tớ nghĩ rằng cứ tiêm vào chỗ này đi là tối đi được// không thì

sáng mai (Trẻ chơi ở góc Bác sĩ)

(151) Đổ đường nhiều là ngọt lắm. Đấy là theo tớ nghĩ.

- Các quán ngữ tình thái: ai bảo, tội gì, kể ra…Ví dụ:

(152) Thảo Vi: Tớ nhìn thấy có người mang đồ chơi đến lớp nhé.

Tuấn Dũng: Tội gì không mang đến// cô Hà có biết đâu? - Các vị từ ngôn hành: đề nghị, van, xin, ra lệnh…Ví dụ: (153) Con xin mẹ// lần sau con không dám nữa ạ.

(154) Ta ra lệnh cho tất cả các người nằm xuống không thì tan tành hết. (Trẻ cầm rôbốt trên tay và tưởng tượng mình là rôbốt)

- Các thán từ: ôi, eo ơi, ồ, giời ơi, ối giời ơi.. thường đứng ở đầu phát ngôn thể hiện thái độ, cảm xúc chủ quan của trẻ như sự vui mừng, ngạc nhiên, kêu ca, phàn nàn… Ví dụ:

(156) Ối//mùi thiu đây nay// mở vung ra//cậu quạt mạnh vào.(Trẻ chơi ở góc Nấu ăn)

- Các tiểu từ tình thái cuối câu: à , ư, nhỉ, nhé, chứ, đi… Ví dụ:

(157) Trọng Vũ: Bạn là người phục vụ// còn tớ thu tiền nhé?(Trẻ chơi ở góc Bán hàng).

Gia Linh: Chúng mình cùng là vợ chồng bán hàng nhỉ?

Trọng Vũ: Là vợ chồng thì chết chứ còn à?

Gia Linh: Thế thì thôi.

Các tiểu từ tình thái: ”nhá”, “nhé”, “nhỉ” đứng ở cuối các cú thường thể hiện thái độ nghi vấn mà người nói tỏ ra thân mật hoặc mong muốn ở người nghe sự đồng tình. Còn tiểu từ “à” thể hiện sự ngạc nhiên.

Từ tình thái “đi” ở cuối câu: thể hiện thái độ của người nói thúc giục người nghe thực hiện hành động gì đó. Ví dụ:

(158) Cậu nói nhiều thế// ngủ đi.

- Các trợ từ: đến, những, mỗi, ngay, cả, đã, mới, chỉ…Ví dụ:

(159) Mẹ ơi, mẹ chỉ cần mua ôtô giống với của bạn Khắc Triệu thôi nhé. - Kiểu câu điều kiện, giả định: Nếu…thì…

Quay trở lại với ví dụ (145) (Nếu con từng được ăn bánh Trung thu/ thì

bây giờ chả thèm nữa.), chúng ta thấy trẻ đã đưa ra :

+ Điều kiện: nếu trước đó đã từng ăn bánh Trung thu rồi. + Kết luận: bây giờ không thèm ăn nữa.

Từ điều kiện và kết luận trên, người nói ngầm khẳng định: con muốn ăn bánh Trung thu. Điều khẳng định này mang hiệu lực giao tiếp hơn hẳn một lời khuyên hay một lời yêu cầu. Trong ngôn ngữ, bất kì một điều kiện, một sự giả định nào cũng mang tính chủ quan của người nói. Và trẻ 4 – 5 tuổi cũng tổ chức các cú theo điều kiện mà trẻ giả định, miễn sao đạt được một kết quả hợp lí với điều kiện ở cú trước đó (Nếu…).

Như vậy, các phương tiện biểu thị tình thái trên có thể thể hiện được mục đích khác nhau của người nói (kể, hỏi, cầu khiến, cảm thán); thể hiện được sự

đối lập giữa sự khẳng định, sự phủ định đối với nội dung sự tình và có khả năng thể hiện đặc điểm về tính cách, lời nói của cá nhân một cách rõ rệt.

Các phương tiện biểu thị tình thái không chỉ góp phần tạo lập sắc thái chủ quan trong các tổ hợp cú của trẻ MGN mà nó còn là phương tiện để nâng cao hiệu quả lập luận của trẻ. Do đó, ở Chương 4 tiếp theo, chúng tôi sẽ khảo sát về quan hệ lập luận trong các tổ hợp cú của trẻ MGN.

Tiểu kết

Như vậy, trong chương 3, chúng tôi đã trình bày bình diện ngữ nghĩa của các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi qua các nội dung:

- Đặc trưng về sự tình trong các tổ hợp cú. - Vai nghĩa trong sự tình.

- Các kiểu loại sự tình trong tổ hợp cú. - Quan hệ ngữ nghĩa trong các tổ hợp cú.

Ở nội dung đặc trưng của sự tình thì sự tình có khả năng biểu hiện hết sức phong phú trong các tổ hợp cú. Sự tình có thể biểu hiện dưới dạng đầy đủ nhất (là nòng cốt của cú đơn, cú phức, là vế của cú ghép) hoặc có thể bị lược bớt tham thể (vị tố là các động từ, tính từ…). Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên có sự chuyển hướng sự tình trong các tổ hợp cú.

Xét về chức năng nghĩa: Trong các tổ hợp cú đã khảo sát được, chúng tôi nhận thấy có sự xuất hiện của 11 vai nghĩa: tác thể, nghiệm thể, tiếp thể, kẻ hưởng lợi, lực tự nhiên, bị thể, công cụ, địa điểm, kẻ cùng hành động, chủ sở hữu, thời điểm – thời lượng.

Bên cạnh đó, trong sự tình của các tổ hợp cú cũng có sự hiện diện phong phú về kiểu loại như: hành động, quá trình, tính chất – trạng thái, tư thế, quan hệ, tồn tại và các sự tình khác loại hình. Trong các tổ hợp cú thì các cú có sự tình cùng kiểu loại thì thường kết hợp với nhau. Song, ở ngôn ngữ của trẻ MGN có rất nhiều các sự tình khác loại nhau nằm trong một tổ hợp cú. Ở phương diện nghĩa tình thái, các tổ hợp cú của trẻ thường biểu hiện các dạng tình thái sau: liệt kê, tường thuật, đối lập, lựa chọn, tăng tiến. Sự thể

hiện đa dạng của các dạng tình thái này cho thấy sự phong phú về ngữ nghĩa phong ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi.

Bên cạnh đó, xét từ bình diện dụng học, chúng tôi đã xem xét tới quan hệ lập luận trong các tổ hợp cú. Trong các tổ hợp cú, trẻ có thể dùng một đến ba luận cứ để dẫn đến một kết luận nào đó nhằm thuyết phục người nghe. Và giữa các luận cứ đó có thể có mối quan hệ ngang hàng hoặc quan hệ mạnh – yếu khác nhau, tùy vào tư duy của từng trẻ.

CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM NGỮ DỤNG CỦA CÁC TỔ HỢP CÚ CỦA TRẺ MẪU GIÁO NHỠ .

4.1. Khái quát

Khi xem xét một hiện tượng ngôn ngữ, ở bình diện dụng học, người nghiên cứu thường khảo sát nó từ một số khía cạnh như: chiếu vật và chỉ xuất, lí thuyết hành vi ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại, ý nghĩa hàm ẩn, ý nghĩa tường minh…Tuy nhiên, ở chương này, trên cơ sở phân tích thực tế ngữ liệu, chúng tôi sẽ quan tâm nghiên cứu mối quan hệ giữa cú với người sử dụng, cụ thể là hai vấn đề: lập luận và ý nghĩa hàm ẩn.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 64 - 69)