Cú ghép đẳng lập

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 41 - 43)

2.2.2 .Xét về tính chất

2.4.1.Cú ghép đẳng lập

2.4. Tổ hợp cú ghép

2.4.1.Cú ghép đẳng lập

Tổ hợp cú ghép đẳng lập chiếm 23,5% tổng số ngữ liệu (201 phiếu). Đây là tổ hợp có tỉ lệ cao thứ hai (sau tổ hợp cú đơn) trong tổng số tổ hợp cú của trẻ.

2.4.1.1. Xét theo cấu tạo và chức năng ngữ pháp

Về mặt lí thuyết thì tổ hợp cú ghép đẳng lập không giới hạn về số thành tố tạo thành. Trên thực tế ngữ liệu thì số thành tố tạo thành dạng cú này thường là 2, 3 thành tố và quan hệ lôgic - ngữ nghĩa giữa các thành tố đều là quan hệ đẳng lập. Ví dụ:

(82) Buổi sáng, người lớn thì ở nhà// bố mẹ đi làm// trẻ con thì đi học.

(83) Chủ nhật thì con đi học múa/ /thứ 7 thì con chơi ở nhà bà ngoại.

(84) Bố mẹ con chỉ cho con và em con xuống nhà bà ngoại chơi//

còn bố mẹ con phải đi làm.

Qua các ví dụ trên cho thấy mỗi thành tố của tổ hợp tương ứng với một kết cấu C-V. Trong ví dụ (82) có tới 3 kết cấu C-V, tương ứng với 3 vế câu:

người lớn thì ở nhà”, “bố mẹ đi làm”, “trẻ con đi học”. Các thành tố trong

tổ hợp cú đều bình đẳng về mặt kết học và đều là những vế điển hình của câu ghép đẳng lập. Ở ví dụ (83), (84) có 2 kết cấu C-V cũng có vai trò tương tự như thế.

Nếu xét về mặt chức năng thì mỗi một thành tố tạo thành cú ghép đẳng lập đều là kết cấu C-V. Trong đó, chủ ngữ, vị ngữ đều do các từ, cụm từ tạo thành. Tuy nhiên, bổ ngữ trong một vế có thể do một kết cấu C-V khác đảm nhiệm. Trong ví dụ (84), ở cú thứ nhất có bổ ngữ là kết cấu C-V-B: (con và

em con/ xuống/ nhà bà ngoại chơi). Và cú thứ nhất có mô hình giống với cú

này không nhiều (12/201 ngữ liệu) nhưng nó cũng cho thấy sự phong phú về các dạng kết cấu ngữ pháp trong các phát ngôn của trẻ MGN.

- Xét về mặt số lượng:

Với dạng cú ghép đẳng lặp thì thành tố có mặt thường là 2, 3 thành tố. Số lượng thành tố không xuất hiện tùy tiện mà nó phụ thuộc vào ý đồ người nói. Điều này thể hiện quy luật tất yếu trong giao tiếp: thông tin thường được thể hiện ngắn gọn để người tiếp nhận dễ lĩnh hội.

2.4.1.2. Xét về tính chất, phương tiện liên kết

* Về tính chất:

Mặc dù số lượng các thành tố trong tổ hợp cú ghép đẳng lập là khác nhau nhưng các thành tố này đều bình đẳng về mặt kết học (các thành tố không quy định lẫn nhau). Chúng chính là các vế của câu ghép đẳng lập. Do đó, quan hệ ngữ nghĩa thường gặp ở các tổ hợp cú này là quan hệ liệt kê, quan hệ nối tiếp hay quan hệ lựa chọn. Ví dụ:

(85) Cậu lấy rau ra/ rồi cậu cho vào bồn rửa sạch đi (Thể hiện quan

hệ liệt kê)

(86) Mẹ ơi// củ đậu này có phải rửa sạch// hay không phải rửa sạch trước khi ăn? (Thể hiện quan hệ lựa chọn).

* Xét trên phương diện liên kết:

Mỗi tổ hợp cú do các kết cấu C-V đẳng lập tạo thành trên có thể không yêu cầu quan hệ từ liên kết hoặc quan hệ từ không được tổ chức thành cặp hô ứng như trường hợp cú ghép qua lại.

Ví dụ (82) có 3 kết cấu C-V nhưng giữa chúng không có quan hệ từ nối kết. Trong khi đó ví dụ (84), kết cấu C-V thứ nhất (Bố mẹ con chỉ cho con và

em con xuống nhà bà ngoại chơi) được nối kết với kết cấu C-V thứ hai (bố mẹ

con phải đi làm) bằng một quan hệ từ: “còn”. Việc sử dụng hay không sử dụng các quan hệ từ ở mỗi cấu trúc phụ thuộc vào mối quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố với nhau.

Một điều đáng chú ý trong tổ hợp cú ghép đẳng lập là do trẻ thường mô tả các sự vật, hiện tượng nối tiếp nhau nên trẻ thường ít khi sử dụng quan hệ

từ để nối các vế với nhau. Thay vào đó, trẻ thường sử dụng các từ “xong”, “xong rồi” để tách các cú. Tuy nhiên, các cú sau cũng bị tỉnh lược thành phần chính (giống như trường hợp của tổ hợp cú đơn). Ví dụ:

(87) Con chơi với em// xong (con) thắng đấy.

(88) Tớ sẽ hát bài “Lái ôtô”// xong rồi (bạn) cứ bám vào áo tớ nhé. Ở các ví dụ (87), (88) thành phần bị tỉnh lược ở vế câu thứ hai là thành phần CN.

Qua phân tích 201 ngữ liệu là tổ hợp cú ghép đẳng lập thì chúng tôi nhận thấy có 56 ngữ liệu mà ở đó cú thứ hai bị tỉnh lược thành phần chính: chủ ngữ hoặc vị ngữ (chiếm 27,9% tổ hợp cú ghép đẳng lập).

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 41 - 43)