Tổ hợp cú phức

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 37 - 40)

2.2.2 .Xét về tính chất

2.3. Tổ hợp cú phức

Qua kết quả khảo sát, cú phức chiếm 19,4% tổng số ngữ liệu (166 cú phức). Số lượng cú phức không chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số các tổ hợp cú nhưng đây là nhóm có biểu hiện đa dạng nhất.

Cú phức có ít nhất một trong những thành phần nòng cốt của nó được thể hiện bằng dạng kết cấu C-V. Trong đó, chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ còn là những kết cấu C-V. 166 Tiểu cú phụ trong cú phức CN là kết cấu C-V VN là kết cấu C-V CN, VN đều là 1 kết cấu C-V BN là kết cấu C-V SL 71 52 7 36 % 42,8 31,3 4,2 21,7

Bảng 2.2: Các tiểu cú phụ trong các cú phức ở trẻ MGN (4 – 5 tuổi).

Ví dụ:

(65) Cậu ăn hết chỗ này là đau bụng cho mà xem. (Tiểu cú phụ với CN là kết cấu C-V).

(66) Cái váy này hoa thêu hết đằng trước đấy. (Tiểu cú phụ với VN là kết cấu C-V).

(67) Con đi chơi King – đờ - pác (Kinder Park) là con đi cùng anh Tí

đấy. (Cả CN và VN đều là kết cấu C-V)

(68) Tớ không thích trẻ con cầm gậy đâu. (Tiểu cú phụ với BN là kết cấu C-V).

2.3.1. Xét về cấu tạo và chức năng

- Cú phức với CN là kết cấu C-V:

Trong số các cú phức thì tiểu cú mà chủ ngữ là một kết cấu C-V chiếm số lượng nhiều nhất (42,8%). Ví dụ:

(69) Ông không chịu uống thuốc là rất hư//ho nghe đau cả đầu.

(70) Mẹ: Bố về nhà chưa con?

Con: Bố đưa con về/ /xong là có người gọi điện thoại cho bố đấy. Như vậy, ở ví dụ (69) có 2 cú phức, nhưng ở cú thứ nhất, chủ ngữ là một kết cấu C-V (tiểu cú phụ): “Ông/ không chịu uống thuốc”. Đây chính là dạng “cú lồng cú”. Hoặc ở ví dụ 70, tiểu cú phụ cũng là một chủ ngữ với kết cấu C-V (Bố/ đưa con về).

Cũng theo Nguyễn Văn Hiệp, câu phức có chủ ngữ là kết cấu C-V thường là những câu có sắc thái đánh giá, câu nhân quả. Qua các ngữ liệu thu được, chúng tôi thấy trẻ chủ yếu sử dụng loại cú phức mà vị ngữ chính là tính từ hoặc nhóm tính từ có tác dụng đánh giá (đúng, sai, phải, trái, sớm, muộn..). Ở ví dụ 66, trẻ đưa một sự tình vào tâm điểm đánh giá: Ông hư. Hoặc ví dụ:

(71) Bạn Minh Đức nói thế là không đúng.

(71) Chúng mình xếp hàng rào không là muộn mất. (Trẻ chơi ở góc Xây dựng).

Nội dung của các cú phức trên đã phản ánh đúng sự phát triển về nhận thức và ngôn ngữ của trẻ 4 – 5 tuổi : Trẻ luôn thích nhận xét, đánh giá về sự việc, sự kiện.

- Cú phức với VN là kết cấu C-V:

Bên cạnh sự xuất hiện của tổ hợp cú phức với chủ ngữ là kết cấu C-V thì còn có cả tổ hợp cú phức với vị ngữ là kết cấu C-V. Tỉ lệ các cú phức với VN là kết cấu C-V chiếm 31,3% tổng số ngữ liệu (chỉ đứng sau tỉ lệ cú có chủ ngữ là kết cấu C-V). Ví dụ:

(73) Cái nhà này cửa sổ phải tô màu xanh.(Tiểu cú phụ là VN với kết cấu C-V)

(74) Con gà trống mào đỏ chót cô ạ. (Tiểu cú phụ là VN với kết cấu C-V)

Ở ví dụ (73), (74) chủ ngữ và thành phần C trong cụm C-V có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về mặt logic – ngữ nghĩa (Ví dụ 73, cửa sổ là một bộ phận của ngôi nhà; ví dụ 74, mào là bộ phận của con gà), và chủ ngữ cũng chính là chủ đề của câu. Sự xuất hiện của mô hình câu này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tri giác của trẻ: trẻ thường tri giác cái toàn thể trước, bộ phận sau: sự vật nào thấy trước thì sẽ gọi tên trước, sự vật nào thấy sau thì sẽ gọi tên sau. Như vậy, tiểu cú phụ trong các cú phức trên thường có chức năng miêu tả đặc điểm bộ phận của sự vật, hiện tượng.

Trong nhiều ngữ liệu đã được khảo sát thì cụm C-V làm VN (tiểu cú) trong cú phức còn có chức năng xác định nội dung của khái niệm nêu lên ở chủ ngữ chính. Ví dụ:

(75) Mẹ là người phải đi chợ, nấu cơm và cho em bé ăn chứ?// Sao (mẹ) lại cứ là người đi chơi suốt ngày. (Cú tranh cãi giữa một trẻ đóng vai mẹ và một trẻ đóng vai con trong góc Gia đình).

(76) Bây giờ, quan trọng là chúng mình cùng chạy thật nhanh về ổ

rơm nhé. (Trẻ chơi trò chơi trong giờ Giáo dục thể chất)

Trong các cú trên, khi vị ngữ chính xác định nội dung của khái niệm neue lên ở chủ ngữ thì trước vị ngữ thường sử dụng quan hệ từ “”.

- Cú phức với bổ ngữ là kết cấu C-V:

Trong các cú phức, số lượng tiểu cú với bổ ngữ là một kết cấu C-V cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ. Ví dụ:

(77) Tránh xa đại ca Ma lặc ra// tớ sẽ húc cậu tan thành tro đấy. (Tiểu

cú phụ của cú thứ hai có BN là kết cấu C-V).

(78) Tớ muốn cậu giúp tớ chuyển chỗ gạch này đi. (Tiểu cú phụ với

BN là kết cấu C-V).

(79) Cậu thích tớ ngồi cạnh nhỉ// mà tớ chả thích cậu ngồi cạnh Mạnh béo đâu. (Tiểu cú phụ của cả hai cú đều có BN là kết cấu C-V).

Qua việc phân tích ngữ liệu, bổ ngữ là cụm C-V trong các tổ hợp cú phức thường có vị ngữ là vị từ tình thái (muốn, thích, ước, sợ…). Khi đi với các vị từ tình thái trên thì bổ ngữ thường biểu thị “nguồn” của tâm trạng.

Đặc biệt, chúng tôi còn nhận thấy, trẻ có khả năng sử dụng dạng cú phức mà chủ ngữ và vị ngữ đều là tiểu cú phụ: cả chủ ngữ và vị ngữ đều là do một kết cấu C-V đảm nhiệm. Ví dụ:

(80) Bố mẹ/ đón về /cháu/ thích nhất.

(81) Con quay này/ quay nhanh quá/ làm /cháu/ chóng hết cả mặt.

Tuy tần suất của dạng cú trên xuất hiện không nhiều (chiếm 4,2 % tổng số cú phức) nhưng nó đã cho thấy sự phong phú trong nội dung phản ánh ở trong câu nói của trẻ. Sự xuất hiện các dạng cú phức như ví dụ (80), (81) cho thấy, trẻ mong muốn truyền đạt được nhiều nhất thông tin có thể trong phát ngôn. Đó cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể cần các cấu trúc bậc cao hơn nữa để thể hiện nhận thức, ví dụ như các cú ghép.

2.3.2. Xét về tính chất

Trong cú phức bao giờ cũng có một tiểu cú chính và tiểu một cú phụ. Tiểu cú phụ là sự mở rộng của một thành phần nào đó trong cú chính. Thông thường, tiểu cú phụ có thể là chủ ngữ, vị ngữ hoặc bổ ngữ, thậm chí có ở cả chủ ngữ và vị ngữ. Như vậy, tiểu cú phụ ở đây vẫn là một trong những thành phần nòng cốt của cú phức. Do đó, quan hệ giữa các cú ở dạng tổ hợp này giống như quan hệ chủ - vị.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)