5. Nội dung của luận văn
4.2.1. Quan niệm về lập luận
Lập luận là đưa ra lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến với một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Trong lập luận, người nói sử dụng lí lẽ (luận cứ) để khẳng định hoặc bác bỏ một nhận xét, một kết luận nào đó. Ví dụ:
(160) A: Cuối tuần này, mình đi Sapa nhé!
B: Mình không đi đâu// dạo này, thời tiết thất thường lắm// với lại công việc đang ngập đầu.
Ở lượt lời của B, B đưa ra kết luận: Mình không đi đâu. Lí lẽ mà B đưa ra để biện hộ cho kết luận là “thời tiết thất thường” và “công việc ngập đầu”. Các lí lẽ đó được gọi là luận cứ. Trong một lập luận thì kết luận có thể đứng ở sau luận cứ hoặc cũng có thể đứng trước luận cứ (ví dụ (160)).
Cả kết luận và luận cứ có thể tường minh hoặc hàm ẩn. Ví dụ (160) cho thấy, B có thể ngầm ẩn đưa ra kết luận nếu B chỉ đưa ra cú 2 (thời tiết thất thường) hoặc chỉ đưa ra cú 3 (công việc đang ngập đầu).
4.2.2. Lập luận trong các tổ hợp cú
Trong quá trình tạo lập các tổ hợp cú, để phục vụ cho lập luận, trẻ 4 – 5 tuổi thường tổ chức một cú tương ứng với một luận cứ. Do đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa luận cứ với luận cứ, giữa luận cứ với kết luận trong
ngôn ngữ của trẻ MGN để làm rõ vấn đề hướng lập luận, hiệu lực lập luanạ sẽ chi phối với tổ chức các cú.
Phần lớn các ngữ liệu mà chúng tôi có được đều phản ánh lập luận trong ngôn ngữ của trẻ MGN là một chuỗi cú (tổ hợp cú) mà luận cứ và kết luận có quan hệ lập luận. Như vậy, trẻ MGN có thể đưa ra những lập luận chỉ có một luận cứ, và lập luận có nhiều luận cứ. Ví dụ:
(161) Hai nhà này đã có người ở rồi nhá// cậu sang nhà Ong vàng đi.
(162) Mẹ: Thay quần áo nhanh lên con// muộn rồi!
Con: Mặc váy này nóng lắm// lại còn giống bạn Hồng Thủy nữa. Ví dụ (161) có hai cú trong đó cú đầu tiên là một luận cứ (Hai nhà này
đã có người ở). Và luận cứ trên có đủ hiệu lực thông tin để dẫn đến kết luận
(cậu sang nhà Ong vàng đi.)
Trong ví dụ (162), con đã đưa ra tổ hợp cú ghép trong đó mỗi cú tương ứng với một luận cứ. Mặc dù trong tổ hợp cú trên không xuất hiện hiển ngôn kết luận nhưng người nghe vẫn có thể ngầm hiểu kết luận của con là con không muốn mặc chiếc váy mà mẹ đã chọn sẵn cho.
Qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy trong ngôn ngữ của trẻ MGN, một cú riêng lẻ tự nó không thể là một kết luận hay là một luận cứ được (nó chỉ có thể là kết luận hay luận cứ khi nó được đặt trong mối quan hệ với cái hàm ý là luận cứ hay kết luận không được nói ra bằng lời).
Dựa vào mối quan hệ giữa các luận cứ với nhau, giữa luận cứ với kết luận, ở phần này chúng tôi sẽ trình bày những biểu hiện của lập luận với tư cách là nhân tố chi phối nội dung của các tổ hợp cú ở hai phương diện: hướng lập luận và hiệu lực lập luận.