Lập luận trong các tổ hợp cú

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 69 - 73)

2.2.2 .Xét về tính chất

4.2. Lập luận trong các tổ hợp cú

4.2.1. Quan niệm về lập luận

Lập luận là đưa ra lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến với một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới. Trong lập luận, người nói sử dụng lí lẽ (luận cứ) để khẳng định hoặc bác bỏ một nhận xét, một kết luận nào đó. Ví dụ:

(160) A: Cuối tuần này, mình đi Sapa nhé!

B: Mình không đi đâu// dạo này, thời tiết thất thường lắm// với lại công việc đang ngập đầu.

Ở lượt lời của B, B đưa ra kết luận: Mình không đi đâu. Lí lẽ mà B đưa ra để biện hộ cho kết luận là “thời tiết thất thường” và “công việc ngập đầu”. Các lí lẽ đó được gọi là luận cứ. Trong một lập luận thì kết luận có thể đứng ở sau luận cứ hoặc cũng có thể đứng trước luận cứ (ví dụ (160)).

Cả kết luận và luận cứ có thể tường minh hoặc hàm ẩn. Ví dụ (160) cho thấy, B có thể ngầm ẩn đưa ra kết luận nếu B chỉ đưa ra cú 2 (thời tiết thất thường) hoặc chỉ đưa ra cú 3 (công việc đang ngập đầu).

4.2.2. Lập luận trong các tổ hợp cú

Trong quá trình tạo lập các tổ hợp cú, để phục vụ cho lập luận, trẻ 4 – 5 tuổi thường tổ chức một cú tương ứng với một luận cứ. Do đó, chúng tôi sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa luận cứ với luận cứ, giữa luận cứ với kết luận trong

ngôn ngữ của trẻ MGN để làm rõ vấn đề hướng lập luận, hiệu lực lập luanạ sẽ chi phối với tổ chức các cú.

Phần lớn các ngữ liệu mà chúng tôi có được đều phản ánh lập luận trong ngôn ngữ của trẻ MGN là một chuỗi cú (tổ hợp cú) mà luận cứ và kết luận có quan hệ lập luận. Như vậy, trẻ MGN có thể đưa ra những lập luận chỉ có một luận cứ, và lập luận có nhiều luận cứ. Ví dụ:

(161) Hai nhà này đã có người ở rồi nhá// cậu sang nhà Ong vàng đi.

(162) Mẹ: Thay quần áo nhanh lên con// muộn rồi!

Con: Mặc váy này nóng lắm// lại còn giống bạn Hồng Thủy nữa. Ví dụ (161) có hai cú trong đó cú đầu tiên là một luận cứ (Hai nhà này

đã có người ở). Và luận cứ trên có đủ hiệu lực thông tin để dẫn đến kết luận

(cậu sang nhà Ong vàng đi.)

Trong ví dụ (162), con đã đưa ra tổ hợp cú ghép trong đó mỗi cú tương ứng với một luận cứ. Mặc dù trong tổ hợp cú trên không xuất hiện hiển ngôn kết luận nhưng người nghe vẫn có thể ngầm hiểu kết luận của con là con không muốn mặc chiếc váy mà mẹ đã chọn sẵn cho.

Qua khảo sát, chúng tôi cũng nhận thấy trong ngôn ngữ của trẻ MGN, một cú riêng lẻ tự nó không thể là một kết luận hay là một luận cứ được (nó chỉ có thể là kết luận hay luận cứ khi nó được đặt trong mối quan hệ với cái hàm ý là luận cứ hay kết luận không được nói ra bằng lời).

Dựa vào mối quan hệ giữa các luận cứ với nhau, giữa luận cứ với kết luận, ở phần này chúng tôi sẽ trình bày những biểu hiện của lập luận với tư cách là nhân tố chi phối nội dung của các tổ hợp cú ở hai phương diện: hướng lập luận và hiệu lực lập luận.

4.2.3. Hướng lập luận và hiệu lực lập luận

Theo tác giả Đỗ Hữu Châu [6, tr.117], trong các lập luận có quan hệ định hướng lập luận: các luận cứ có thể đồng hướng hoặc nghịch hướng lập luận.

- Quan hệ đồng hướng lập luận:

Quan hệ đồng hướng lập luận là mô hình lập luận dựa trên cơ sở các luận cứ có nội dung không phủ định nhau và cùng hướng tới kết luận chung.

Trẻ MGN cũng đã biết sử dụng các luận cứ đồng hướng để gợi nên ở người nghe sự đồng ý hoặc làm gia tăng thêm sự đồng ý của người nghe đối với những luận đề mà trẻ đang biện luận. Ví dụ:

(163) Ông: Tối rồi// không ăn bim bim nữa// sâu răng đấy.

Cháu: Bim bim cá vào miệng là tan hết// sâu răng không ăn được

bim bim cá đâu// ông đợi con ăn xong nhé.

Trong ví dụ trên, các cú của cháu được sắp xếp theo hình thức lập luận. Trong đó, cháu đã đưa ra hai luận cứ để đi đến kết luận tường minh. Hai luận cứ (2 cú) được nối kết với nhau bằng quãng ngắt.

Cấu trúc lập luận trên gồm hai luận cứ:

+ Luận cứ 1: Bim bim cá vào miệng là tan hết.

+ Luận cứ 2: Sâu răng không ăn được bim bim cá đâu.  Kết luận: Ông đợi con ăn xong đã.

Xét về hướng lập luận thì các luận cứ trong lập luận trên đồng hướng. Hay nói cách khác, nội dung của luận cứ “Bim bim cá ăn vào miệng là tan hết” và nội dung của luận cứ thứ hai “ sâu răng không ăn được bim bim cá” có sự tương hợp nhau để dẫn dắt tới kết luận ở cú cuối cùng nhằm thuyết phục ông cho cháu ăn tiếp.

(164) Các bạn mua nem đi/ nem nhà tôi vừa rán/ giòn lắm/ xong bán rẻ hơn ngoài chợ.

Với ví dụ trên, trẻ đã đưa ra kết luận ngay từ đầu. Để đến được với kết luận này, trẻ đã sử dụng ba luận cứ để thuyết phục người nghe:

+ Luận cứ 1: Nem vừa rán. + Luận cứ 2: Nem giòn. + Luận cứ 3: Bán rẻ.

Xét về hiệu lực lập luận (mức độ quan trọng hay không quan trọng về thông tin đối với kết luận) trong các tổ hợp cú của trẻ MGN thì các luận cứ đồng hướng thường có hiệu lực lập luận ngang hàng nhau, tức là sự tác động đến kết luận của các luận cứ đồng hướng là như nhau.

Như vậy, trong lập luận đồng hướng của trẻ 4 – 5 tuổi, kết luận có thể đứng ở sau các luận cứ, hoặc kết luận đứng trước luận cứ. Và biểu hiện điển hình của loại quan hệ này là các luận cứ sắp xếp kế tiếp nhau (liệt kê), mỗi một luận cứ đều tương ứng với một cú. Bên cạnh đó, có những lập luận đồng hướng mà kết luận không hiển ngôn (kết luận được ngầm ẩn)

- Quan hệ nghịch hướng lập luận:

Các luận cứ có hiệu lực lập luận khác nhau, thường luận cứ có hiệu quả lập luận mạnh được đặt sau luận cứ có hiệu quả lập luận yếu. Ví dụ:

(165) Hà Phương: Tớ rất thích móng tay màu hồng// nhưng mẹ tớ không cho// ấy sơn// thì cho nhạt nhạt thôi nhé.

(166) Hải Đăng: Con gái phải đi ô tô màu hồng chứ// màu đỏ là của con trai// tô lại ôtô màu hồng đi.

Minh Khuê: Ừ thì tô màu hồng// thế đã được chưa.

Nội dung ở cú 1, 2 của ví dụ (165) chứa đựng những luận cứ nghịch hướng. Ngay trong tổ hợp cú thứ nhất, với hai luận cứ : tớ thích móng tay

màu hồngmẹ tớ không thích, thì người nghe ngầm hiểu là Hà Phương sẽ

không sơn móng tay. Nhưng ở cú thứ 2, với luận cứ sơn nhạt nhạt lại dẫn đến kết luận: cứ sơn móng tay cho tớ đi. Như vậy, trong tổ hợp cú trên luận cứ ở cú 2 (ấy sơn// thì cho nhạt nhạt thôi nhé) hướng đến việc chấp nhận kết luận đưa ra, còn luận cứ ở cú thứ nhất hướng đến phủ nhận kết luận. Những luận cứ giống như trong ví dụ trên chính là những luận cứ nghịch hướng nhau. Luận cứ ấy sơn// thì cho nhạt nhạt thôi nhé hướng đến chấp nhận kết luận được coi là luận cứ mạnh. Như vậy, sự sắp xếp các luận cứ khác nhau sẽ tạo ra hiệu lực lập luận. Luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh là luận cứ thể hiện vai trò chủ đạo về thông tin và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết luận: khi các luận cứ đồng hướng hoặc nghịch hướng lập luận và luận cứ nào ở gần kết luận hơn thì có hiệu lực lập luận mạnh hơn.

Ở ví dụ (166), khi thấy Minh Khuê tô ôtô màu đỏ, Hải Đăng đã sử dụng các luận cứ để thuyết phục bạn thay đổi lại màu sắc. Và để đi đến kết luận “

hồng’’, “màu đỏ là của con trai”. Như vậy, trong ba cú mà Hải Đăng đưa ra có hai cú làm luận cứ và một cú kết luận. Và cú gần kết luận hơn (“màu đỏ

của con trai”) là cú có hiệu lực lập luận mạnh hơn. Điều này càng được khẳng

định rõ rệt khi chúng ta thấy rõ Minh Khuê đã chấp nhận đổi lại màu sắc cho ôtô. Dĩ nhiên, luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh nhiều khi còn được đánh dấu bằng ngữ điệu, bằng các trợ từ, giới từ.

Chúng ta có thể thấy, trong các lập luận của trẻ MGN, mức độ hiệu lực lập luận không phải lúc nào cũng ngang hàng nhau. Có những luận cứ được xem là có hiệu quả lập luận ngang hàng nhau nhưng có những luận cứ có hiệu lực lập luận mạnh hoặc hiệu lực lập luận yếu. Mức độ lập luận ngang hàng thường được thể hiện rõ nét trong các tổ hợp cú đơn, cú phức và cú ghép đẳng lập. Còn hiệu lực lập luận mạnh thường xuất hiện nhiều hơn trong các cú ghép qua lại hoặc trong các tổ hợp cú có xuất hiện quan hệ từ nhưng.

Như vậy, các luận cứ có hiệu lực lập luận ngang bằng nhau hoặc không ngang bằng nhau. Khi các luận cứ có có quan hệ đồng hướng thì luận cứ nào đứng sau và gần kết luận hơn thì nó có hiệu lực lập luận mạnh hơn. Còn khi luận cứ có quan hệ nghịch hướng nhau, luận cứ nào đồng hướng với kết luận thì sẽ có hiệu lực lập luận mạnh hơn luận cứ còn lại.

Trong các luận cứ mà trẻ MGN đưa ra có cả những luận cứ hàm ẩn (một hành động trình bày gián tiếp). Nhưng kết luận hay luận cứ dù hàm ẩn thì dựa vào ngữ cảnh, chúng ta vẫn có thể hiểu được nội dung lập luận.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)