Chức năng nghĩa (vai nghĩa) trong các tổ hợp cú

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 53 - 57)

2.2.2 .Xét về tính chất

3.3.Chức năng nghĩa (vai nghĩa) trong các tổ hợp cú

Trong cấu trúc nghĩa miêu tả thì tham tố (tham thể) là một trong hai thành phần chính tham gia tạo nên sự tình (cùng với vị tố). Trong mỗi sự tình, bên cạnh vị tố thì có thể có thêm một tham tố, hai tham tố hoặc ba tham tố.

Tham tố luôn có vai trò nhất định trong sự tình. Xét theo chức năng thì tham tố còn được gọi là vai nghĩa. Việc định danh và xác định số lượng các vai nghĩa vẫn chưa được các nhà khoa học thống nhất. Tuy nhiên có những vai nghĩa mà phần lớn các nhà khoa học đều thừa nhận là: tác thể, nghiệm thể, tiếp thể, kẻ hưởng lợi, bị thể, đích thể, sở hữu, vị trí, thời điểm…

Trong 857 ngữ liệu thu được có 720 ngữ liệu có hình thức biểu hiện là những vai nghĩa. Cu thể là 11 vai nghĩa sau:

720 Các vai nghĩa Tác thể Nghiệm thể Tiếp thể Kẻ hưởng lợi Lực tự nhiên Bị thể Công cụ Địa điểm Kẻ cùng hành động Chủ sở hữu Thời điểm SL 256 76 83 52 12 51 24 64 39 17 46 % 35,6 10,6 11,5 7,2 1,7 7,1 3,3 8,9 5,4 2,4 6,3 Bảng 3.1: Các vai nghĩa của tham thể trong các tổ hợp cú của trẻ MGN

(4 – 5 tuổi).

- Vai tác thể là vai nghĩa chỉ người, vật tạo ra hành động. Các vai nghĩa này có tham tố là các vị tố hành động. Nét nghĩa chủ yếu là [+nguời] và nó chỉ xuất hiện trước các vị tố hành động đặc trưng [+ động] và [+chủ ý]. Ví dụ:

(108) Tớ vẽ cây dừa cao// thế mà dám chê lùn đấy.

Trong ví dụ (108), ở cú thứ nhất, “vẽ” là vị tố trung tâm, “tớ” là tác thể biểu thị người tạo ra hành động. Thông thường với tác thể, nét nghĩa [+người]

luôn là nét nghĩa chủ đạo. Tuy nhiên, trong rất nhiều ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát được thì tác thể còn mang nét nghĩa [+vật] – những sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh trẻ. Ví dụ:

(109) Hôm qua, chiến cơ xanh vừa đấm, bắn đùng đùng chiến cơ đỏ// xong rồi chiến cơ đỏ lăn đùng ra.

(110) Gấu con đuổi hết các bạn// về nên sinh nhật chả vui tí nào hết. Trong các ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát được thì trẻ 4 – 5 tuổi thường hay đề cập tới hình ảnh chiến cơ, rôbốt, chiến cơ siêu hạng, siêu nhân hồng…Những hình ảnh này là sự đại diện cho sức mạnh và sự giỏi giang nên cả trẻ trai và trẻ gái đều rất ham thích. Do đó, chiến cơ, rôbốt hay siêu nhân hồng… không chỉ xuất hiện thường xuyên trong vai nghĩa tác thể mà còn xuất hiện ở các vai nghĩa khác.

- Vai nghiệm thể là vai nghĩa biểu thị thực thể trải qua một trạng thái nào đó. Các vai nghĩa này là tham tố của các vị tố chỉ tính khí, tâm trạng, thể trạng. Nét nghĩa đặc trưng của nó là [+người], [+vật]. Ví dụ:

(111) Tớ/ cứ ước là //tớ và Bảo Ngọc là bố mẹ ấy. (Trẻ thỏa thuận vai chơi bố mẹ trong góc chơi Gia đình).

(112) Nếu mà cậu sợ ấy// thì (cậu) đã đừng đi qua lớp A4 làm gì.

Trong ví dụ (111) (112), “ước” “sợ” là vị tố trung tâm và là vị tố chỉ cảm nghĩ. Còn “tớ”, “cậu” là cùng là nghiệm thể.

- Vai tiếp thể: Tiếp thể là vai nghĩa biểu thị người, vật nhận trong hành động trao tặng. Nó thường kết hợp với vị tố trao tặng (thường đứng sau các vị

tố: cho, biếu, tặng…) nên có thể là [+người], [+vật]. Ví dụ:

(113) Tí nữa tớ cho cậu uống sirô hồng// vì mẹ tớ gửi thuốc sirô hồng ở balô ấy.

Ở cú thứ nhất trong ví dụ trên, “cho” là vị tố trung tâm và “cậu” là tiếp thể của hành động “cho”. Ở cú thứ hai, vị tố trung tâm là “gửi” mặc dù tiếp thể không hiện hữu nhưng người nghe vẫn ngầm hiểu được tiếp thể ở đây lại là “tớ”.

-Vai kẻ hưởng lợi: Đây là vai nghĩa chỉ kẻ được hưởng lợi kết quả từ một hành động do ai đó thực hiện. Vị tố trong cấu trúc vị từ - tham thể này thường có nét nghĩa đặc trưng là [+động], [+chủ ý] nên vai nghĩa này có thể là người, con vật, đồ vật. Ví dụ:

(114) Bác sĩ khám cho bệnh nhân/ là khỏi đấy. (Trẻ chơi ở góc Bác sĩ) (115) Cậu cứ ngồi lên vào bàn đi// để mà tớ phục vụ cậu món sinh tố

dâu tây nhé. (Trẻ chơi ở góc Cửa hàng giải khát).

Trong tiểu cú phụ của ví dụ (114) có vị tố trung tâm là “khám”, “bác sĩ” là tác thể và “bệnh nhân” là kẻ hưởng lợi. Còn trong ví dụ (115), ở cú thứ hai, vị tố trung tâm là “phục vụ”, “tớ” là tác thể và “cậu” là kẻ hưởng lợi.

- Vai lực tự nhiên: Vai nghĩa này chỉ lực tự nhiên gây ra một biến cố, thay đổi nào đó. Nét nghĩa chính của vai nghĩa này là [+ vật]. Ví dụ:

(116) Hôm qua nhá, mưa to làm tớ bị bay mất cái mũ màu hồng. Vị tố trung tâm của ví dụ trên là “làm”, còn “mưa to” là vai lực tự nhiên. - Vai bị thể: Bị thể là vai nghĩa chỉ đối tượng (người, con vật, đồ vật) bị hành động hoặc quá trình tác động. Do đó, nét nghĩa của nó thường là [+người], [+vật]. Ví dụ:

(117) Em dắt Chút (tên gọi của con chó) đi sang nhà bác Hà// để mà Chút trông nhà// chứ không trộm nó vào//nó lấy mất máy tính đấy.

Trong cú thứ nhất của ví dụ trên chủ thể của hành động là “em”, vị tố trung tâm là “dắt”, còn “Chút” là bị thể.

- Vai công cụ:

(118) Nếu cậu xếp hàng rào bằng bằng cái thanh này//thì gió đến ý//

đổ rầm lên cầu trượt chả chơi (Trẻ chơi ở góc Xây dựng)

Trong vai công cụ nét nghĩa chủ yếu là [+vật] bởi nó chỉ công cụ chủ yếu để thực hiện hành động. Trong ví dụ (118) trên, vai công cụ là “cái thanh này” (trẻ chỉ vào các thanh gỗ nhỏ).

- Vai địa điểm, vị trí: Vai nghĩa này chỉ nơi chốn của sự tình, vị trí tồn tại của sự vật, đích đến của một chuyển động.

(119) Anh Vũ: Sao cậu lấy hết sỏi của tớ?

Phát Triệu: Tớ sẽ đặt những viên sỏi này trên đường đi với lại hồ bơi. (Trẻ chơi xây công viên ở góc Xây dựng).

(120) Cậu di màu vào chỗ biển này đi//không thì hết giờ mất (Trẻ chơi ở góc Tạo hình).

Ở ví dụ (119), vai nghĩa đã cụ thể hóa yếu tố vị trí, hướng (đường đi, hồ bơi). Ở ví dụ (120), trong cú thứ thứ nhất có vị tố trung tâm là “di màu”, tác thể là “cậu” và đích của hành động di màu là “vào chỗ biển này đi”. Như vậy, nét nghĩa của vai nghĩa này thường là [+vật], [+vị trí].

- Vai kẻ cùng hành động: Đây là vai nghĩa chỉ những thực thể kết hợp với chủ thể để cùng thực hiện một hành động nào đó. Ví dụ:

(121) Tớ là siêu rô bốt vô địch//sẽ lắp với chiến cơ bò xám và siêu nhân màu hồng//tiêu diệt hết những đứa lười ăn.

Trong tổ hợp cú trên, mặc dù cú thứ hai thiếu thành phần chủ ngữ nhưng chúng ta có thể ngầm hiểu là trẻ sẽ lắp siêu rô bốt với chiến cơ bò xám và siêu nhân hồng. Chính “chiến cơ bò xám” và “siêu nhân hồng” là vai kẻ cùng hành động. Vai nghĩa này có nét nghĩa đặc trưng là [+người], [+vật]. Nó thường được kết nối với vị tố bằng từ “cho”, “cùng”.

- Vai chủ sở hữu: Chỉ sở hữu của sự vật. Ví dụ:

(122) Mà nắng to thế này// ra sân chơi// thì em dế của tớ bị đơ đơ luôn. Trong ví dụ trên, ở sự tình thứ ba có một chủ sở hữu: (của) “tớ”. Vai nghĩa này cũng có nét nghĩa đặc trưng là [+người], [+ vật].

- Vai thời điểm, thời lượng: Đây là vai nghĩa chỉ thời gian, thời điểm của sự tình. Ví dụ:

(123) Đã bảo ngày mai trả// thì phải nhớ đấy nhé. (Trẻ nhắc bạn khi bạn mượn đồ chơi).

(124) Từ sáng đến giờ, chị Lan/ toàn cho/ con ăn bim bim cá với kẹo dẻo nhé.

Mỗi tổ hợp cú trên đều có yếu tố đảm nhận chức năng vai nghĩa thời điểm, thời lượng. Vai nghĩa này có thể xuất hiện ở các loại sự tình.

Như vậy, trong số các vai nghĩa, thì tác thể có tần suất xuất hiện nhiều nhất, rồi đến tiếp thể và các vai nghĩa khác. Vai lực tự nhiên có tần suất xuất hiện ít nhất.

Một phần của tài liệu Khảo sát việc sử dụng các tổ hợp cú trong ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội (Trang 53 - 57)