Môn vă nở nhà trờng THPT

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HÌNH THÀNH THÓI QUEN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Trang 30 - 35)

Tự học trong môn văn và việc hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua bài học

2.1.1. Môn vă nở nhà trờng THPT

Từ trớc tới nay, môn văn vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong dạy và học ở trờng THPT. Đây là bộ môn chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng về văn hoá, cuộc sống, t tởng, tâm hồn con ngời. Văn học có khả năng đặc biệt trong việc tác động sâu sắc, lâu bền tới đời sống tâm hồn, trí tuệ bạn đọc. GS Phan Trọng Luận đã khẳng định: “Khoa học kĩ thuật càng phát triển thì nhu cầu về đời sống tinh thần càng mạnh mẽ, phong phú, đa dạng. Còn cuộc sống tinh thần của con ngời, còn có nhu cầu thẩm mĩ, tình cảm thì văn học nghệ thuật sẽ mãi bất tử.” [12; tr.38]. Bản chất của học văn là để phát triển tâm hồn, t tởng, tình cảm cho HS, giúp HS hiểu về cái đúng, cái đẹp. “Nhạy cảm trớc cái đẹp của thiên nhiên, của con ngời, của cuộc đời gắn liền với ý thức và khát vọng vơn lên cái đẹp, cái cao thợng, bảo vệ và sáng tạo cái đẹp.”. Do vậy, học văn là để nhận thức rõ hơn về thế giới bên ngoài, xã hội, con ngời, qua đó nhận thức rõ hơn về chính bản thân mình. Mục đích cao nhất của học văn không chỉ là thông báo kiến thức mà là tìm những phơng hớng để HS giải quyết các vấn đề trong “bài toán cuộc đời” của mình. Khi đã nhận ra và biết áp dụng những tri thức phong phú của môn văn, thế giới tinh thần và trí tuệ của HS sẽ trở nên phong phú, giàu có, sâu sắc, tinh tế hơn. Quả thực, học văn là học sống, học làm ngời, học mở mang trí tuệ nhân cách. Môn văn còn cung cấp cho HS những hiểu biết có hệ thống về lịch sử văn học, lí luận văn học. Đây là những tri thức quan trọng giúp HS cảm thụ văn chơng và các bộ môn nghệ thuật khác

sâu sắc hơn. Học văn cũng không phải chỉ để nắm lí thuyết mà còn để phát triển năng lực thực hành trong thực tiễn. Đó là năng lực sử dụng ngôn ngữ chuẩn xác, hình ảnh, đạt hiệu quả giao tiếp cao, năng lực cảm thụ nghệ thuật, năng lực vận dụng trong xử thế cuộc sống. Qua đây, ta có thể khẳng định: học văn có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của HS. Cần có một cách dạy và học văn phù hợp để những ý nghĩa đó thực sự tác động sâu sắc vào HS.

Môn văn trong nhà trờng có hai mặt. Đây là môn học vừa có tính nghệ thuật ngôn từ vừa mang tính chất môn học. Đặc trng thứ nhất là đặc trng quan trọng nhất, giúp phân biệt môn văn với các môn học khác. Việc dạy và học văn chịu sự chi phối của phơng thức phản ánh bằng hình tợng ngôn ngữ đợc thể hiện qua sự sáng tạo của nhà văn. Nhng môn văn cũng là một môn học nằm trong chơng trình văn hoá cơ bản ở trờng THPT. Nó cung cấp cho HS tri thức và kĩ năng nhất định. Mục đích giáo dục của môn văn là tạo đợc sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn trí tuệ cho HS. Nó phải chịu sự chi phối của mục tiêu giáo dục.

2.1.2. Đặc điểm tự học trong môn văn.

2.1.2.1. Học sinh là bạn đọc sáng tạo

Vấn đề cần đợc nói ở đây là vị trí của HS trong quá trình tiếp nhận văn chơng. Chính điều này cũng nói lên đặc điểm riêng biệt của môn văn. Khác với các môn khoa học khác, văn chơng cần mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhân tố: bạn đọc - tác giả - văn chơng - cuộc sống. Tác giả “nhào nặn đứa con tinh thần” của mình từ việc chiêm nghiệm đời sống. Bạn đọc tiếp nhận tác phẩm một cách sáng tạo bằng kinh nghiệm cảm thụ của mình, sau đó lại đem những gì lĩnh hội đợc áp dụng vào cuộc sống. Mối quan hệ giữa bạn đọc với văn chơng là mối quan hệ hữu cơ. Không có sự nối mạch giữa cá tính của nhà văn với từng cá tính HS thì không có đợc hiệu quả học văn. Tính nghệ thuật, độc đáo của văn chơng còn quy định cả đặc điểm chủ quan trong tiếp nhận môn văn. Bạn đọc tiếp nhận tác phẩm với chủ quan của mình, với sự lựa chọn nhất định, vì thế tác phẩm tồn tại trong tâm trí bạn đọc không hoàn toàn giống nhau. Yêu cầu cá tính hoá đợc đặc biệt chú trọng nh một quy luật đặc trng của hoạt động tiếp nhận văn ch- ơng. Nếu không nh vậy, học văn chỉ là giả tạo. Tính chủ quan này đã làm phong phú thêm giá trị tác phẩm. Bạn đọc không phải đối tợng tiếp nhận thụ động mà chính là ng-

ời đồng sáng tạo với tác giả. Bạn đọc cũng trở thành một nghệ sĩ trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn chơng.

Vì vậy, trong học văn, HS phải chú ý tới năng lực cảm thụ sáng tạo của mình, phải biến mình thành chủ thể cảm thụ trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn chơng. Tác phẩm từ chỗ là tiếng nói nội tâm của nhà văn sẽ trở thành vấn đề nội tâm của HS. Cảm thụ văn chơng là hoạt động tự giác, là sự vận động của nhiều năng lực chủ quan của con ngời. Cảm thụ văn chơng là một hoạt động sáng tạo, một quá trình tích cực vận động vốn sống và những năng lực t duy ở HS. Cảm thụ văn chơng là một hoạt động tinh thần có quy luật riêng do đặc thù của đối tợng cảm thụ quy định. HS phải vận dụng nhiều năng lực nhận thức của bản thân để tiếp nhận một đối tợng thẩm mĩ, biến nó thành tài sản của mình. Sự ngăn cách giữa nhà văn và HS càng ít thì quá trình cảm thụ càng nhanh, càng sâu sắc. Tự học trong môn văn chính là việc “huy động một cách có cơ sở khoa học phù hợp với quy luật cảm thụ văn học những năng lực chủ quan của bản thân HS để HS chủ động tích cực hứng thú tham gia vào quá trình dạy và học văn, do đó tạo đợc một hiệu quả toàn diện về t tởng, thẩm mĩ, về hiểu biết và kĩ năng, về văn học và nhân cách” [12; tr.132].

Để phát huy đợc năng lực cảm thụ sáng tạo trong học văn, HS phải đọc nhiều. ở

phạm vi nhỏ, HS phải đọc nhiều lần tác phẩm hoặc văn bản văn chơng để cảm thấu mặt hình thức và nội dung tác phẩm hoặc văn bản. ở phạm vi rộng hơn, HS nên đọc nhiều sách về văn học và các tài liệu liên quan để bổ sung vốn tri thức văn học cho bản thân. Đọc sách phải đi kèm liên tởng, tởng tợng. Sức hoạt động của liên tởng càng mạnh bao nhiêu thì sức cảm thụ càng sâu, càng nhạy bén bấy nhiêu. Liên tởng là đầu mối của những rung động thẩm mĩ, của những xúc cảm nghệ thuật. HS còn phải có óc tởng tợng trong việc dựng lại cảnh đời, con ngời, cảnh vật trong tác phẩm. Cần phải đa các hiện t- ợng thực tế thông qua óc tởng tợng của mình truyền cho nó một sức sống mới. Mức độ tởng tợng cao nhất là HS dựng lại đợc cuộc sống trong sách nh cảnh sống thực với những con ngời đi đứng, nói năng với những cảnh đời sinh động. Đó là cách sáng tạo của nghệ sĩ nhng cũng là cách đọc sách sáng tạo. Để phát huy năng lực cảm thụ, HS không chỉ đọc sáng tạo mà còn phải biết tham gia vào nhiều hoạt động xã hội để nâng cao kinh nghiệm sống của bản thân. Tiêu chuẩn này cần thời gian từ từ. Càng trởng

thành kinh nghiệm của HS sẽ càng đầy đủ hơn. Trong thời gian học tập tại trờng, HS có thể tham gia vào những hoạt động của nhà trờng, quan sát cuộc sống xung quanh, lao động vừa sức, tham quan,..Những việc tởng nhỏ này nhng sẽ giúp HS trởng thành, độc lập hơn trong cuộc sống và trong cảm thụ văn chơng.

Tự học văn còn là biết vận dụng những gì lĩnh hội đợc ở văn vào việc nâng cao chất “ngời” của bản thân. “Không thể đào tạo đợc những HS phát triển về văn học mà bản thân ngời đó cha có đợc một sự chuyển biến, chuyển hoá nào về chất lợng và giới hạn t tởng, tình cảm.” [12; tr.131]. HS giỏi văn cũng là ngời biết sống nhân hậu hơn, đẹp hơn. Đây là sự vận dụng quan trọng nhất của môn văn vào cuộc sống. Ngoài ra, trong quá trình học văn, HS cũng phải rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ thành thạo, đạt hiệu quả giao tiếp cao. Thủ tớng Phạm Văn Đồng đã căn dặn: “Tôi nghĩ rằng mục đích của dạy văn là phải rèn luyện cho HS có ý thức, từ đó có cố gắng rồi có khả năng tự mình suy nghĩ, suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu về những điều mình muốn viết và lúc nói lúc viết phải diễn tả của mình làm sao cho trung thành, sáng sủa, chặt chẽ, chính xác và hay”. Làm tốt những điều này thì tự học văn mới có ý nghĩa.

2.1.2.2. Tự học văn trong quan hệ với dạy học văn

Điều phân biệt học văn với các môn khác chính là ở sự cảm thụ sáng tạo của HS . Nhng muốn rõ đặc điểm tự học môn văn ta còn phải phân biệt sự cảm thụ văn học ngoài xã hội và cảm thụ trong nhà trờng. Cảm thụ trong nhà trờng không còn đợc tự do nh ngoài xã hội. Nó còn chịu ảnh hởng của nhiều nhân tố khác nhau nh: mục tiêu giáo dục, định hớng của nhà trờng, ngời GV,...Tác phẩm trong nhà trờng đến với HS không hoàn toàn giữ nguyên những quan hệ vốn có với bạn đọc nói chung. Văn chơng trong SGK chịu sự lựa chọn của ngời soạn sách, của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Nhiều tác phẩm hay không thể đa vào. Có những tác phẩm không có điều kiện giữ nguyên vẹn khi biên soạn. Tự học văn trong nhà trờng đã phần nào bị chi phối bởi mục tiêu giáo dục. Nó phải hớng theo vấn đề mà ngời soạn sách đa ra. Tác phẩm văn chơng trong nhà trờng không chỉ là một phơng tiện nhận thức mà còn là một đối tợng thẩm mĩ, là cơ sở hình thành kiến thức văn học và là công cụ giáo dục đặc biệt giúp HS phát triển toàn diện về nhân cách. Bởi thế, tự học văn cũng có định hớng, hệ thống, kế hoạch rõ ràng hơn. Nếu ngoài xã hội, HS chỉ cảm thụ suy đoán về văn chơng thì ở trong nhà trờng HS đợc sự

định hớng của các nhân tố lịch sử. Tác phẩm đạt trong hệ thống lịch sử chặt chẽ. Ngoài việc tiếp thu kiến thức về tác phẩm, HS còn đợc hiểu thêm về tác giả, quá trình sáng tác - tiếp nhận tác phẩm, kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học, ngôn ngữ. Điều này giúp quá trình tiếp thu kiến thức sâu sắc hơn.

Cảm thụ văn của HS còn chịu ảnh hởng sâu sắc từ GV. Nếu ở trên, ta đã nói tới mối quan hệ hữu cơ của HS và nhà văn thì ở đây ta xem xét mối quan hệ chặt chẽ của GV và HS. Khi tiếp cận tác phẩm văn chơng hoặc kiến thức văn học, HS không thể hiểu rõ ràng ngay mà cần có sự hớng dẫn của GV. Cảm thụ của GV làm cơ sở cho sự cảm thụ sáng tạo của HS. GV là ngời nhạc trởng điều khiển cho mọi nhạc công HS sử dụng nhạc cụ của mình. GV là ngời thắp lên ngọn lửa tiềm ẩn ở HS. GV là ngời luôn đi sát quá trình HS cảm thụ tác phẩm. Sức mạnh của tác phẩm văn chơng đợc nhân lên bởi tài hoa của ngời GV. HS sẽ chuyển hoá thành cảm thụ của bản thân qua việc tiếp thu h- ớng dẫn của GV cùng sự tìm tòi, sáng tạo của bản thân và có sự hồi đáp để GV, nhà văn có sự điều chỉnh thích hợp. GV và HS cùng hợp tác, bình đẳng trong việc tìm kiếm vẻ đẹp văn chơng.

Nh vậy, việc tự học của HS nằm trong cơ chế phối hợp hài hoà, cân đối nhà văn – GV - HS. Có thể mô hình hoá theo sơ đồ sau [12; tr.59].

Nhà văn

Học sinh Giáo viên

Tự học văn của HS không cô đơn mà đợc sự trợ giúp của nhiều nhân tố. Để các nhân tố này thực sự giúp HS trong quá trình tự học, ta vẫn phải coi cảm thụ sáng tạo của HS là quan trọng nhất. GV và nhà văn chỉ là định hớng. Cơ chế dạy và học văn chỉ hoạt động thực sự khi có sự tham gia của HS dới sự hớng dẫn của GV.

1. Học sinh phải là bạn đọc sáng tạo, là một nhân tố tích cực trong việc cảm thụ văn chơng. Tự học văn công nhận tính chủ quan trong việc cảm thụ. Càng thông qua kinh nghiệm sống và cảm xúc cá nhân thì cảm thụ càng sâu sắc.

2. Học sinh phải đảm bảo mối quan hệ qua lại với GV và nhà văn. Cảm thụ văn chơng phải có định hớng, kế hoạch theo tiêu chí giáo dục. Trong đó, chú trọng tới cả tính tập thể của cảm xúc.

Hai yếu tố này có vẻ mâu thuẫn nhau nhng thực tế nó là hai mặt gắn bó của tự học trong môn văn. Có mâu thuẫn mới có động lực để dạy và học văn tốt hơn. Đảm bảo đợc hai yếu tố này HS đã đi đúng hớng của tự học văn ở nhà trờng.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HÌNH THÀNH THÓI QUEN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w