Tổ chức HS làm việc theo nhóm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HÌNH THÀNH THÓI QUEN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Trang 47 - 50)

Tự học trong môn văn và việc hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua bài học

2.3.4. Tổ chức HS làm việc theo nhóm

2.3.4.1. Mô tả biện pháp

Nh bản thân tiêu đề đã ngụ ý, thực chất biện pháp này là để HS bàn bạc, trao đổi trong nhóm.

Ngời xa đã nói: “Học thầy không tày học bạn”. Học hỏi từ bạn bè là công việc không thể bỏ qua. Tạo thành các nhóm học tập có lợi cho tất cả các thành viên trong nhóm. Nhóm sẽ giúp các thành viên giải quyết những khó khăn đặt ra và chia sẻ, động viên lẫn nhau. Không khí học tập của nhóm là môi trờng giúp HS ham học hơn. Làm việc theo nhóm nhằm giúp HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức để giải quyết một vấn đề liên quan đến nội dung bài học. Nhờ đó, kiến thức của HS sẽ giảm bớt phần chủ quan, phiến diện, tăng tính khách quan khoa học. HS cũng tiếp thu kiến thức sâu sắc, bền vững, nhanh hơn do đợc giao lu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm.

2.4.2.2. Cách tiến hành

Tại lớp, thay vì thuyết giảng hay gọi vài HS trả lời, GV nên tổ chức lớp thành các nhóm để các em thảo luận về bài học. Hình thức này rất phù hợp với dạy học tác

phẩm tự sự. Muốn tiến hành hình thức này, GV phải quy định các nhóm, phân theo bàn, tổ hoặc dãy. Bài học đợc chia thành nhiều vấn đề nhỏ, phân cho mỗi nhóm thảo luận một vấn đề. Cần quy định rõ thời gian thảo luận và trình bày kết quả thảo luận cho các nhóm. Sau khi thảo luận, nhóm đa ra đáp án. Đáp án của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau. Kết quả thảo luận có thể đợc trình bày dới nhiều hình thức: bằng lời, đóng vai, viết,...;có thể do một ngời thay mặt nhóm trình bày, có thể do nhiều ngời trình bày, mỗi ngời một đoạn. Các nhóm khác bổ sung. GV nhận xét đáp án của nhóm, giải đáp các vấn đề, tổng kết.

Trong suốt buổi thảo luận nhóm, GV cần đi vòng quanh các nhóm và lắng nghe ý kiến của HS. Thỉnh thoảng, GV có thể xen vào lời bình luận của mình, nhất là với những nhóm hay tranh cãi. Động viên kịp thời những nhóm trầm hoặc cha giải quyết đ- ợc vấn đề.

Để tạo thói quen thảo luận cho các nhóm, GV đa ra các vấn đề để các em thảo luận ngoài giờ và sẽ giải đáp vào lúc khác. GV có thể kích thích sự hoài nghi có căn cứ để HS xác lập mối quan hệ mới nhằm mở rộng, đi sâu vào giá trị tác phẩm. Có những tác phẩm nội dung và hình thức không ăn khớp, nên khuyến khích HS phát hiện mâu thuẫn bên ngoài giữa nội dung và hình thức, từ đó tập hợp t liệu để tổng hợp nhận định còn hoài nghi. Ngoài ra, GV nên giới thiệu vấn đề đang tranh luận trên báo, tạp chí và giới thiệu tổng quát lịch sử tiếp nhận tác phẩm để các nhóm HS tranh luận.

Có thể xây dựng những đôi bạn cùng tiến để cùng giúp đỡ nhau học tập, trong đó mỗi HS có một u thế và hạn chế khác nhau. Nên kết hợp những HS yếu với HS khá hơn, mục đích chính để dìu dắt HS yếu. Điều này cũng góp phần tạo nên tình bạn thân thiết giữa các HS. Thực tế, trong nhiều năm qua, nhiều trờng đã áp dụng hình thức này và đạt đợc kết quả tốt đẹp.

GV có thể xây dựng những nhóm nhỏ làm việc với cờng độ mạnh. Nhóm có khoảng 4-5 ngời. Thời gian học nhóm thờng trớc các kì thi. Mỗi thành viên trong nhóm phải chuẩn bị đề cơng bài học, mỗi ngời một phần nh: tóm tắt tác phẩm, phân tích nhân vật, chủ đề, t tởng, đặc sắc hình thức của tác phẩm. Sau đó, gặp nhau cùng thảo luận và trao đổi. Muốn đạt hiệu quả cao nhất, các thành viên phải tự nguyện học tập, có động cơ thúc đẩy mạnh cho mục tiêu chung.

“Dạy cũng là một cách học”. Việc HS chuẩn bị bài dạy và trực tiếp giảng giúp lĩnh hội kiến thức sâu sắc và lâu hơn. áp dụng hình thức này, các thành viên trong nhóm sẽ thay phiên nhau giảng bài. Bài giảng là ôn tập bài cũ, vấn đề khó ch a rõ, là một chuyên đề hay kiến thức liên quan. Các thành viên khác bổ sung kiến thức và đặt câu hỏi chất vấn. Xa hơn, cho đại diện các nhóm giảng bài trớc toàn thể lớp. Với HS khá giỏi, GV mạnh dạn để các em quản lí cả tiết dạy, ngoài ôn bài cũ có thể giảng cả bài mới. Với HS khác, khuyến khích các em thuyết trình về một phần của bài học hoặc các vấn đề GV đa ra. Điều này làm thay đổi không khí học tập trong lớp. Từ sự thụ động, nhàm chán chuyển sang chủ động, sôi nổi. Nhng không nên lạm dụng. Nếu tiến hành hoạt động này thờng xuyên cũng sinh ra nhàm chán. Tuỳ từng bài mà nhóm HS có thể tham gia giảng. Trớc khi giảng phải thông qua GV.

Nên có một “tủ sách” trong các nhóm học tập. Mỗi ngời trong nhóm chắc chắn đều có sách tham khảo hoặc các phơng tiện học tập. Các em có thể chia sẻ cho nhau để giúp việc học tốt hơn. GV nên khuyến khích HS trao đổi t liệu cho nhau, nhất là văn bản các tác phẩm tự sự hiện đại. T liệu này rất bổ ích cho việc cảm thụ văn đồng thời cũng dễ kiếm.

Trong hoạt động xêmina, thuyết trình hay ngoại khoá cũng nên tổ chức hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm đảm trách một việc. Điều đó làm tăng tính đoàn kết trong HS. Những hoạt động này đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, thờng phải thực hiện ở nhà. GV hớng dẫn nhóm bầu một trởng nhóm lo quản lí công việc chung. Nhóm trởng thay mặt GV phân công công việc cụ thể cho từng thành viên. Nhóm trởng sẽ điều khiển dòng thảo luận hay thuyết trình của nhóm, gọi các thành viên lên phát biểu, chuyển sang câu hỏi khác khi phù hợp để đảm bảo mọi thành viên đều đợc hoạt động. Trong một số trờng hợp, nhóm cần một ngời ghi biên bản để ghi lại những điểm chính của cuộc thảo luận. HS cần đợc luân phiên nhau làm nhóm trởng và th kí và luân phiên nhau đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Điều quan trọng trong hoạt động nhóm là sự đồng nhất về mục đích học tập, sự nghiêm túc trong hoạt động, tinh thần đoàn kết và dân chủ cao. GV quán triệt với các nhóm nguyên tắc làm việc sau: mọi ý kiến của các thành viên trong nhóm đều đợc tôn trọng; ai cũng phải làm việc, đa ra ý kiến, không có trờng hợp ngồi chơi. Nhóm ra đời

để giúp không khí học tập trong lớp có sự cộng tác lẫn nhau, chứ không phải để làm HS phụ thuộc đi. Cần tạo một bầu không khí tin tởng, ủng hộ, hợp tác cao với các mục tiêu trong tập thể lớp học. Không để xảy ra những mâu thuẫn, tranh cãi lớn. Giảm áp lực cho HS bằng thái độ thân thiện, cởi mở, tôn trọng giữa GV và HS, HS và HS. GV nên khen trớc lớp những nhóm nghiêm túc, có tinh thần đoàn kết cao; giúp HS giải quyết mâu thuẫn tồn tại trong các nhóm. Với “sản phẩm tinh thần” của nhóm, nhất thiết GV phải tôn trọng, thận trọng trong đánh giá vì nó ảnh hởng tới cả nhóm. Mục tiêu là xây dựng môi trờng học tập vui, dễ dàng, thú vị, tích cực. Dần dần, qua đó, HS sẽ phát huy đợc năng lực tự học.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HÌNH THÀNH THÓI QUEN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w