0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt và phân tích tác phẩm tự sự

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HÌNH THÀNH THÓI QUEN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Trang 41 -45 )

Tự học trong môn văn và việc hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua bài học

2.3.2. Rèn kĩ năng đọc, tóm tắt và phân tích tác phẩm tự sự

2.3.2.1. Mô tả biện pháp

Muốn HS hình thành thói quen tự học, GV phải rèn cho HS những kĩ năng tự học cơ bản, trong đó có: đọc, tóm tắt, phân tích tác phẩm.

Tự đọc tác phẩm là phơng tiện quan trọng của tự học văn. Hớng dẫn HS tự đọc tác phẩm, SGK, tài liệu bổ sung có nghĩa là chúng ta đã giúp đỡ các em tự lĩnh hội, mở rộng kiến thức. Tự đọc phải đi kèm với kĩ năng tự tóm tắt tác phẩm. Thờng các tác

phẩm tự sự rất dài. Có tóm tắt lại mới hiểu đợc nội dung chính tác giả muốn truyền đạt. Tóm tắt là thu gọn lại nhng phải theo từng phần, mỗi phần luôn thể hiện đợc tính cô đọng nhất về nội dung. Kĩ năng đọc và tóm tắt còn có thể áp dụng với các tài liệu liên quan để mở rộng kiến thức cho HS. Hai bớc trên là tiền đề để thực hiện bớc thứ 3: phân tích tác phẩm. Phân tích là cách thức nghiên cứu chi tiết, các mặt riêng biệt, những mặt riêng lẻ của tác phẩm văn chơng nhằm mục đích phát hiện mối tơng quan giữa chúng để đạt tới sự nhận thức chung sâu sắc hơn. Để chiếm lĩnh vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình t- ợng và hiểu t tởng của tác giả đòi hỏi HS phải cắt nghĩa, phân tích, khái quát hoá tác phẩm. Thực hiện đợc 3 bớc trên có nghĩa HS đã hoàn thành quá trình tìm hiểu tác phẩm tự sự.

Tuy nhiên, dễ nhận thấy một thực trạng: HS ít chịu đọc sách. Đọc tác phẩm cha thành một nhu cầu với các em, nó chỉ dừng lại ở mức độ bắt buộc khi có yêu cầu của GV. Trong quá trình đọc, HS cũng cha biết tóm tắt, cha có khả năng phân tích những điều đã đọc. Chính vì vậy, cần rèn thói quen và các kĩ năng đọc, tóm tắt và phân tích tác phẩm cho HS.

2.3.2.2. Cách tiến hành

Bớc 1: Rèn kĩ năng đọc cho HS

GV nên định hớng mục tiêu đọc sách cho HS. Đọc tác phẩm và tài liệu liên quan không phải là đọc tràn lan về số lợng mà cần có mục đích cụ thể. Mục đích gần là đọc để lĩnh hội bài giảng trên lớp, để bổ sung kiến thức làm bài thi, bài thảo luận,...Mục đích xa là tích luỹ kiến thức phục vụ cho việc học ở cấp cao hơn. Trớc khi yêu cầu HS đọc sách, GV hãy nêu mục tiêu đọc cụ thể. Việc này giúp HS đọc tích cực và có lựa chọn hơn.

GV định hớng việc chọn sách tham khảo cho HS. Không nên để HS phí thời gian vào các loại sách vô bổ. Hãy định hớng cho HS đọc mở rộng thêm các tác phẩm của các tác giả đã học, đọc thêm các tài liệu chính thống liên quan tới chơng trình học. GV có thể giới thiệu một số sách cần thiết, không nên quá nhiều. Chọn sách của nhà xuất bản Giáo dục là giải pháp an toàn nhất.

GV phải hớng dẫn HS cách đọc sách. Đây là việc quan trọng nhất, bởi không có phơng pháp đọc thì có một kho sách cũng là vô ích. Đọc sách và tác phẩm tự sự phải tuân theo 5 chiến lợc sau [3; tr.29] :

• Phải tập trung t tởng và có chủ định khi đọc

• Biết tìm và phát hiện những ý tởng chủ đạo, cốt lõi, những điều quan trọng của bài học. Gạch dới những ý, những câu cần thiết nhất

• Biết ghi chép, tóm tắt những điều quan trọng nhất theo ý mình.

• Biết tự xác lập một hình ảnh trong tâm trí (dàn bài, sơ đồ, mối liên hệ,...) để dễ ghi nhớ và vận dụng sau này.

• Biết tự đặt câu hỏi về nội dung bài. Đọc có 3 giai đoạn sau:

• Giai đoạn 1: Đọc lần thứ nhất để bao quát nội dung tác phẩm. Không nên vội đi sâu vào chi tiết. Cố gắng phát hiện ra điều quan trọng nhất. Trong tác phẩm tự sự, đó là cốt truyện, t tởng của tác giả.

• Giai đoạn 2: Đọc chi tiết, đọc sâu hơn để hiểu rõ hơn tác phẩm: chủ đề, t t- ởng, chi tiết nghệ thuật,...Biết chia nhỏ nội dung tác phẩm ra nhiều phần, xác định đợc bố cục của chúng. Lập đợc bản tóm tắt về tác phẩm. Biết thắc mắc, đặt câu hỏi và chất vấn văn bản.

• Giai đoạn 3: Đọc lần 3 để tổng hợp và ghi nhớ các thông tin.

GV cũng phải cho HS thấy mình luôn quan tâm tới hoạt động đọc sách của các em. GV cần khích lệ, động viên đọc nhiều. Đồng thời cũng cần hớng dẫn HS thay đổi hình thức đọc linh hoạt. HS không chỉ đọc trên lớp mà cả trớc và sau khi lên lớp, đọc không chỉ để biết mà còn để hiểu, để củng cố. Dần dần, HS sẽ hình thành đợc thói quen đọc sách. Kiến thức các em tìm kiếm sẽ không dừng lại ở văn bản tác phẩm mà mở rộng ra tài liệu khác, cuối cùng các em sẽ tự mình tìm đến những kiến thức rộng hơn, cao hơn ở các th viện lớn.

Bớc 2: Rèn kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự

HS cần nắm vững nội dung văn bản cần tóm tắt một cách tổng quan qua việc đọc kĩ. Từ đó, xác định nội dung trọng tâm của văn bản, không đợc sa đà vào những

chi tiết vụn vặt mà bỏ qua những ý chủ yếu. Với tác phẩm tự sự, HS phải chia đợc bố cục văn bản, xác định cốt truyện, nhân vật, tóm tắt theo từng phần, đi từ ý lớn tới ý nhỏ.

Tiếp theo, hớng dẫn HS xây dựng dàn ý tóm tắt bằng ngôn ngữ của bản thân. Cần diễn đạt ý thật ngắn gọn, dễ hiểu. Nếu trong trờng hợp tác giả đã diễn đạt ý rõ ràng và ngắn gọn rồi thì nên mợn ngay cách phát biểu đó ghi vào bản tóm tắt. Tóm tắt một tác phẩm tự sự có thể theo các con đờng nh sau: theo diễn biến sự kiện trong tác phẩm, theo nhân vật, theo tác giả hoặc theo chủ đề tác phẩm.

Bớc 3: Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm tự sự

Đây là bớc quan trọng và khó khăn nhất khi tìm hiểu một tác phẩm văn chơng. GV định hớng cách phân tích qua các bài giảng của mình, khuyến khích HS nêu ý kiến về tác phẩm, đồng thời truyền đạt cho HS phơng pháp chung để phân tích tác phẩm. Muốn phân tích tốt, GV cố gắng huy động vốn sống của HS về chủ đề tác phẩm, khơi gợi những liên tởng, tởng tợng phong phú trong HS. Nhờ đó, sự cảm thụ của HS sẽ rộng mở hơn. Tiếp đó, tìm hiểu sâu văn bản tác phẩm. GV giúp HS phát hiện, định hình đợc những tình tiết chính của tác phẩm, thống kê các tình huống, chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm. Lu ý HS chú trọng tới các biểu tợng văn học và giá trị truyền cảm của nó trong việc làm phong phú

nội dung tác phẩm.

Hớng dẫn HS tìm hiểu nghĩa trực tiếp của tác phẩm, nghĩa sâu, ẩn chứa sau câu chữ. Giải đáp câu hỏi: nhà văn định nói gì với ta qua hệ thống ngôn từ. Từ đó dần đi vào xác định t tởng tác phẩm. Quá trình này diễn ra tuân theo quy luật nhận thức của HS: từ thấp đến cao, từ bộ phận tới chỉnh thể, từ nông tới sâu. Sau khi hiểu sơ qua về t tởng tác phẩm, ta “trở lại soi sáng cho việc lựa chọn bình giá những hình ảnh, sự việc, những thủ pháp nghệ thuật đắt nhất đợc nội dung hoá cao nhất.” [12; tr140]. Qua đó, ta càng hiểu rõ hơn về t tởng của tác phẩm.

Phân tích tác phẩm tự sự không tách rời việc tìm hiểu nhân vật. Trong tác phẩm tự sự, đó là nhân vật tính cách, có cả số phận và tâm trạng. GV giúp HS tìm hiểu rõ nhân vật trung tâm: ngoại hình, lai lịch, số phận, cuộc đời, hành động, tính cách. Từ đó, rút ra t tởng và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.

Cuối cùng, HS phải đánh giá tác phẩm qua việc khái quát nên đặc điểm chung của tác phẩm, so sánh với các tác phẩm khác để tìm ra nét chung và nét riêng biệt của nó. Hoạt động đánh giá gắn liền với quan niệm thẩm mĩ, ý thức lịch sử về văn học, kinh nghiệm nghệ thuật cá nhân, giá trị nội dung và hình thức tác phẩm. HS không phải bao giờ cũng nhận xét, đánh giá đúng đắn về giá trị t tởng và nghệ thuật của tác phẩm. Vì vậy, GV phải nắm đợc năng lực văn của HS để định hớng hoạt động đánh giá tác phẩm cho HS.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN HÌNH THÀNH THÓI QUEN TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA GIỜ HỌC TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG (Trang 41 -45 )

×